Thuốc thanh nhiệt

21/12/2023
I-Định nghĩa
  • Thuốc có tính hàn, lương chữa bệnh gây chứng nhiệt trong người (lý thực nhiệt)
  • Nguyên nhân do thực nhiệt:
    • Do hỏa độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da và hô hấp
    • Do thấp nhiệt gây nhiễm khuẩn tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.
    • Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng.
  • Nguyên nhân do huyết nhiệt:
    • Do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn)
    • Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh huyết làm mất tân dịch, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch. Thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của các bệnh nhiễm khuẩn.
II-Phân loại:
  • Thanh nhiệt tả hỏa
  • Thanh nhiệt lương huyết
  • Thanh nhiệt giải độc
  • Thanh nhiệt táo thấp
  • Thuốc giải thử
    • Thanh nhiệt giải thử
    • Ôn tán thử thấp
III-Cách dùng
  • Chỉ dùng khi bệnh thuộc lý; Nếu bệnh vẫn còn ở biểu đã xuất hiện lý chứng thì biểu lý song giải
  • Chỉ dùng khi còn chứng bệnh, không dùng kéo dài
  • Phối ngũ
    • Thuốc có vị ngọt tính hàn, gây nê trệ, phải phối hợp với thuốc hành khí, kiện tỳ (trần bi, bạch truật).
    • Thuốc vị đắng tính hàn, gây khô táo, làm mất tân dịch, phải phối hợp với thuốc bổ âm sinh tân (thục, thược)
  • Liều lượng
    • Nặng liều cao, nhẹ liều thấp
    • Mùa hè dùng liều thấp, mùa đông dùng liều cao
  • Một số thuốc uống dễ nôn thì thêm gừng, hoặc uống nóng
IV-Cấm kỵ
  • Bệnh thuộc biểu
  • Dương hư, chân hàn giả nhiệt
  • Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng
V-Thuốc thanh nhiệt tả hỏa
  1. Định nghĩa: Thuốc chữa chứng bệnh do hỏa độc nhiệt độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồng sác.
  2. Tác dụng: Chữa sốt nhiễm khuẩn ở giai đoạn toàn phát chưa có biến chứng thần kinh, vận mạch (ôn nhiệt phạm khí, hay dương minh kinh chứng). Sinh tân chỉ khát: làm bớt khát nước do sốt cao.
  3. Cách dùng: là thuốc chữa triệu chứng nên phải phối hợp với thuốc chữa nguyên nhân (thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp). Người thuộc hư chứng phối hợp với thuốc bổ
  4. Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn
  5. Các vị thuốc (đa số có tính hàn, quy kinh phế vị): thạch cao, chi tử, trúc diệp, hạ khô thảo, thảo quyết minh, tri mẫu
VI-Thuốc thanh nhiệt lương huyết
  1. Định nghĩa: Chữa chứng bệnh do huyết gây ra
  2. Tác dụng:
  • Chữa sốt nhiễm khuẩn giai đoạn toàn phát có biến chứng đến thần kinh, vận mạch (ôn nhiệt phạm vào phần dinh huyết) gây sốt cao vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật hoặc chảy máu như: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn
  • Tránh tái phát một số bệnh do tạng nhiệt (cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn) như mụn nhọt, dị ứng, đau khớp, hen, viêm phế quản mãn tính…
  • Chữa sốt kéo dài, táo bón do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh nhiễm khuẩn (âm hư, còn dư nhiệt)
  1. Cách dùng:
  • Là thuốc chữa triệu chứng phải phối hợp thuốc trị nguyên nhân như thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp
  • Để tránh tái phát, chữa dị ứng phối hợp thuốc khu phong
  • Để tăng tác dụng phối hợp thuốc bổ âm
  1. Cấm kỵ: tà còn ở khí phận tì hư
