RỐI LOẠN THẦN KINH TIM

19/07/2024
MỤC TIÊU BÀI HỌC
  1. Trình bày được triệu chứng, nguyên nhân, điều trị rối loạn thần kinh tim theo Y học hiện đại.
  2. Trình bày được triệu chứng, cách điều trị rối loạn thần kinh tim theo Y học cổ truyền.
NỘI DUNG
  1. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Rối loạn thần kinh tim là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau: RỐI loạn thần kinh chức năng, rối loạn tiền mãn kinh, sang chấn tinh thần đột ngột, thiếu máu, suy nhược cơ thể (do bệnh tật, sinh đẻ, dinh dưỡng kém). Các bệnh về tim mạch (cao huyết áp, thấp tim, xơ cứng động mạch), thiếu sinh tố Bl.
Triệu chứng thường có biểu hiện: Tim hồi hộp, đập nhanh, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngủ ít hay trằn trọc, có khi biểu hiện lo sợ, hốt hoảng, buồn rầu, tự ra mồ hôi, khi làm việc nặng thì cảm giác các triệu chứng tăng lên.
Nguyên tắc điều trị
  • Tìm nguyên nhân để điều trị.
  • Nhìn chung cho các loại thuốc an thần + Bromua 2-3g/ ngày
Hoặc
+ Phenobacbital X 0,1 gam 2-3 viên / ngày. Cho từng đợt 10 ngày, nghỉ 5 ngày rồi uống lại cho đến khi thấy đỡ hẳn hoặc thay đổi thuốc khác.
Thuốc bình thản: Valium, meprobamat cho từng đợt 10 ngày, nghỉ 5 ngày rồi uống lại cho đến khi thấy đỡ hẳn hoặc đổi thuốc khác.
' Không được dùng Digitalis vì: Hoàn toàn không công hiệu, làm cho bệnh nhân lo sợ thêm tưởng mình bị bệnh tim thật. (Thuốc độc bảng A chỉ dùng cho bệnh nhân suy tim).
  • Chế độ ăn uống: Kiêng rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc.
  • Chế độ sinh hoạt: Điều chỉnh chế độ làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
  1. THEO Y HỌC cổ TRUYỀN
    1. Bệnh danh: Chứng này thuộc phạm vi chứng chính xung của Y học cổ truyền.
    2. Các thể bệnh
      1. Thể tâm huyết hư
Triệu chứng: Tim đập nhanh, hồi hộp, chất lưỡi đỏ, ngủ ít, trằn trọc, hay nằm mê, mạch tế nhược nhanh.
Phương pháp chữa: Dưỡng huyết, kiện tỳ, an thần.
Bài thuốc:
Bài: Quy tỳ thang: Đẳng sâm 12g Đương quy 8g
Bạch truật 12g Viễn chí 8g
Hoàng kỳ 12g Phục linh 8g
Táo nhân 8g Đại táo 8g
Long nhãn 8g Mộc hương 6g
 


. Nếu thêm thục địa 16g thì gọi là hắc quy tỳ.
Trong đó:
+ Đẳng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đại táo: ích khí, kiện tỳ.
+ Táo nhân, long nhãn, viễn chí, phục linh: Bổ tâm, an thần.
+ Đương quy: Dưỡng can, sinh tâm huyết (bổ huyết).
+ Mộc hương: Lý khí, tỉnh thần (Hành khí thư kỳ, đã hành cái trệ trong huyết, còn trợ sâm và kỳ bổ khí).
Châm cứu: Châm bổ hoặc cứu các huyệt tâm du, cao hoang, can du, nội quan (châm), thần môn (châm), tam âm giao.
      1. Thể âm hư hỏa vượng
Triệu chứng: Tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, triều nhiệt, lòng bàn tay chân nóng, đái đỏ, táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, họng khô, mạch tế sác.
Phương pháp chữa: Tư âm giáng hỏa. Nếu âm hư dương xung thì thêm các thuốc bình can tiềm dương như: Câu đằng, thiên ma, long cốt, mẫu lệ, vỏ trai (trân châu mẫu), thạch quyết minh.
Bài thu ctc:
Bài: Bài thiên vương bổ tâm (thang-hoàn):
Toan táo nhân 8g Thục địa 12g
Viễn chí 8g . Thiên môn 12g
Bá tử nhân 8g Mạch môn 12g
Long nhãn 12g Đẳng sâm 12g
Đan sâm 12g Ngũ vị tử 6g
Sa sâm 12g    
Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm hoàn uống 20-30g/ ngày Trong đó:
 


