21/12/2023
- Định nghĩa: thuốc có tác dụng lợi niệu để bài tiết thủy thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài; đa số thuốc có vị nhạt tính bình
- Tác dụng chung
- Lợi niệu thông lâm: chữa đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, hay gặp ở các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
- Lợi niệu trừ phù thũng: chữa chứng phù do nước ứ lại trong các bệnh viêm thận cấp, viêm thận mãn, phù dị ứng…
- Lợi niệu chữa vàng da (hoàng đản)
- Lợi niệu trừ phong thấp: do phong thấp ứ lại ở gân xương, kinh lạc, gây cử động khó khăn, sưng đau; thuốc lợi thấp đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.
- Lợi niệu cầm ỉa chảy: do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, xuống đại trường gây ỉa chảy mãn; tăng cường bài tiết thủy thấp qua đường tiểu tiện thì sẽ cầm ỉa chảy.
- Lợi niệu thanh nhiệt: hạ sốt, chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, giải dị ứng…
- Những chú ý khi dùng thuốc lợi thủy thẩm thấp
- Là thuốc giải quyết triệu chứng nên thường phối hợp với thuốc trị nguyên nhân
- Thấp nhiệt hạ tiêu (nhiễm khuẩn bàng quan, đường tiểu) phải phối hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp
- Vàng da do viêm gan siêu vi trùng, viêm đường dẫn mật…phải phối hợp thuốc thanh nhiệt táo thấp
- Bệnh phong thấp gây đau nhức và cử động khó khăn, phải phối hợp với thuốc trừ phong thấp
- Cơ chế bài trừ thủy thấp do các tạng sau phụ trách: tỳ chủ vận hóa, phế thông điều thủy đạo, thận khí hóa bàng quang, vì vậy tùy theo vị trí bị trở ngại để phối hợp thuốc.
- Nếu do sự vận hóa của tỳ bị giảm sút gây phù thũng thì phải phối hợp với thuốc kiện tỳ
- Nếu phế khí bị úng trệ do phong hàn gây chứng phong thủy thì phải dùng các vị thuốc tuyên phế như ma hoàng.
- Nếu do thận hư không khí hóa bàng quang hoặc không ôn vận tỳ dương thì phải dùng các vị thuốc trừ hàn như nhục quế, phụ tử và các vị thuốc bổ tỳ thận.
- Các vị thuốc: trạch tả, xa tiền tử (hạt mã đề), mộc thông, y dĩ nhân, đăng tâm thảo, tỳ giải, kim tiền thảo, đậu đỏ (xích tiểu đậu), thông thảo, râu ngô, bạch phục linh