  2. Các vị thuốc (đa số có vị ngọt tính hàn, quy kinh tâm can thận): sinh địa, huyền sâm, bạch mao căn, mẫu đơn bì, địa cốt bì,
VII-Thuốc thanh nhiệt giải độc
  1. Định nghĩa: thuốc chữa chứng bệnh do hỏa độc, nhiệt độc gây ra
  2. Tác dụng
  • Trị mụn nhọt, chốt lở, dị ứng…
  • Trị ho do phế nhiệt (viêm đường hô hấp): viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản…
  • Hạ sốt do nhiễm khuẩn
  • Chữa viêm cơ, viêm tai giữa, viêm mắt, viêm vú, chữa các vết thương…
  1. Cách dùng:
  • Để tránh kháng thuốc và giảm liều dễ gây mệt (háo), khi kê đơn số vị ít nhất là 2 nhiều nhất là 4
  • Phối hợp với các thuốc chữa triệu chứng:
    • Để chống viêm phối hợp thuốc hoạt huyết
    • Để hạ sốt phối hợp thuốc tả hỏa, nhuận tràng ,lợi niệu
    • Để sinh tân, chống tái phát phối hợp thuốc lương huyết
  1. Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, mụn nhọt đã vỡ
  2. Các vị thuốc:
  • Đa số có vị đắng, tính hàn; quy kinh can, phế, vị; đều gây táo (làm mất tân dịch)
  • Các vị thuốc: Kim ngân, bồ công anh, xạ can, sài đất (cúc nháp, húng trám, cúc dại), rấp cá (diếp cá, ngư tinh thảo), liên kiều, sâm đại hành, mỏ quạ
VIII-Thuốc thanh nhiệt táo thấp
  1. Định nghĩa: thuốc chữa bệnh do thấp nhiệt gây ra
  2. Tác dụng
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm loét cổ tử cung, viêm tinh hoàn…
  • Nhiễm khuẩn tiêu hóa: đau dạ dày, viêm gan mật, lị trực khuẩn, lị amip…
  • Bệnh ngoài da bội nhiễm: tràm, ghẻ lở nhiễm khuẩn (do thấp hóa nhiệt gọi là thấp chẩn).
  • Viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)
  1. Cách dùng:
  • Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất
  • Phối hợp với thuốc chữa triệu chứng
    • Sốt cao phối hợp với thuốc tả hỏa, lương huyết…
    • Xuất huyết, xung huyết phối hợp với thuốc hoạt huyết, chỉ huyết
    • Co thắt gây mót rặn, đái rắt phối hợp thuốc hành khí
    • Thuốc thanh nhiệt táo thấp có tác dụng giải độc, ngược lại thuốc thanh nhiệt giải độc có tác dụng táo thấp, gọi là kháng sinh đông y
  1. Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn
  2. Các vị thuốc (đa số có vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm, can, tỳ, phế, thận, đều mất tân dịch): hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá, nhân trần, khổ sâm cho lá, cỏ sữa, rau sam, xuyên tâm liên, mơ lông, mức hoa trắng,
IX-Thuốc giải thử
  1. Định nghĩa: thuốc chữa các chứng bệnh do thử gây ra (thử nhiệt, thử thấp)
  2. Tác dụng
  • Thuốc thanh nhiệt giải thử:
    • Chữa sốt cao mùa hè (thương thử): sốt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, thích uống ước, nhức đầu chóng mặt, nước tiểu ít, ngắn, đỏ
    • Trị say nắng (trúng thử): nhẹ thì hoa mắt, nặng thì đột nhiên hôn mê bất tỉnh, thở khò khè, ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh
  • Thuốc ôn tán thử thấp:
    • Chữa cảm lạnh mùa hè do đi nắng gặp mưa, hoắc tắm lạnh gây sốt, sợ lạnh, đau đầu không có mồ hôi
    • Chữa rối loạn tiêu hóa mùa hè do ăn uống đồ lạnh gây nôn mửa, ỉa chảy, ngực bụng đầy tức, khát nước, ra mồ hôi, gọi là ỉa chảy do lạnh hay chứng hoắc loạn
  1. Các vị thuốc
  • Thanh nhiệt giải thử: Lá sen, dưa hấu,
  • Ôn tán thử thấp: hương nhu, hoắc hương, bạch biển đậu, thanh hao hoa vàng
Zalo
favebook