THIẾU MÁU VÀ THIẾU MÁU DO THIỂU NĂNG TẠO MÁU CỦA TỦY XƯƠNG

24/07/2024
MỤC TIÊU BÀI HỌC
  1. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị thiếu máu theo
y học hiện đại
  1. Trình bày được triệu chứng, cách điều trị thiếu máu theo y học cổ truyền
NỘI DUNG
  1. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Thiếu máu là chứng bệnh trong đó số lượng hồng cầu giảm hoặc nồng độ Hemoglobin của máu ngoại vi giảm.
Các nguyên nhân gây thiếu máu:
  • Cấp tính: Làm giảm khối lượng máu tuần hoàn như chấn thương, băng huyết...
  • Mạn tính: Làm cơ thể thiếu một số chất cần thiết cho sự tạo máu thành hồng cầu và hemoglobin như suy dinh dưỡng, sau mắc bệnh mãn tính kéo dài, rối loạn chức năng tạo máu của tủy... trong đó thiểu năng tạo máu của tủy xương có thể sinh ra các triệu chứng thiếu máu, chảy máu, nhiễm trùng, suy tim...
Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt (rõ nhất ồ gan bàn tay và niêm mạc mắt), rối loạn thần kinh: Chóng mặt, tối sầm, dễ ngất, mỏi mệt, nhức đầu, ù tai), tim đập nhanh, khó thở, hay bị đánh trống ngực (đây là những biểu hiện của thiếu Oxy do giảm hồng cầu và hemoglobin), rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, nôn, ỉa chảy hoặc táo bón, nội tiết (nữ có thể vô kinh, nam có thể liệt dương).
Xét nghiệm: Đếm hồng cầu giảm, định lượng hemoglobin giảm, tính thể tích hồng cầu trung bình (xác định thiếu máu ưu sắc hồng cầu to thì thể tích hồng cầu tăng hoặc hồng cầu nhỏ thì ngược lại là thiếu máu nhược sắc), huyết cầu tố (tỷ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu và máu toàn phần giảm), định lượng sắt huyết thanh (giảm trong thiếu máu thiếu Fe, tăng trong thiếu máu huyết tán), tuỷ đồ (nghiên cứu phản ứng của tuỷ, khả năng tái sinh của huyết cầu, tế bào bệnh lý), xét nghiệm phóng xạ nghiên cứu chuyển hoá Fe và chức năng của tuỷ xương...
• Điều trị cần tìm được nguyên nhân. Nếu do giun móc, giun đũa phải tẩy giun, nếu thiếu máu do chất sắt phải bổ sung chất sắt, acid Folic, vitamin B12.
Nếu chảy máu do sang chấn có thể phải phẫu thuật và truyền máu bù sô" lượng bị mất. Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, tránh các công việc nặng nhọc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhiều protein động vật, cho thêm sinh tô".
  1. THEO Y HỌC cổ TRUYỀN
    1. Bệnh danh
Thiếu máu nói chung thuộc phạm vi các chứng huyết hư, hư lao của y học cổ truyền...
    1. Nguyên nhân
Thường do sự rối loạn hoạt động của các tạng: Tâm, can, tỳ, thận gây ảnh hưởng tối khí huyết, tinh của cơ thể mà gây bệnh.
    1. Các thể bệnh
      1. Thiếu máu do các nguyên nhân gây ra
Triệu chứng: Da xanh, niêm mạc mắt nhợt, môi nhạt, ngủ ít, chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhạt, mạch hư tế đối sác vô lực. Nếu huyết hư gây khí hư thì có hiện tượng thở ngắn gấp, mỏi mệt, tiếng nói nhỏ, mạch hư tế vô lực.
Phương pháp chữa: Bổ huyết, nếu kèm thêm khí hư thì bổ khí huyết.
Bài thuốc: Tứ vật thang gia giảm, Quy tỳ thang gia giảm, Nhân sâm
dưỡng vinh thang, Bổ trung ích khí thang.  
Bài: Bát trân thang:      
Đảng sâm 16g Phục linh 12g
. Bạch truật 8g • Cam thảo 6g
Xuyên khung 6g Bạch thược 12g
Đương quy 8g Thục địa 12g
 
 


