Thuốc trừ hàn

25/12/2023
I-Đại cương
  1. Tính vị: là thuốc có tính ấm, nóng (ôn, nhiệt)
  2. Là thuốc chữa chứng bệnh gây lạnh trong cơ thể, do phần dương khí giảm sút (lý hư hàn) hoặc do tà hàn trúng vào tạng phủ (trúng hàn). Dương khí giảm gây chứng tỳ vị hư hàn và chứng thoát dương
  3. Phân loại
    • Ôn trung trừ hàn: chữa chứng tỳ vị hư hàn
    • Hồi dương cứu nghịch: chữa chứng thoát dương
  4. Cách dùng
    • Dùng thuốc khô sắc hoặc tán bột, uống liều nhỏ (3-6g/24h)
    • Uống thuốc khi còn ấm; kiêng mỡ, thức ăn tanh và lạnh
    • Phối hợp với thuốc hành khí kiện tỳ và bổ dương để tăng tác dụng, với thuốc sinh tân vì thuốc trừ hàn đều mất tân dịch
II-Thuốc ôn trung trừ hàn
  1. Tác dụng
    • Rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư hàn (tỳ dương hư): đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy mãn, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, vô lực.
    • Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn
    • Kích thích tiêu hóa (làm gia vị): trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém
  2. Vị thuốc: can khương, thảo quả, ngải cứu, đại hồi, tiểu hồi, riềng, sả, đinh hương, ngô thù du
III-Thuốc hồi dương cứu nghịch
  1. Tác dụng
    • Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, trụy mạch: sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt
    • Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do lạnh
  2. Vị thuốc: ô đầu - phụ tử, quế nhục
Zalo
favebook