21/12/2023
I-Đại cương
- Thông tin chung
- Thuốc tả hạ (thuốc xổ) tác dụng thông lợi đại tiện.
- Thuốc có khả năng làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt đại tràng mà gây ra đại tiện lỏng
- Bản chất giữ nước của thuốc mà gây hoạt tràng
- Tác dụng chung
- Thông đại tiện, dẫn tích trệ: chữa táo bón
- Tả hỏa giải độc: thông qua việc tả hạ để loại trừ hỏa độc, nhiệt độc còn lưu tích trong vị tràng, do đó mà các tạng phủ trong cơ thể được hoãn giải. Vì vậy mà thuốc tả hạ được dùng để chữa chứng đau mắt đỏ, đau họng, đau lợi, mụn nhọt, chữa chứng sốt cao gây vật vã mê sảng…
- Chữa phù thũng do nước bị giữ lại kèm theo táo bón
- Kết hợp với thuốc khử trùng để tẩy giun
- Chú ý khi dùng
- Cường độ thuốc có liên quan đến liều lượng: lượng nhỏ thì nhuận hạ, lớn thì công hạ
- Phối ngũ thuốc: phối hợp với thuốc lý khí thì sức tả mạnh; phối hợp với cam thảo thì sức tả hòa hoãn hơn.
- Với liều lượng cần chú ý: nếu quá liều sẽ nôn, đau bụng, dùng liên tục ảnh hưởng đến tiêu hóa của vị tràng.
- Với người già dương khí suy, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai không được dùng thuốc công hạ, nên dùng thuốc nhuận hạ
- Phần lớn vị đắng, tính hàn; Tác dụng thông đại tiện, tả hỏa,
- Dùng trong các trường hợp thực nhiệt bí kết, trong cơ thể thực nhiệt ngưng trệ, đại tiện bí táo, dẫn đến đau bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ hôi, môi hồng đỏ, miệng khát, thích uống nước;
- Loại này được dùng khi chính khí chưa suy
- Vị thuốc: Đại hoàng, mang tiêu, lô hội
- Dùng cho các loại bí đại tiện do thực hàn bên trong cơ thể hàn ngưng trệ, nhu động ruột bị gimar, phân khó thải
- Triệu chứng thường biểu hiện đau bụng dưới, chân tay lạnh, miệng không khát, thích ấm, sợ lạnh, nước tiểu nhiều mà trong
- Vị thuốc: ba đậu,
- Vị thuốc phần lớn là hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng thúc đẩy việc tống phân ra ngoài
- Dùng cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người già thể hư nhược, đồng thời dùng cho những người thường xuyên bí đại tiện, mang tính chất tập quán
- Phối hợp thuốc:
- Nếu do nhiệt quá, tân dịch hao tổn, thì dùng phối hợp với thuốc dưỡng âm;
- Nếu kèm theo chứng huyết hư thì dùng phối hợp với thuốc bổ huyết;
- Nếu kèm theo chứng khí trệ thì dùng phối hợp theo thuốc hành khí.
- Vị thuốc: Ma nhân, mật ong, chút chít