ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY)

02/08/2024
CÂU 1: Trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị liệt VII ngoại biên thể phong hàn?
YHCT gọi là trúng phong hàn kinh lạc.
Triệu chứng: sau khi gặp mưa, gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Pháp chữa: khu phong, tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí)
Phương điều trị:
Bài thuốc: Đại tần giao thang
Khương hoạt:  08g, Độc hoạt:  08g, Tần giao:  08g, Bạch chỉ:  08g, Xuyên khung: 08g,  Ngưu tất: 12g, Đương quy : 08g,  Thục địa: 12g, Bạch thược: 08g, Đảng sâm, Phục linh: 08g, Cam thảo: 06g, Bạch truật: 12g, Hoàng cầm: 08g
Châm cứu:
Châm các huyệt tại chỗ: Ế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khấp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương,....
Toàn thân châm: Hợp cốc, Phong trì.
Tiêm thuốc vitamin B12 vào các huyệt trên.
Châm kích thích điện vào các huyệt trên.

CÂU 2: Trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn thấp (1 bài thuốc + châm cứu)?
Triệu chứng: đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân theo dọc đườn đi của dầy hồng to, teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát thường kèm theo triệ chứng toàn thân, ăn kém, ngủ ít, mạch nhu hoãn, trầm nhược.
Pháp chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, bổ ca thận, nếu teo cơ phải bổ khí huyết.
Phương điều trị:
Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang gia giảm:
Độc hoạt 12 gam, Phòng phong 08 gam. Tang ký sinh 12 gam,, Tế tân 06 gam, Quế chi 06 gam,
Ngưu tất 12 gam, Đỗ trọng 08 gam,  Đảng sâm 12 gam, Phục linh 12g, Cam thảo 08gam, Bạch thược 12gam, Đương quy 12gam, Thục địa 12gam, Đại  táo 12gam
Châm cứu:
Châm các huyệt: Thận du, Chí thất,  Đại trường du, Trật biên, Hoàn Khiêu, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê, Côn lôn, Bát lieu
Nhĩ châm: Vùng thần kinh tọa

CÂU 3: Trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị  tăng huyết áp thể âm hư dương xung?
Thể âm hự dương xung: Gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp người trẻ, táa loạn tiền mãn kính. Các triệu chứng thiên về hưng phấn nhiều và úc chế gian
Nếu ức chế giảm thì biểu hiện lâm sàng thiên về âm hư, nếu hưng phần nhiên thi biểu hiện lâm sàng thiên về dương xung hay can hoa thịnh.
* Triệu chứng: Hoa mắt, nhức đầu, ù tai, dễ cáu gát, miệng đáng, họng khô ít ngủ hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyên hoạt sác.
Nếu thiên về âm hư thì chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ hay quên, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.
Pháp chữa: Tư âm tiềm dương. Nêu ẩm hư nặng thì tư dưỡng  can thận âm, nếu dương xung nhiều thì bình can tiết dư cả hoả.
Phương thuốc: Thiên ma Câu đằng ẩm:
Thiên ma 06g, Chi tử 08g, Dạ giao đằng 16g, Thạch quyết minh 20g, ích mẫu: 16g, Câu đằng 12g, Hoàng cầm 12g, Phục thần 12g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Tang kí sinh 16g
Nếu nhức đầu nhiều thì thêm cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g
Nếu ngủ ít thêm toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g.
Trong đó:
Thiên ma, câu đằng: Bình can tiềm dương.
Chi tử, hoàng cầm: Thanh tiết can nhiệt.
Dạ giao đằng, phục thần, thạch quyết minh: An thần định trí
Ngưu tất, ích mẫu: Hoạt huyết, giãn mạch.
Đỗ trọng, tang kí sinh: Bổ ích can thận.

CÂU 4: Trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị  tăng huyết áp thể đàm thấp?
Triệu chứng: Người béo mập ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôt ngủ kém, ăn ít, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền hoạt (thể đà thấp). Nếu đàm thấp hoa hoa thì khi ngủ hay giật mình, đầu có cảm giác tú căng, mạch hoạt sác.
Pháp chữa bệnh: Kiện tỳ, trừ thấp, hóá đàm.
Phương thuốc: Bán hạ bạch truật thang gia giảm:
Bán hạ chế 06g, Câu đằng 16g, Trần bì 06g, Hoa hoè 16g, Cam thảo 06g, Tang kí sinh 16g, Phục linh 08g, Ý dĩ 16g, Thiên ma 16g, Bạch truật 12g, Ngưu tất 16g
Trong đó:
+ Bán hạ, trần bì: Chỉ khái, hóá đàm.
+ Thiên ma, câu đằng: Bình can tức phong.
+ Ngưu tất: Hoạt huyết.
+ Ý dĩ, bạch truật: Kiện tỳ trừ thấp.
+ Cam thảo: Điều hòà các vị thuốc.

