TĂNG HUYẾT ÁP

18/07/2024
MỤC TIÊU BÀI HỌC
  1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, điều trị tăng huyết áp theo Y học
hiện đại.
  1. Trình bày được bệnh danh, cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp theo Y học cổ truyền.
  2. Trình bày được triệu chứng, cách điều trị tăng huyết áp theo Y học cổ truyền.
NỘI DUNG
  1. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Định nghĩa của WHO và hiệp hội tăng huyết áp quốc tế, huyết áp bình thường nếu huyết áp tâm thu (tối đa) < 140mmHg và huyết áp tâm trương (tối thiểu) < 90mmHg. Khi huyết áp tâm thu > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg thì được coi là tăng huyết áp và có nguy cơ làm tổn thương cơ quan đích: Tim, não, thận...
  • Tăng huyết áp có tối gần 90% không tìm được nguyên nhân gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay là bệnh tăng huyết áp, còn lại là tăng huyết áp thứ phát hay là tăng huyết áp triệu chứng.
  • Yếu tố" tác động phối hợp liên quan tối tăng huyết áp nguyên phát: Chế độ ăn nhiều muối, béo bệu, nghiện rượu, thuốc lá, nhiều stress kéo dài, đái đường, yếu tố" thành mạch, và yếu tố"gia đình...
  • Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát: Thường do bệnh về thận như viêm thận cấp, mạn, thận ứ nước, đa nang, u thận, hoặc bệnh mạch thận, Ngoài ra còn có nguyên nhân do nội tiết: Trong thai nghén, bệnh thượng thận. Và các nguyên nhân tại mạch máu và rối loạn chuyển hóa...
* Phân độ tăng huyết áp (WHO/năm 1999)
Phân độ HA tâm thu HA tâm trương
Tối ưu < 120 mmHg <80 mmHg
Bình thường < 130 mmHg <85 mmHg
Bình thường cao 130-139 mmHg 85-89 mmHg
Độ 1: Tăng huyết áp nhẹ 140-159 mmHg 90-99 mmHg
Độ II: Tăng huyết áp vừa 160-179 mmHg 100-109 mmHg
Độ III: Tăng huyết áp nặng >180 mmHg £110 mmHg
 
 
  • Các giai đoạn của tăng huyết áp
Giai đoạn I: Đã tăng huyết áp nhưng chưa có tổn thương cơ quan đích: Não, mắt, tim, thận...
Giai đoạn II: Tăng huyết áp đã có tổn thương mức độ nhẹ ở ít nhất 1 cơ quan đích: Dày thất trái nhẹ, co nhẹ động mạch đáy mắt hoặc có protein niệu...
Giai đoạn III: Tăng huyết áp có. biến chứng ở ít nhất 2 cơ quan khác nhau: Xuất huyết não, xuất huyết đáy mắt, nhồi máu cơ tim, suy thận, tắc mạch ngoại vi...
  • Tăng huyết áp kịch phát là người có tăng huyết áp vọt mà có huyết áp tầng từ trước ( > 220/ HO mmHg) đòi hỏi phải cấp cứu ngay.
  • Tăng huyết áp ác tính là hiện tượng tăng huyết áp cao đột ngột như tầng huyết áp vọt, nhưng kèm theo có tai biến: Xuất huyết não, xuất huyết đáy mắt, nhồi máu cơ tim...
  • Điều trị tăng huyết áp là đưa huyết áp trở về mức bình thường, duy trì suốt đời bệnh nhân và hạn chế tối thiểu các tác dụng phụ.
  • Nguyên tắc chung là phải cố tìm được nguyên nhân, khi không tìm được nguyên nhân mới coi là tăng huyết áp nguyên phát và điều trị theo biểu đồ của WHO.
  • Phác điều trị chứng: Hạ áp, lợi tiểu an thần và ngoài ra thực hiện chế độ ăn hạn chế muối < 5g/ngày, ăn giảm mỡ động vật, ăn tăng rau, người béo bệu thì hạn chế calo để giảm bớt cân nặng, kiêng thuốc lá, rượu và các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc.
  1. THEO Y HỌC cổ TRUYỀN
    1. Bệnh danh: Tăng huyết áp là một chứng bệnh thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương vượng.
    2. Nguyên nhân cơ chế sinh bệnh: Là do các yếu tố" chính sau:
  • Yếu tố" tình chỉ: Do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí không thư thái, lo nghĩ tức giận khiến can khí nội uất, uất hoá hoả làm hao tổn cảm âm. Âm không liễm được dương, can dương nhiễu loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện những cơn bốc hoả. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận dẫn tối can thận âm hư, can dương vượng.
  • Yếu tố về ăn uống: Do ăn uống nhiều chất, các chất ngọt, béo làm tổn thương tỳ vị khiến chức năng vận hoá của tỳ suy giảm dẫn tới đàm thấp nội sinh nên phát bệnh, hoặc uống nhiều rượu làm thấp trọc sinh ra lâu ngày hoá nhiệt, nhiệt nung nấu tâm dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức năng kiện vận của tỳ vị làm thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên chứng huyễn vựng.
    1. Các thể bệnh
      1. Tăng huyết áp do các nguyên nhân bệnh gây ra
  • Phương pháp chữa: Hạ hưng phấn (bình can tiềm dương, an thần), giãn mạch (hoạt huyết), lợi niệu.
  • Bài thuốc:
Bài:
Thiên ma 8g Xuyên khung 8g
Câu đằng 12g Bạch thược 8g
Sài hồ 12g Đương quy 8g
Hoàng cầm 12g Mộc thông 12g
Chi tử 8g    
 


Trong đó:
+ Thiên ma, câu đằng: Bình can tiềm dương.
+ Hoàng cầm, chi tử: Thanh tiết can nhiệt.
+ Mộc thông: Thanh nhiệt lợi thấp để đưa nhiệt ra ngoài bằng đường tiểu tiện.
+ Sài hồ: Dẫn thuốc vào can đởm.
+ Xuyên khung, bạch thược, đương quy: Hoạt huyết, giãn mạch.
- Châm cứu:
+ Huyệt chung: Thái xung, túc lâm khấp, huyết hải, thái khê.
Nếu nhức đầu thêm huyệt: Phong trì, bách hội.
Nếu chóng mặt thêm huyệt: Nội quan, thần môn.
Nhĩ châm: Châm điểm hạ áp.
  1. Tăng huyết áp theo phân loại triệu chứng của Y học cổ truyền
  1. Thể âm hư dương xung: Gặp ở bệnh nh&

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
8 HUYỆT VỊ QUAN TRỌNG 15/07/2024
Zalo
favebook