Thuốc lý khí

25/12/2023
I-Đại cương
  1. Định nghĩa
  • Thuốc điều hòa phần khí trong cơ thể; làm cho khí huyết lưu thông, làm cho khoan khoái lồng ngực (khoan xung), giải uất, giảm đau
  • Nguyên nhân gây khí trệ:
    • Khí hậu không điều hòa
    • Ăn uống không điều độ
    • Tình chí uất kết
  • Đặc điểm thuốc: vị cay tính ấm, thơm, ráo
  1. Phân loại
  • Thuốc hành khí giải uất
  • Thuốc phá khí giáng nghịch
  • Thuốc thông khí khai khiếu
  1. Chú ý khi sử dụng
  • Do vị thuốc cay, ấm, thơm ráo nên dùng nhiều hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới tân dịch
  • Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân như:
    • Hàn ngưng khí trệ thì phối với thuốc ôn trung trừ hàn
    • Khí uất hóa hỏa thì phối hợp với thanh nhiệt tả hỏa
    • Tỳ vị hư nhược thì phối với kiện tỳ, ích khí…
  • Những người khí hư, chân âm kém phải thận trọng khi dùng các thuốc hành khí. Một số thuốc thể âm hư hỏa vượng không nên dùng
  • Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng với thuốc tả hạ để làm tăng tác dụng của thuốc
II-Thuốc hành khí giải uất
  1. Công dụng: hành khí giải uất làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết:
  • Khí trệ ở tỳ vị gây: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, táo bón, mót rặn, đầy bụng…
  • Can khí uất kết gây: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy bụng chậm tiêu…
  • Chữa chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó, đau nhức cơ nhục do khí trệ…
  1. Vị thuốc: Hương phụ, trần bì, thanh bì, sa nhân, mộc hương, ô dược
III-Thuốc phá khí giáng nghịch
  1. Tác dụng
  • Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không thuận
  • Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm vị
  • Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành khối cục
  1. Vị thuốc: chỉ thực, chỉ xác, hậu phác, đại phúc bì, thị đế, trầm hương,
IV-Thuốc thông khí khai khiếu
  1. Đặc điểm: mùi thơm, vị cay phát tán trừ đàm, tác dụng kích thích, thông các giác quan, khai khiếu trên cơ thể
  2. Tác dụng: trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp, đồng thời trấn tâm (điều hòa nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết
  3. Cách dùng:
  • Không dùng kéo dài (do tính chất phát tán, dễ gây tổn thương nguyên khí)
  • Thường phối hợp với nhiều loại thuốc như thuốc hóa đàm, thuốc bình can tức phong
  1. Vị thuốc: xương bồ, xạ hương, an tức hương, băng phiến
Zalo
favebook