CÂU 5: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán pháp, phương điều trị  Viêm loét dạ dày tá tràng thể khí trệ( 1 bài thuốc + châm cứu)?
Triệu chứng: Đau thương vị từng cơn, đau lan ra sau lưng và 2 bên mạng sườn, ấn đau (cự án), bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền.
Pháp chữa: Sơ can lý khí (sơ can hòa vị)
Phương điều trị:
Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang gia giảm:
Sài hồ 12g, Chỉ xác 08g, Bạch thược 12g, Cam thảo 06g, Hương phụ 08g, Thanh bì 08g, Xuyên khung 08g
Châm cứu: Châm tả: Thái xung, can du, tỷ du, vị du, trung quản, thiên khu, túc tam lý, tam âm   giao, lương khâu.

CÂU 6: Trình bày triệu chứng, chẩn đoán pháp, phương điều trị  Viêm loét dạ dày tá tràng thể Tỳ vị hư hàn( 1 bài thuốc + châm cứu)?
Triệu chứng: Đau thượng vị liên miên, nôn nhiều, nôn ra nước trong, đầy bụng, người mệt, thích xoa bóp, chườm nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh, phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch hư tế.
Phân tích triệu chứng: Do tỳ vị hư hàn, dương khí không vận chuyển được, ăn uống đình tụ nên đau bụng, đầy bụng, nôn ra nước trong. Tỳ vị dương hư, dương hư sinh ngoại hàn nên sợ lạnh, tay chân lạnh, phân nát. Người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch hư tế là biểu hiện của hư hàn.
- Pháp chữa: Ôn bổ tỳ vị (ôn trung kiện tỳ).
- Phương thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm:
Quế chi 12g, Đại táo 12g, Bạch thược 08g, Hoàng kỳ 16g, Can khương 06g, Hương phụ 08g, Cam thảo 06g, Cao lương khương 06g
Châm cứu: Ôn châm hoặc cứu: Trung quản, thiên khu, tỷ du, vị du, túc tam lý, quan nguyên, khí hải.

CÂU 7: Trình bày nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh và phân loại chứng tiêu khát?
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Với ĐTĐ týp 1, nguyên nhân là do một bệnh tự miễn mạn tính gây hủy hoại các tế bào beta của tiểu đảo tụy, dẫn tới sự bài tiết insulin bị suy giảm nghiêm trọng thậm chí mất hoàn toàn.
Với ĐTĐ týp 2, ngày nay y học chưa tìm thấy nguyên nhân chính thức, tuy nhiên người ta thấy có rất nhiều yếu tố tham gia vào quá trình khởi phát và tiến trển của bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là yếu tố gen (tiền sử gia đình, gen tiết kiệm) và yếu tố môi trường (thừa cân, ít vận động thể lực, tuổi). Sự tương tác giữa hai yếu tố này gây ra tình trạng vừa có giảm tiết insulin ở tế bào beta tụy, vừa có kháng insulin ở mô đích.
Phân loại
* Đái tháo đường týp I: Thường xảy ra ở người trẻ < 30 tuổi, lâm sàng rầm rộ, thể trạng gày, phụ thuộc Insulin ngay từ khi phát hiện bệnh do sự thiếu hụt bài tiết Insulin.
* Đái tháo đường týp II: Thường xảy ra ở người trung niên, lâm sàng thường kín đáo, tiến triển âm thầm, có tiền sử gia đình, liên quan tới sự đề kháng Insulin, chiem 90-95% tong so benh nhân DTĐ.

CÂU 8: Trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị theo Y học cổ truyền Trĩ hạ thể huyết ứ?
Triệu chứng. Đi ngoài ra máu tươi, đau, táo bón.
Pháp điều trị: Lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ.
Phương thuốc:  Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm
Sinh địa 20g, Đương quy 12g, Địa du 12g, Hoè hoa 12g, Hoàng cầm 12g, Kinh giới 12g, Xích thược 12g.
Sắc nước uống ngày 01 thang (Táo bón thêm hạt vừng 12g, Đại hoàng 4g).


