Câu hỏi Đông dược

22/07/2024
Câu hỏi môn Đông dược
 
  1. Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc Giải biểu
Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng phát tán phong hàn
           
1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những thuốc dùng đê đưa ngoại tà (phong, hàn,'thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi; chữa những bệnh còn ở biểu.
Các vị thuốc này đa số có vị cay, cay có tác dụng phát tán, gây ra mồ hôi qua đường này đưa tà khí ra ngoài; vì vậy còn gọi là thuốc giải biểu phát hãn hay phát tán giải biểu.
2. Phân loại: Tuỳ theo nguyên nhân: Phong hàn, phong nhiệt và phong thấp, người ta chia làm 3 loại chính:
a. Phát tán phong hàn: Đa số vị cay (tân), tính ấm (ôn) nên còn gọi là thuốc tân ôn giải biểu.
b. Phát tán phong nhiệt: Thuốc có vị cay, tính mát nên còn gọi là thuốc tân lương giải biểu.
c. Phát tán phong thấp: Có nhiều vị cay ấm (tân ôn), cũng có vị tính mát lạnh hoặc tính bình dùng để chữa các chứng bệnh phong thấp kèm thêm hàn, nhiệt khác nhau.
3. Những điểm cẩn chú ý khi dùng thuốc giải biểu
a. Chỉ sử dụng thuốc này khi tà còn ở biểu, nếu tà khi đã đi vào bên trong mà biểu chứng hãy còn thì phải phối hợp với các thuốc chữa ở phần lý  (hạ, thanh, ôn) gọi là biểu lý cùng giải.
b.  Mùa hè nóng dùng lượng ít, mùa đống lạnh dùng lượng cao hơn.
c. Phụ nữ sau khi đẻ, người già trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng âm, bổ huyêt, ích khí.
d. Các vị thuốc phát hãn gây ra mồ hôi, khống nên dùng kéo dài, đạt kết quả chữa bệnh thì ngừng dùng thuốc ngay.
e. Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đăp chăn mặc quần áo ấm để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn.
4. Cấm kị
a. Tự ra mồ hôi (tự hãn) do khí hư, ra mồ hôi trộm (đạo hãn).
b. Thiếu máu, đái ra máu, nôn ra máu.
c. Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay hết.
d. Sốt do âm hư (mất nước, điện giải); Thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm giai đoạn âm hư.
 
  • 5 vị thuốc có tác dụng phát tán phong hàn: Ma hoàng, Quế chi, sinh khương, tía tô, kinh giới, bạch chỉ
 
  1. Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc Thanh nhiệt
Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa
         
1. Định nghĩa
Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tình chất hàn lương có công dụng chính là thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết giải độc, táo thấp để chữa lý nhiệt trong các bệnh ôn nhiệt, huyết nhiệt...
Chứng nhiệt ở đây thuộc lý do những nguyên nhân khác nhau gây ra:
a. Thực nhiệt:
- Do hỏa độc, nhiệt độc hay gây các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm.
- Do thấp nhiệt gây các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục và tiêu hóa.
- Do thử nhiệt gây sốt về mùa hè, say nắng.
b. Huyết nhiệt:
- Do tạng nhiệt trong cơ thể (hay tình trạng dị Ứng nhiễm trùng).
- Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh, huyết gây mất tân dịch nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát các bệnh truyền nhiễm.
2. Tác dụng chung
- Hạ sốt.
- Giải độc: Chữa các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm.
- Dưỡng âm sinh tân: Chữa, làm giảm các hiện tượng bệnh do mất nước: Sốt kéo dài, khát nước, họng khô, táo bón.
- An thần: Do sốt gây vật vã, phiền muộn, mê sảng...
- Chống co giật do sốt cao.
- Cầm máu do sốt vao nhiễm độc gây rôi loạn thành mạch làm chảy máu.
3. Phân loại thuốc thanh nhiệt theo nguyên nhân
- Thanh nhiệt tả hỏa: Do hỏa độc phạm vào phần khí hay kinh dương minh.
- Thanh nhiệt lương huyết: Do huyết nhiệt gây tạng nhiệt: Bệnh thuộc phần dinh huyết của ôn bệnh (bệnh truyền nhiễm).
- Thanh nhiệt giải độc: Do nhiệt độc gây các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm.
- Thanh nhiệt táo thấp (trừ thấp); Do thấp nhiệt gây ra các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục tiêt niệu và tiêu hóa.
- Thanh nhiệt giải thử: Do thử nhiệt gây sốt, say nắng....
- Thanh hư nhiệt, thoái cốt chứng: Chữa sốt về chiều, âm ỉ lâu khỏi.
4. Những điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc thanh nhiệt
- Bệnh còn ở biểu, khống nên dùng các loại thuóc này quá sớm, nếu ở biểu bệnh còn mà đã xuất hiện lý chứng thì phải kêt hợp với “biểu lý cùng chữa”.
- Các vị thuốc thanh nhiệt vị ngọt, tính lạnh, hay gây nê trệ ảnh hưởng tới tỳ vị thì phải kết hợp các thuốc kiện tỳ, hòa vị như: Cam thảo, Bạch truật. Các vị thuốc đắng lạnh, tính chất hay gây táo, làm tổ thuơng tân dịch nên phối hợp với các thuốc dưỡng âm.
- Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn nên thêm nước gừng hoặc uống nóng.
- Cường độ các loại thuốc thanh nhiệt khác nhau: Nhiệt nhiều dùng thuốc mạnh, nhiệt ít dùng thuốc nhẹ.
5. Cấm kị chung     
- Khống dùng khi bệnh còn ở biểu.
- Tỳ vị hư nhược dương khí bất .túc, ăn khống ngon, ỉa chảy... dùng cẩn thận.
- Mất máu nhiều sau khi đẻ, chảy máu có hiện tượng dương hư, hiện tượng giả nhiệt: Khống nên dùng thuốc thanh nhiệt.
 
