Thuốc hành huyết

25/12/2023
I-Đại cương
  1. Thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch, chữa các chứng bệnh do huyết ứ gây ra
  2. Nguyên nhân gây huyết ứ:
    • Do sang chấn
    • Do viêm tắc gây đau đớn
    • Do huyết ứ động như bế kinh
    • Sau khi sinh máu xấu đọng lại
    • Do viêm nhiễm…
  3. Phân loại: Tùy theo mức độ hành huyết mà chia ra:
    • Thuốc hoạt huyết: hành huyết ở mức độ yếu, được dùng khi huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau
    • Thuốc phá huyết: hành huyết ở mức độ mạnh hơn; được dùng với các bệnh huyết ứ đọng, gây đau đớn mãnh liệt
  4. Tác dụng
    • Giảm các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ do xung huyết như: cơn đau dạ dày, đau do viêm nhiễm, đao do sang chấn, thống kinh…
    • Chống viêm: giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau (mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp…)
    • Chỉ huyết: dùng khi xuất huyết do xung huyết như trĩ chảy máu, tiểu tiện ra máu do sỏi…
    • Đưa máu đi các nơi phát triển tuần hoàn bàng hệ: chữa viêm tắc động mạch, teo co cứng khớp…
    • Điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh thống kinh, kinh nguyệt không đều…
    • Một số có tác dụng giáng áp
  5. Chú ý khi sử dụng
    • Phối hợp với thuốc trị nguyên nhân
    • Phối hợp thuốc hành khí để tăng tác dụng của thuốc hành huyết
    • Không dùng thuốc hành huyết cho phụ nữ có thai, đặc biệt cấm dùng thuốc phá huyết như tam lăng, nga truật, hồng hoa, tô mộc…
II-Thuốc hoạt huyết: Đan sâm, xuyên khung, ích mẫu, ngưu tất, đào nhân, xuyên sơn giáp, hồng hoa, kê huyết đằng, nhũ hương,
III-Thuốc phá huyết: Khương hoàng, nga truật, tô mộc, tam lăng
Zalo
favebook