Thuốc cố sáp

21/12/2023
I-Thông tin chung
  1. Thuốc cố sáp tác dụng thu liễm, cố sáp khi mồ hôi, máu, nước tiểu, phân, khí hư do hư chứng mà hoạt thoát ra ngoài quá nhiều
  2. Thuốc thường có vị chát, chua
  3. Thuốc cố sáp gồm: thuốc liễm hãn, thuốc cố tinh sáp niệu, thuốc sáp trường chỉ tả, thuốc chỉ huyết
  4. Chú ý khi sử dụng:
    • Thuốc cố sáp là thuốc trị triệu chứng (trị tiêu), khi dùng phải phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân (trị bản):
      • Ra mồ hôi nhiều (tự hãn) do vệ khí hư phải dùng thuốc bổ khí
      • Mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư phải phối hợp với thuốc bổ âm
      • Di tinh, di niệu do thận hư phải phối hợp với thuốc bổ thận
      • Ỉa chảy kéo dài do tỳ hư cần thêm thuốc kiện tỳ
    • Thuốc cố sáp là thuốc chữa các bệnh thuộc hư chứng, vì vậy không nên dùng quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết, vì do tính chất thu liễm tà độc có thể bị giữ lại trong cơ thể.
  5. Cấm kỵ
    • Không dùng thuốc cầm mồ hôi khi mồ hôi ra nhiều do nhiệt chứng
    • Không dùng thuốc cầm ỉa chảy khi ỉa chảy do thấp nhiệt
    • Không dùng thuốc sáp niệu khi đái dắt, đái buốt, đái ra máu do thấp nhiệt
II-Thuốc cầm mồ hôi
  • Dùng trong các trường hợp bệnh có liên quan đến việc khai mở tấu lý: đạo hãn, tự hãn
  • Nguyên nhân: do dương hư không bảo vệ bên ngoài; âm hư không giữ bên trong, nên khi dùng thuốc phối hợp với thuốc bổ dương, bổ khí, bổ âm
  • Chú ý nếu mồ hôi ra quá nhiều, không ngừng kèm các triệu chứng chân tay lạnh, hơi thở gấp, mạch vi muốn tuyệt (chứng vong dương) thì phải dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, bổ khí cứu thoát như phụ tử, quế nhục, nhân sâm…
  • Vị thuốc: ngũ vị tử, long cốt, mẫu lệ
III-Thuốc cầm di tinh, di niệu
  • Thuốc có tác dụng củng cố tinh dịch dùng trong những trường hợp di tinh, hoạt tinh, tiết tinh sớm, liệt dương, hoặc chức năng sinh dục yếu kém do thận hư không tàng tinh
  • Thuốc cố tinh sáp niệu dùng trong các trường hợp tiểu tiện không cầm, đi đái nhiều lần, lượng nhiều, đái dầm, do thận hư không kiềm chế được bàng quang
  • Dùng cho phụ nữ bị khí hư, bạch đới do mạch xung, nhâm yếu (can thận)
  • Khi dùng thuốc cố tinh sáp niệu phải phối hợp với thuốc bổ thận
  • Vị thuốc: Kim anh tử, tang phiêu tiêu, khiếm thực, liên nhục, sơn thù du
IV-Thuốc cầm ỉa chảy
  • Dùng trong trường hợp tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hóa hấp thu giảm sút hoặc bị ngộ độc thức ăn…dẫn đến tiêu chảy
  • Do ỉa chảy lâu ngày tỳ dương hạ hãm, tay chân mệt mỏi, thở ngắn, ngại nói, sa trực tràng.
  • Thuốc phải phối hợp với thuốc kiện tỳ để điều trị
  • Vị thuốc: ô mai, ngũ bội tử, kha tử
Zalo
favebook