  • 5 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa: Thạch cao, chi tử, trúc diệp, hạ khô thảo, tri mẫu, thảo quyết minh
 
  1. Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc Bình can tức phong
Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng Bình can tức phong?
 
  1. Định nghĩa
Thuốc bình can tức phong là các vị thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do nội phong còn gọi là can phong.
Nguyên nhân sinh chứng can phong khá nhiều, tính chất của can phong biến chuyển mau lẹ nên phải có sự phối ngũ kịp thời.
  • Do nhiệt cực sinh phong: Sốt cao co giật.
  • Do thận âm hư khống nuôi dưõng được can âm, lấm can dương vượng lên gây chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Do huyết hư nên can huyết cũng hư, khống nuôi dưỡng dược cân mạc gây tay chân run, co giật...
Cần phân biệt chứng ngoại phong, kết hợp với hàn và nhiệt thành phong hàn, phong nhiệt; khi chữa phải dùng thuốc phát tán phong hàn, phong nhiệt thuộc chương thuốc giải biểu đã nếu ở chương.
  1. Tác dụng chung
Thuốc bình can tức phong có tác dụng chấn kinh, tiềm dương(tiềm = làm chìm), trên lâm sàng có tác dụng sau:
  • Chữa chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, hỏa bốc do can dương vượng lên vì âm hư khống nuôi dưỡng được can âm sinh ra, hay gặp ơ các bệnh cao huyết áp, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền mãn kinh...
  • Chữa co giật do sốt cao, sản giật, động kinh ... vì tân dịch giảm sút, huyết hư sinh ra.
  • Chữa đau các khớp, đau dây thần kinh.
  1. Khi sử dụng thuốc bình can tức phong phải chú ý các điểm sau
  • Phải có sự phối hợp với các thuốc khác tuỳ theo nguyên nhân gây ra can phong: Nếu sốt cao co giật thêm các thuốc thanh nhiệt tả hoả như Thạch cao. Trúc lịch... Nếu do huyết hư sinh phong thêm các thuốc bổ huyết: Thục địa, Bạch thược Đương quy. Nếu do âm hư sinh can dương xung thịnh thêm các thuốc bổ âm:Thục địa, Kỷ tử, Miết giáp,...
  • Các loại thuốc này tính năng khác nhau tùy theo loại hình hàn nhiệt của nguyên nhân gây chứng can phong để sử dụng cho chính xác: Như Câu đằng thanh tiết can nhiệt dùng cho các trường hợp sốt cao gây co giật.
  • Chứng động kinh, gây hồi hộp, mất ngủ, co giật... phải kết hợp vối các thuốc an thần có tỷ trọng nặng như: Mẫu lệ, Long cốt, vỏ trai... để trấn kinh.
  • Chứng can phong đi vào kinh lạc như đau các khớp, đau dây thần kinh nên phối hợp với các thuốc thống kinh hoạt lạc như Tế tân, Tang chi, Uy linh tiên, Tần giao.
  1. Cấm kị:
Chứng âm hư, huyết hư dùng các loại thuốc tính ôn, nhiệt phải cẩn thận vì hay gây táo làm mất thêm tân dịch.

