Thuốc bổ

21/12/2023
I-Đại cương
  1. Định nghĩa: Thuốc chữa chứng trạng hư nhược của chính khí cơ thể do bẩm sinh, dinh dưỡng kém, hoặc do bệnh tật gây ra
  2. Phân loại: Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt: âm, dương, khí, huyết
  3. Cách dùng:
  • Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị có hồi phục mới phát huy được kết quả của thuốc bổ
  • Liều lượng:
    • Người có hư chứng lâu ngày, dùng thuốc bổ từ từ (liều nhỏ 6-12g/24h)
    • Nếu âm dương khí huyết mất đột ngột, dùng liều mạnh 40g/24h
  • Phối ngũ: để tăng tác dụng thường phối hợp
    • Bổ khí phối hợp bổ huyết
    • Bổ khí phối hợp với hành khí
    • Bổ huyết phối hợp với hành huyết
    • Thuốc bổ phối hợp với thuốc chữa bệnh (công bổ kiêm trị)
  • Sắc kỹ, lửa nhỏ cho ra hết hoạt chất
  1. Cấm kỵ
  • Dương hư, tỳ hư không dùng thuốc bổ âm, tính nê trệ. Khi cần thiết phải dùng cần phối hợp với hành khí, kiện tỳ.
  • Âm hư không dùng thuốc bổ dương, vì làm mất thêm tân dịch (bổ dương thì lại càng làm mất thăng bằng giữa âm và dương)
II-Thuốc bổ âm
  1. Định nghĩa
  • Chữa chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể giảm sút (âm hư), do tân dịch hao tổn, hư hỏa bốc lên gây miệng khô, họng đau, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón)
  • Phần âm (phế, vị, thận, tân dịch) khi hư nhược có các triệu chứng sau: thường có triệu chứng hư nhiệt, biểu hiện (người gầy da khô nóng, lòng bàn tay bàn chân nóng, có cảm giác nóng trong người (bốc hỏa), sốt về chiều hoặc đêm, đạo hãn, mất ngủ, di tinh di niệu, môi khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
    • Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, mồ hôi trộm…
    • Vị âm hư: Miệng khát, môi khô, loét miệng lưỡi, chảy máu chân răng, vật vã trằn trọc, táo bón, sốt nhẹ…
    • Thận âm hư: Đau nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, lòng bàn tay bàn chân nóng…
    • Tân dịch hao tổn: Da khô, lưỡi đỏ, rêu ít
    • Mạch tế sác
  1. Tác dụng
  • Chữa rối loạn thần kinh thể ức chế giảm: cao huyết áp, mất ngủ, di tinh, đau lưng ù tai…
  • Chữa rối loạn thần kinh thực vật do lao: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, đạo hãn…(lao phổi)
  • Chữa rối loạn chất tạo keo: Thấp khớp mãn, viêm khớp dạng thấp, nhức trong xương, hâm hấp sốt, khát nước…(thận âm hư)
  • Trẻ đái dầm, ra mồ hôi trộm, có cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh: viêm phế quản mãn, viêm BQ mãn, hen…
  • Chữa sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. YHCT cho rằng do thiếu tân dịch gây ra
  1. Cách dùng
  • Dựa vào sự quy kinh mà chọn thuốc thích hợp với triệu chứng lâm sàng
  • Phối ngũ:
    • Phối hợp thuốc hành khí, kiện tỳ (T.bì, B.truật) tránh nê trệ
    • Phối hợp với bổ khí, bổ huyết để tăng tác dụng
  1. Kiêng kỵ: dương hư, tỳ hư
  2. Các vị thuốc (đa số có vị ngọt, tính hàn, sinh tân dịch): Quy bản, miết giáp, sa sâm, mạch môn, thiên môn, kỷ tử, thạch hộc, ngọc trúc, bách hợp, bạch thược,
III-Thuốc bổ dương
  1. Định nghĩa:
  • Thuốc chữa chứng dương hư
  • Phần dương của cơ thể gồm (tâm, tỳ, thận)
    • Tâm tỳ dương hư gây chứng tỳ vị hư hàn: Chân tay mệt mỏi và lạnh, da lạnh ăn không tiêu, ỉa chảy mãn, mạch trầm trì vô lực. Dùng thuốc ôn trung trừ hàn để chữa
    • Thận dương hư biểu hiện: Liệt dương, di hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, di niệu, mạch trầm tế. Dùng thuốc ôn thận hay bổ thận dương. Vậy thuốc bổ dương chính là thuốc ôn bổ thận dương.