CÂU 9: Bệnh nhân nam 55 tuổi, vào viện với biểu hiện: đau thắt lưng lan xuống mông và chân trái, đau âm ỉ kèm theo cảm giác tê bì, tăng hơn về chiều và đêm, cơ cạnh sống co cứng nhẹ - thiện án, cơ lực-trương lực cơ chân trái giảm nhẹ, chất lưỡi nhạt bệu, rêu trắng, mạch tế nhược. Bệnh diễn biến 3 năm, hay tái phát khi trời lạnh ẩm. Hãy biện chứng để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân này.
Biện chứng luận trị
Bệnh nhân nam tuổi trung niên, nam giới ở độ tuổi này khí huyết đã bắt đầu hư kém, tạng người yếu. Nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh, cụ thể như: Lao động nặng nhọc, sinh hoạt, ăn uống phóng túng, không điều độ, hoặc có thể do ngoại tà xâm nhập.  Từ các triệu chứng của bệnh nhân như:  Đau thắt lưng lan xuống mông và chân trái, đau âm ỉ kèm theo cảm giác tê bì, tăng hơn về chiều và đêm, cơ cạnh sống co cứng nhẹ - thiện án, cơ lực-trương lực cơ chân trái giảm nhẹ, chất lưỡi nhạt bệu, rêu trắng, mạch tế nhược. Bệnh diễn biến 3 năm, hay tái phát khi trời lạnh ẩm, có thể đưa ra chẩn đoán như sau:                                
                              Chẩn đoán bát cương: Lý--hàn
                              Chẩn đoán tạng phủ: Can, thận
Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân, bất nội ngoại nhân
Chẩn đoán bệnh danh: Yêu thống
Pháp chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh lạc, bổ ích can thận
Phương thuốc: Tam tý thang
Độc hoạt 12 gam, Phòng phong  08 g. Tần giao 12g,, Tế tân 04g, Ngưu tất 12 g, Nhục quế 04g,  Đỗ trọng 12 g,  Tục đoạn 12g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Bạch linh 12g, Sinh địa 08g, Xuyên khung 12g, Đương quy 12g Bạch thược 12g, Cam thảo 06g
Cách dùng: Sắc nước uống ngày 01 thang
CÂU 10: Một bệnh nhân nam, 42 tuổi, một tháng nay thấy xuất hiện đau và nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng, miệng đắng, hay ợ chua, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đó, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. A/C hãy phân tích triệu chứng để chẩn đoán và điều trị bệnh nhân trên (1 bài thuốc+ châm cứu)
Biện chứng luận trị:
Bệnh nhân nam 42 tuổi, có thể áp lực công việc, dẫn đến tình chí không điều hòa, cũng có thể do ăn uống, ngủ nghỉ giờ giấc thất thường, hoặc có thể do lạm dụng thức uống có cồn, hút thuốc lá, ăn nhiều các thức ăn chua, cay nóng, trực tiếp hại Vị.  Can chủ sơ tiết, tình chí không thư thái thì Can khí uất kết, hoành nghịch phạm Vị gây lên đau, khí cơ không thông lợi, Vị không  thông giáng cho nên trướng bụng, ợ hơi, ợ chua. Từ các triệu chứng của bệnh nhân như: một tháng nay thấy xuất hiên đau và nóng rát vùng thượng vị, dầy bụng, miệng đắng, hay ợ chua, tiểu tiện đỏ, dại tiện táo, chất lưỡi đó, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Có thể đưa ra chẩn đoán như sau:
Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt
Chẩn đoán tạng phủ: Can khí phạm vị
Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân, bất nội ngoại nhân
Chẩn đoán bệnh danh: Vị quản thống
Phương pháp chữa:  Sơ can tiết nhiệt (Thanh can hòa vị)
Bài thuốc: Hóa can tiễn phối hợp với bài Tá kim hoàn gia giảm:
Thanh bì 8g, Bạch thược 12g, Chi tử 08g, Đan bì 08g, Trần bì 06g, Hoàng liên 08g, Bối mẫu 08g, Ngô thù du 04g, Trạch tả 08 g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang
Châm cứu: Châm tả các huyệt: Thái xung, Tam âm giao, Túc tam lý, Trung quản, Thiên khu, Can du, Tỳ du, Vị du, Nội đình, Hợp cốc, Nội quan

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
8 HUYỆT VỊ QUAN TRỌNG 15/07/2024
Zalo
favebook