5 vị thuốc có tác dụng Bình can tức phong: câu đằng, bạch cương tằm, thuyền thoái, toàn yết, thiên ma

 
  1. Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc an thần
Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần
         
  1. Định nghĩa
Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần và bình can tiềm dương.
Do âm hư, huyêt hư, tỳ hư khống nuôi dưỡng tâm nên tâm khống tàng thân, do âm hư khống nuôi dưỡng được can âm, can dương vượng lên làm thần chí khống ổn định.
  1. Tác dụng chung
  • Dưỡng tâm an thần: Chữa các chứng mất ngủ, hồi hộp, vật vã, hoảng sợ, ra mồ hôi trộm...
  • Bình can tiềm dương: Chữa các chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, mặt đỏ, tai ù, phiền táo, dễ cáu gắt...
  1. Phân loại thuốc an thần
  • Loại dưỡng tâm an thân: Thường là loại thảo mộc có tác dụng dưỡng tâm, bổ can huyết.
  • Loại trọng trấn an thần: Thường là các loại khoáng vật hoặc thực vật có tỷ trọng nặng có tác dụng tiết giáng, trấn tĩnh.
  1. Khi sử dụng thuốc an thần cần chú ý
  • Phải có sự phối hợp với các thuốc chữa nguyên nhân gây bệnh: Nếu do sốt cao phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hoả; nếu do can phong nội động, phong vượt lên gây bệnh, gây chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, thì phối hợp với cac thuốc bình can tức phong; nếu do âm hư, huyết hư, tỳ hư khống nuôi dưỡng tâm huyêt thì phối hợp với thuốc bổ âm, bổ huyết kiện tỳ.
  • Loại thuốc khoáng vật khống nên dùng lâu, khi dùng nên giã nhỏ và sắc thuốc lâu.
  • 5 vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần: toan táo nhân, bá tử nhân, viễn trí, lạc tiên, long nhãn, lá vông nem

  1. Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc Trừ đàm
Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng Thanh hóa nhiệt đàm
           5 vị thuốc có tác dụng Ôn hóa hàn đàm?
1. Định nghĩa
Thuốc trừ đàm là các thuốc có tác dụng chữa các chứng bệnh lý do nhiều nguyên nhân sinh ra, phạm vi gây bệnh rộng rãi, trên lâm sàng khí sử dụng thuốc trừ đàm phải tuỳ nguyên nhân mà phối hợp thuốc; tuỳ vị trí và tính chất của bệnh để sử dụng các vị thuốc cho thích hợp.
2. Tác dụng
a. Trừ đờm chữa ho: Do đàm ẩm đình lại, phạm vào phế làm phế khí bị trở
ngại gây ho và đờm nhiều. 
b. Chữa các chứng hôn mê trong trường hợp say nắng, xuất huyết não, viêm não v.v...Đống y cho là đờm làm tắc các khiêu, làm mê tâm khiếu, các thuốc trừ đàm có tác dụng hoát đàm thống khiếu (hoạt đàm: Kéo đàm ra ngoài).
c. Chữa các hạch lao ở cổ,nách, bẹn (hoá đàm nhuyễn kiên).
3. Phân loại
Do tính chất hàn, nhiệt của các bệnh, thuốc trừ đàm được chia làm 2 loại:
  1. Thuốc thanh hoá nhiệt đàm gồm các vị thuốc mát và lạnh chữa các chứng đàm nhiệt.
  2. Thuốc ôn hoá hàn đàm gồm các vị thuốc ấm và nóng chữa các chứng hàn đàm.
4. Cấm kị:
- Người dương hư khống được dùng các thuốc thanh hoá nhiệt đàm.
- Người âm hư khống dùng Bán hạ, Nam tinh, Tạo giác là các thuốc ôn hoá hàn đàm, dễ gây mất tân dịch.