  1. Tác dụng
  • Chữa rối loạn thần kinh thể hưng phấn giảm
    • Nam: Di hoạt tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh, mạch trầm nhược
    • Nữ: Kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non, vô sinh
    • Người già lão suy: Đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần
    • Chữa đái dầm thể hư hàn (không có âm hư nội nhiệt)
  • Trẻ chậm phát dục: Chậm liền thóp, chậm biết đi, chậm mọc răng, trí tuệ kém phát triển
  • Chữa hen mãn thể hư hàn do thận hư không nạp khí
  • Chữa đau khớp, thoái khớp lâu ngày (thận chủ cốt)
  1. Công dụng
  • Không nhầm với thuốc trừ hàn
  • Phối ngũ:
    • Đau xương khớp phối hợp thuốc trừ phong thấp
    • Ngũ canh tả phối hợp thuốc trừ hàn
    • Phù do viêm thận mãn phối hợp thuốc kiện tỳ
    • Phối hợp thuốc sinh tân vì thuốc làm mất tân dịch
  1. Kiêng kỵ: âm hư nội nhiệt
  2. Các vị thuốc (vị đắng, cay, tính ôn, quy kinh can thận, đều gây mất tân dịch): Cẩu tích, Ba kích, Bổ cốt toái, tục đoạn, phá cố chỉ, thỏ ty tử, tắc kè, nhục thung dung, đỗ trọng, lộc nhung
IV-Thuốc bổ khí
  1. Định nghĩa
  • Thuốc chữa chứng bệnh do khí hư. Khí hư thường gặp ở 2 tạng phế và tỳ, khi suy yếu có các triệu chứng sau:
    • Phế khí hư: tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt khi lao động nặng
    • Tỳ khí hư: chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng, thịt nhẽo…
  • Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy đủ. Nên các thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ.
  • Khí sinh ra do tinh hoa đồ ăn uống, tạng tỳ vận hóa đồ ăn. Do đó nếu tỳ hư thì khí hư. Vậy các thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ
  1. Tác dụng
  • Chữa suy nhược cơ thể do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: ăn ngủ kém, sút cân
  • Chữa an thần mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng tâm huyết
  • Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh rong huyết
  • Kích thích tiêu hóa: ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại tràng mãn, viêm gan, viêm loét hành tá tràng…
  • Chữa suy hô hấp: ho lâu ngày, hen xuyễn, VPQ mãn, VCT do lạnh (phong thủy)
  • Lợi niệu chữ phù thũng do tỳ hư không vận hóa thủy thấp: phù suy dinh dưỡng, phù do viêm thận mãn
  • Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: sa trực tràng, sa dạ con, thoát vị bẹn…
  1. Công dụng
  • Để tăng tác dụng phối hợp hành khí
  • Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp bổ khí với bổ huyết để tăng tác dụng.
  1. Kiêng kỵ: thực tà
  2. Các vị thuốc: nhân sâm, đảng sâm, hoài sơn, cam thảo, đại táo, bạch truật, hoàng kỳ
V-Thuốc bổ huyết
  1. Định nghĩa
  • Chữa chứng bệnh do huyết hư sinh ra (thiếu máu, bệnh phụ khoa như kinh nguyệt, thai sản vì huyết là cơ sở hoạt động của sinh dục nữ)
  1. Tác dụng
  • Chữa thiếu máu, mất máu, SNCT do thiếu dinh dưỡng, do lao động quá sức hoặc sau khi ốm dậy, biểu hiện: sắc mặt xanh vàng, da khô, ù tai, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, dễ kinh hãi, niêm mạc và móng chân móng tay nhợt, kinh nguyệt không đều, mạch tế sác vô lực
  • Chữa đau khớp, đau thần kinh có teo cơ cứng khớp (do huyết hư không nuôi dưỡng cân)
  • Chữa SNTK, ăn ngủ kém, hồi hộp, hay quên, giật mình sợ hãi (do huyết hư không nuôi dưỡng tâm)
  • Chữa bệnh phụ khoa: RLKN, rong kinh, thống kinh, sảy thai đẻ non, vô sinh…
  • Chữa nhũn não, tai biến mạch não do huyết hư sinh phong
  1. Cách dùng
  • Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên các thuốc bổ huyết đều có tác dụng bổ âm và ngược lại một số thuốc bổ âm cũng có tác dụng bổ huyết. Vì vậy thường phối hợp bổ huyết với bổ âm để tăng tác dụng
  • Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp bổ khí với bổ huyết để tăng tác dụng
  • Phối hợp bổ huyết với hành huyết để tăng tác dụng
  1. Kiêng kỵ: Tỳ hư
  2. Các vị thuốc (Quy kinh: tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch): A giao, thục địa, quy, hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng, kê huyết đằng, kỷ tử, bạch thược, tang thầm,
Zalo
favebook