18/07/2024
MỤC TIÊU
Suy tim có suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
Nguyên nhân gây suy tim là do các bệnh về van tim như hở, hẹp các van (thường do thấp tim), các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về động mạch như hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch và các nguyên nhân như là cao huyết áp, các bệnh phổi mạn tính, viêm cơ tim do thấp, viêm tim toàn bộ, thiếu máu nặng, thiếu vitamin B, bệnh Basedow.
Suy tim được chia ra làm 4 độ, vối độ IV việc điều trị rất khó phục hồi vì suy tim đã ở giai đoạn cuối.
Nguyên tắc điều trị chung của suy tim là chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý tuỳ theo mức độ suy tim, trường hợp nặng phải nghỉ tại giường. Chế độ ăn uống ăn nhạt tuỳ theo mức độ suy tim thường lượng muối < lg/1 ngày, hạn chế uống nước, ăn thực đơn nhẹ nhàng. Cho thuốc chữa tim với đợt tấn công, đợt củng cố, ngừng thuốc khi nhịp tim dưới 70 lần /1 phút. Cho thuốc lợi niệu và cần phải bổ xung kali (với các thuốc lợi niệu tăng thải trừ Kali). Có thể thêm các thuốc kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm, cho thuốc an thần, và điều trị tích cực nguyên nhân suy tim. Suy tim là một hiện tượng bệnh lý được miêu tả trong phạm vi các chứng: Tâm quý, chính sung, khái suyễn, hư lao, thuỷ thũng... Căn bản là tâm và huyết mạch bất túc và cơ chế bệnh sinh tương đối phức tạp có thể trình bày như sau:
Phương pháp chữa: Tăng trương lực cơ tim (kiện tỳ vị vị tỳ chủ về cơ nhục), chống sung huyết (hoạt huyết), lợi niệu.
Bài thuốc:
Bài:
- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, điều trị suy tim theo y học hiện đại
- Trình bày được bệnh danh và cơ chế bệnh sinh của suy tim theo y học cổ truyền.
- Trình bày được triệu chứng, cách điều trị suy tim theo y học cổ truyền
Suy tim có suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
Nguyên nhân gây suy tim là do các bệnh về van tim như hở, hẹp các van (thường do thấp tim), các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về động mạch như hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch và các nguyên nhân như là cao huyết áp, các bệnh phổi mạn tính, viêm cơ tim do thấp, viêm tim toàn bộ, thiếu máu nặng, thiếu vitamin B, bệnh Basedow.
Suy tim được chia ra làm 4 độ, vối độ IV việc điều trị rất khó phục hồi vì suy tim đã ở giai đoạn cuối.
Nguyên tắc điều trị chung của suy tim là chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý tuỳ theo mức độ suy tim, trường hợp nặng phải nghỉ tại giường. Chế độ ăn uống ăn nhạt tuỳ theo mức độ suy tim thường lượng muối < lg/1 ngày, hạn chế uống nước, ăn thực đơn nhẹ nhàng. Cho thuốc chữa tim với đợt tấn công, đợt củng cố, ngừng thuốc khi nhịp tim dưới 70 lần /1 phút. Cho thuốc lợi niệu và cần phải bổ xung kali (với các thuốc lợi niệu tăng thải trừ Kali). Có thể thêm các thuốc kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm, cho thuốc an thần, và điều trị tích cực nguyên nhân suy tim. Suy tim là một hiện tượng bệnh lý được miêu tả trong phạm vi các chứng: Tâm quý, chính sung, khái suyễn, hư lao, thuỷ thũng... Căn bản là tâm và huyết mạch bất túc và cơ chế bệnh sinh tương đối phức tạp có thể trình bày như sau:
- Tâm huyết suy tổn, tâm khí không đầy đủ, khí âm đều hư, thuỷ ẩm, huyết ứ ngưng tại tâm, tâm bào lạc, xuất hiện chứng tim đập mạnh, loạn nhịp.
- Phế khí hư không túc giáng, thận hư không nạp được khí, khí nghịch lên trên xuất hiện chứng suyễn thở.
- Thuỷ thũng có liên quan đến phế, tỳ, thận và khí hoá của tam tiêu, tâm tỳ dương hư khí không chủ được thuỷ, thuỷ thấp của hạ tiêu tràn lên, xuất hiện chân phù thũng, tim hồi hộp, ăn ít, bụng trướng đầy. Thận dương hư thì thuỷ khí thịnh phù thũng từ eo lưng trở xuống, thận khí hư và cả bàng quang kém khí hoá nên lượng nước tiểu ít gây phù thũng.
- Tâm khí không đầy đủ nên khí huyết không thông dẫn tới huyết ứ, xuất hiện ngực sườn đau tức, môi tím, tay nhợt tím.
- Các thể bệnh
Phương pháp chữa: Tăng trương lực cơ tim (kiện tỳ vị vị tỳ chủ về cơ nhục), chống sung huyết (hoạt huyết), lợi niệu.
Bài thuốc:
Bài:
Đẳng sâm | 20g | Xuyên khung | Bài thuốc: Bài 1: Sinh mạch thang gia giảm: Đẳng sâm 20g Ngũ vị tử 20g Mạch môn 20g Cam thảo 6g Nếu có hiện tượng sung huyết gây khó thở, tức ngực thêm đào nhân 8g, hồng hoa 8g, đan sâm 16g. Nếu ho ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi sao đen 20g, trắc bách diệp 20g. Trong đó: + Đẳng sâm: Bổ phế khí + Mạch môn: Nhuận phế tả nhiệt + Ngũ vị tử: Liễm phế để thâu lại khi đã hao tán (liễm khí) + Cam thảo: Điều hoà, bổ khí Bài 2: Nếu khí huyết hư dùng bài :Sinh mạch thang, gia thêm:
Trong đó: + Đẳng sâm, bạch truật: Bổ ích khí + Thục địa, đương quy, bạch thược: Bổ huyết, dưỡng huyết + Đan sâm, hồng hoa: Hoạt huyết, hóa ứ + Phục linh, ý dĩ: Lợi thấp Châm cứu: Châm bổ các huyệt tâm du, tỳ du, phế du, thận du, túc tam lý, tam âm giao, nội quan...
* Phương pháp chữa: Ôn dương, hoạt huyết, lợi niệu. Bài thuốc: Chân vũ thang gia giảm:
Trong đó: + Phụ tử chế, nhục quế: Ôn dương, khu hàn. + Phục linh, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thuỷ. + Sa tiền tử: Lợi thuỷ. + Cam thảo: Kiện tỳ ích khí. + Đan sâm, đương quy: Hoạt huyết, dưỡng huyết. Châm cứu: Cứu các huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao, túc tam lý, tâm du, tỳ du, thận du.
|