 
  • 5 vị thuốc có tác dụng Thanh hóa nhiệt đàm: trúc nhự, trúc lịch, thiên trúc hoàng, qua lâu thực, bối mẫu
  • 5 vị thuốc có tác dụng Ôn hóa hàn đàm: bán hạ chế, thiên nam tinh, bạch giới tử, bạch phu tử, tạo giác (quả bồ kết)

  1. Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc Chỉ khái
Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng Ôn phế chỉ khái
           5 vị thuốc có tác dụng Thanh phế chỉ khái?
1. Định nghĩa
- Thuốc chữa ho là những thuốc làm hết hay làm giảm cơn ho.
- Nguyên nhân gây ra ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy khi chữa ho phải lấy chữa phế làm chính.
Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho có tác dụng trừ đàm hay ngược lại những thuốc trừ đàm lại có tác dụng chữa ho. Vì vậy có tài liệu gộp 2 chương thuốc trừ đàm và chữa ho làm một.
2. Tác dụng chung
- Chữa ho: Do đàm ẩm hay nhiệt tà, phong tà phạm vào phế, khí bị trở ngại gây ho.
- Chữa hen suyễn, khó thỏ.
- Trừ đờm.
3. Phân loại
Do nguyên nhân gây ra ho có tính chất hàn, nhiệt khác nhau nên thuốc ho đuợc chia làm 2 loại:
  • Ôn phế chỉ khái: Ho do lạnh, dùng các vị thuốc tính ôn để chữa.
  • Thanh phế chỉ khái: Ho do sốt, dùng các thuốc tính mát lạnh để chữa.
4. Khi sử dụng thuốc chữa ho nên chú ý mấy điểm sau
- Các loại thuốc ho hay làm giảm ăn, chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Nên có sự phối hợp thuốc: Nếu ho do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt thì kết hợp với thuốc phát tán phong hàn hay phát tán phong nhiệt; nếu ho do nội thương: Âm hư gây phế táo dùng với thuốc bổ âm, đàm thấp dùng thuốc kiện tỳ...
- Loại hạt: Hạnh nhân, Tô tử, La bạc tử nên giã nhỏ trước khi sắc; loại lá có lông như Tỳ bà diệp nên bọc vải sắc.
5. Cấm kị
- Những người đi ỉa lỏng không dùng vị Hạnh nhân.
- Bệnh sởi lúc bắt đầu mọc hay đang mọc ban, không được dùng thuốc chữa ho, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc mọc ban và dễ thành biến chứng.
  • 5 vị thuốc có tác dụng Ôn phế chỉ khái: hạnh nhân, cát cánh, la bặc tử, bạch quả, tử uyển, khoản đông hoa
  • 5 vị thuốc có tác dụng Thanh phế chỉ khái: tiền hồ, tang bạch bì, tỳ bà diệp,, bạch tiền, mã dâu linh

  1.  Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc bổ âm?
 Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng bổ âm?
1.  Định nghĩa
Thuốc bổ âm là các thuốc chữa các chứng bệnh gây ra phần âm của cơ thể bị giảm sút., do tân dịch bị hao tổn; hư hỏa bốc lên gây miệng khô, đau họng, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón.
Phần âm của cơ thể gồm: Phế âm, thận âm, vị âm cay âm hư, khi bị suy kém có những triệu chứng sau:
Phế âm hư: Ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm.
Can âm hư: Hoa mắt, váng đầu, hai khóe mắt khô, mạch huyền tế.
Thận âm hư: Nhức trong xương, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, đau lưng, ù tai, đái dầm, ra mồ hôi trộm.
Vị âm hư, miệng khát, môi khô, lưỡi khô, loét miệng, chảy máu chân răng.
Do tân dịch giảm: Gầy, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
Các triệu chứng âm hư bao gồm các mặt trên.  
Các thuốc bổ âm đều làm tăng tân dịch, căn cứ vào sự quy kinh của các vị thuốc mà lựa chọn sử dụng thích hợp với các triệu chứng của phế âm, thận âm, vị âm, can âm.
2. Chỉ định chữa bệnh
- Các bệnh do rối loạn, hoạt động ức chế thần kinh: Mất ngủ, cao huyết áp, suy nhược thần kinh thể ức chế giảm.
- Các chứng bệnh, rối loạn thực vật: Triều nhiệt, gò má đỏ, ho ra máu, ra mồ hôi trộm v.v.
- Viêm khớp dạng thấp và rối loạn thực vật do bệnh các chất tạo keo: nhức trong xương, hâm hấp sốt, khát nước.           
- Trẻ em ra mồ hôi trộm, đái dầm, tình trạng dị ứng nhiễm trùng v.v; do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh.    
- Các trường hợp sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, Đông y cho rằng do thiếu tân dịch gây ra.
3. Không nên dùng          
Cho những người tỳ hư: loét dạ dày, ỉa chảy do viêm đại tràng mạn, ăn chậm tiêu.