+ Long nhãn, đan sâm, thục địa: Bổ huyết dưỡng tâm.
+ Đẳng sâm : Bổ tâm khí để an thần.
+ Bá tử nhân, viễn chí, táo nhân: Dưỡng tâm an thần.
+ Ngũ vị tử hợp với táo nhân: Thu liễm tâm khí bị hao tán.
+ Thiên môn, mạch môn, sa sâm: Bổ âm dịch, thanh hư hỏa.
Châm cứu: Châm bổ các huyệt ở trên, thêm các huyệt thận du, thái khê, thái xung.
      1. Thể dương hư
Tâm dương hư, thận dương hư, tỳ dương hư hay gặp ở những người già (lão suy), suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, xơ cứng động mạch.
Triệu chứng: Hồi hộp, hay thổn thức, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu tiện trong dài, đi tiểu luôn, mạch trầm tế nhược hay huyền tế.
Phương pháp chữa: Ôn dương an thần.
Bài thuốc:
Bài: Bát vị quế phụ (thận khí hoàn):
Thục địa 16g Trạch tả 8g
Hoài sơn 12g Đan bì 8g
Sơn thù 8g Phụ tử chế 8g
Phục linh 8g Nhục quế 6g
 
 


Trong đó:
+ Phụ tử chế, nhục quế: Là những vị thuốc đại nhiệt để ôn bổ thận dương, 6 vị thuốc còn lại để tư bổ thận âm. Bài thuốc có âm dương đầy đủ để điều hòa thận khí.
Nếu do tỳ dương hư hàn ẩm nghịch lên gây chứng mặt trắng bệch, ăn kém, ngủ ít, hay thổn thức, khát nước, tiểu ít, mạch trầm khẩn. Khi chữa dùng phép thông dương tiêu ẩm. cổ phương hay dùng bài phục linh thang gia giảm (phục linh 12g, long nhãn 12g, đẳng sâm 12g, đương quy 12g, quế chi 6g, cam thảo 6g, gừng 4g).
Châm cứu: Cứu các huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao, thận du, tỳ du, tâm du.
      1. Sang chấn tinh thần đột ngột.
Triệu chứng: Lo sợ, hốt hoảng, buồn, ăn không ngon, ngủ ít, hay bị bóng đè, mạch huyền hoạt.
Phương pháp chữa: Trấn kinh an thần.
Bài thuốc:
Bài: Quế chi gia long cốt, mẫu lệ thang:
Quế chi 6g Long cốt 20g
Bạch thược 10g Gừng 4g
Cam thảo 6g Đại táo 4 quả
Mẫu lệ 16g    
 
 


Trong đó:
+ Mẫu lệ, long cốt: Trấn an thần để chữa chứng hốt hoảng sợ hãi, ngủ kém...
+ 5 vị thuốc còn lại để chữa đau đầu.
Châm cứu: Châm các huyệt thái xung, tam âm giao, nội quan, thần môn.
  1. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
  1. Anh (Chị) hãy trình bày triệu chứng, chẩn đoán, pháp và phương điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thể âm hư hỏa vượng (1 bài thuốc).
  2. Anh (Chị) hãy trình bày triệu chứng, chẩn đoán, pháp và phương điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thể tâm huyết hư (1 bài thuốc).
  3. Anh (Chị) hãy trình bày triệu chứng, chẩn đoán, pháp và phương điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thể dương hư (1 bài thuốc).
  4. Anh (Chị) hãy trình bày triệu chứng, chẩn đoán, pháp và phương điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thể sang chấn tinh thần đột ngột (1 bài thuốc).
  5. So sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau về triệu chứng, chẩn đoán, pháp và phương điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thể âm hư hỏa vượng và thể dương hư.
  6. So sánh những đặc điểm giông nh.au và khác nhau về triệu chứng, chẩn đoán, pháp và phương điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thể tâm huyết hư và thể âm hư hỏa vượng.
  7. So sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau về triệu chứng, chẩn đoán, pháp và phương điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thể tâm huyết hư và thể dương hư.
  8. Một bệnh nhân nữ 22 tuổi sau khi bị dọa đánh trên đường thì có biểu hiện luôn sợ hãi, hốt hoảng, buồn rầu, ngủ ít, hay bị bóng đè, ăn không ngon, mạch huyền hoạt. Hãy biện chứng để chẩn đoán, lập pháp điều trị và đề ra phương điều trị thích hợp cho bệnh nhân này theo y học cổ truyền.
  1. TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO
  1. Bài giảng y học cổ truyền. NXB Y học 2003. Rối loạn thần kinh tim.
  2. Nội khoa Y học cổ truyền. NXB Y học 2006. Rối loạn thần kinh tim.
  3. Sổ tay thầy thuốc thực hành. NXB Y học Hà Nội 2000. RỐI loạn thần kinh tim.

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
8 HUYỆT VỊ QUAN TRỌNG 15/07/2024
Zalo
favebook