Trong đó:
+ Đẳng sâm, bạch truật, cam thảo: Bổ khí kiện tỳ.
+ Thục địa, đương quy, bạch thược: Bổ huyết, dưỡng huyết.
+ Xuyên khung: Hoạt huyết, dưỡng huyết.
Thuốc nam: Đảng sâm 20g, củ mài 20g, mạch nha 20g, rau má 20g, nhọ nồi 20g, huyết dụ 20g, hoàng tinh 20g, ngải cứu 20g, gừng 4g.
Châm cứu: Châm bổ hoặc cứu các huyệt cách du, cao hoang, tâm du, tỳ du, túc tam lí, tam âm giao.
      1. Thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương
        1. Thể khí huyết đều hư
Triệu chứng: Da xanh, mệt mỏi, thở ngắn gấp, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt, mạch nhu tế sác.
Phương pháp chữa: Bổ khí huyết
Bài thuốc: Bát trân thang, Tứ vật thang gia giảm, Quy tỳ thang, Bổ trung ích khí thang.
Bài: Đương quy bổ huyết thang:
Đương quy 8g                             Hoàng kỳ 40g
Sắc uống ngày 1 thang.
Thuốc nam: Thục địa lOOg, hà thủ ô lOOg, hoàng tinh lOOg, đinh lăng lOOg, tam thất 20g tán nhỏ thành bột sắc uống ngày lOOg.
Châm cứu: Cứu các huyệt: Cao hoang, cách du, tỳ du, túc tam lí...
        1. Thể can thận âm hư
Triệu chứng: Đầu choáng, hoa mắt, ù tai, hai gò má đỏ, miệng khô, hồi hộp, ngủ ít, đau lưng mỏi gối, lòng bàn tay chân nóng, đạo hãn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, mạch huyền tế sác.
Phương pháp chữa: Bổ can thận âm Bài 1: Lục vị địa hoàng thang gia giảm:
Thục địa 16g Sơn thù 8g
Hoài sơn 12g Phục linh 8g
Trạch tả 8g Đan bì 8g
Hạn liên thảo 16g Miết giáp 12g
Ngẫu tiết 12g Bạch mao căn 12g
 


Trong đó:
+ Thục địa: Tư âm, bổ thận, sinh huyết, sinh tân.
+ Sơn thù: Đuổi phong, nhiếp tinh.
+ Hoài sơn: Bổ tỳ, bổ thận, thanh hư hoả ở phế tỳ.
+ Phục linh, bạch mao căn: Lợi thấp, thông thận.
+ Trạch tả: Tả thuỷ ở bàng quang làm cho tỏ tai, sáng mắt. + Hạn liên thảo: Lương huyết, dưỡng can huyết.
+ Miết giáp: Bổ thận âm
Bài 2: Thuốc nam: Tạo huyết sô' 1:
Hà thủ ô 20g Thục địa 40g
Kỉ tử 12g Thiên môn 20g
Cỏ nhọ nồi 2Qg Ba kích 20g
Sơn thù 12g Thỏ ty tử 20g
Nhục thung dung 20g    
 
 


Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Cao hoang, cách du, tỳ du, túc tam lý, huyết hải, thận du, can du...
        1. Thể tỳ thận dương hư
Triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, ngại nói, tự ra mồ hôi, di tinh, hệt dương, rêu lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
Phương pháp chữa: Ôn bổ tỳ thận.
Bài thuốc: “Bát trân thang gia giảm” thêm hoàng kỳ 12g, ba kích 12g, hà thủ ô 16g, cao ban long 20g.
Thuốc nam:
Bài: Tạo huyết số 2: Hà thủ ô 20g Hoàng tinh 20g
Đương quy 20g Đảng sâm 20g
Đại táo 12g Thỏ ty tử 20g
Phá CỐ chỉ 20g Lộc giác giao 20g
Lộc nhung 4g Bạch linh 12g
Châm cứu: Cứu các huyệt: Cao hoàng, cách du, tỳ du, túc tam lý, huyết
hải, thận du.
 


ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG:
ở các thể nặng như Can thận âm hư hoặc tỳ thận dương hư có thể xuất hiện các triệu chứng chảy máu nhiễm khuẩn.
Khi chảy máu thì dùng thêm các vị cầm máu: cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp, địa du, hoè hoa, tam thất. Nếu có trụy mạch phải dùng Độc sâm thang (nhân sâm 8g/ngày).
Nếu có sốt nhiễm trùng phải dùng các vị thuốc thanh nhiệt giải độc: Kim ngân hoa, liên kiều, hoàng cầm kết hợp với các thuốc thanh nhiệt lương huyết: Sinh địa, huyền sâm, đan bì, địa cốt bì...
Khả năng điều trị của y học cổ truyền tốt với những thể bệnh nhẹ kéo dài, còn các trường hợp bệnh nặng cần phải kết hợp với các phương pháp khác của y học hiện đại.
  1. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
  1. Trình bày triệu chứng, pháp và phương điều trị chứng bệnh thiếu máu do các nguyên nhân?
  2. Trình bày triệu chứng, pháp và phương điều trị chứng bệnh thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương thể khí huyết đều hư?
  3. Trình bày triệu chứng, pháp và phương điều trị chứng bệnh thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương thể can thận âm hư?
  4. Trình bày triệu chứng, pháp và phương điều trị chứng bệnh thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương thể tỳ thận dương hư?
  5. So sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau về triệu chứng, chẩn đoán, pháp phương điều trị chảy máu thể can thận âm hư và thể tỳ thận dương hư?
  1. TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO
1. Bài giảng Bệnh học nội khoa. NXB Y học 2003. Thiếu máu huyết tán.
• 2. Bài giảng Y học cổ truyền. NXB Y học 2002. Thiếu máu.
  1. Kết hợp đông tây y chữa một số bệnh khó - NXB Y học 2002. Thiếu máu
  2. Nội khoa y học cổ truyền - NXB Y học 2006. Thiếu máu.

 

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
8 HUYỆT VỊ QUAN TRỌNG 15/07/2024
Zalo
favebook