5 vị thuốc có tác dụng bổ âm: bạch thược, kỳ tử, mạch môn đông, sa sâm, quy bản, miếp giáp, ngọc trúc

 
  1.  Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc bổ dương?
 Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng bổ dương?

1. Định nghĩa
Thuốc bổ dương là các thuốc dùng để chữa chứng dương hư.
Phần dương trong cơ thể gồm: Tâm dương, tỳ dương và thận dương. Khi tâm tỳ dương hư có các chứng: Tay chân mệt mỏi, da lạnh, ăn uống không tiêu ỉa lỏng, mạch vô lực thường dùng các loại thuốc trừ hàn như Quê, Can khương, Phụ tử chế v.v, đã nếu ở chương thuốc trừ hàn; khi thận dương hư gây các chứng: Liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi yếu, lạnh đau, mạch trầm tế thì dùng các thuốc bổ thận dương.
Chương thuốc bổ dương nếu các thuốc có tác dụng ôn bổ thận dương.
2. Chỉ định chữa bệnh
- Chữa các bệnh do hưng phấn thần kinh giảm:
+ Bệnh suy nhược thần kinh do ức chế và hưng phấn đểu giảm với các triệu chứng: di tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh, mạch trầm nhược.
+ Những người lão suy gây đau lưng, tiểu tiện nhiều lần.
+ Những người đái dầm thể hư hàn (không có triệu chứng âm hư nội nhiệt).
- Trẻ em chậm phát dục; chậm biết đi, chậm mọc răng, thóp chậm liền, trí tuệ kém phát triển.
- Bệnh hen phế quản mạn tính, thể hư hàn do thận hư không nạp được phế khí. i
- Một số người mắc bệnh đau khớp, thoái khớp lâu ngày.
Chú ý: Không nên dùng thuốc bổ dương cho những người âm hư sinh nội nhiệt, tân dịch giảm sút. v.v.
5 vị thuốc có tác dụng bổ dương: ba kích, phá cố chỉ, đỗ trọng, cẩu tích, thỏ ty tử, nhục thung dung, tục đoạn, cốt toán bổ

 
  1.  Anh (chị) hãy trình bày đại cương phương thuốc bổ khí?
 Kể tên 5 vị thuốc có tác dụng bổ khí?
1. Định nghĩa
Thuốc bổ khí là những thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư.
Khí hư thường thấy ở các tạng phế và tỳ.
Phế khí hư: Nói tiếng nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp: khi lao động, làm việc nặng hay khó thở, thở gấp.
Tỳ khí hư: Chân tay người mệt mỏi, ăn kém, ngực bụng đầy trưóng, ỉa lỏng.
Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính, tỳ khí vượng thì phế khí sẽ đầy đủ. Vì vậy các thuốc bổ khí đều có tác dụng kiện tỳ.
2. Chỉ định chữa bệnh
a. Toàn thân:
- Nâng cao thể trạng, chữa chứng suy nhược cơ thể: ăn kém, ngủ kém, sút cân, mệt nhọc sau khi ốm, lao động quá sức.
- Thúc đẩy quá trình lợi niệu, chữa chứng phù thũng do viêm thận mạn, phù dinh dưỡng.
- An thần, chữa mất ngủ, hồi hộp vì tỳ không nuôi dưỡng được tâm huyết.
- Một số trường hợp xuất huyết cơ năng lâu ngày như rong huyết, rong kinh, chảy máu do huyết tán...do tỳ khí không thống huyết.
- Một số thuốc có tác dụng cấp cứu choáng v&ag

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook