Đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái là bị gì? Cách khắc phục ra sao?

10/07/2023

Đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái có thể xuất hiện do chấn thương, liên quan đến vấn đề suy nhược cơ, bệnh xương khớp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do một số bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến xương sườn, mô dưới da, dây thần kinh cột sống, tủy sống, phổi và tim. Do đó người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái là bị gì?
Tìm hiểu đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái là bị gì

 

Đau nhói sau lưng trên bên phải là bị gì?

Đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái là vấn đề xuất hiện phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chấn thương, mắc bệnh về xương khớp hay có liên quan đến những bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng khác. Trong đó, đau nhói sau lưng trên bên phải thường do những nguyên nhân sau:

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ tác động, tạo áp lực và chèn ép vào các dây thần kinh cột sống. Khi người bệnh bị chấn thương hoặc nâng vật nặng sẽ cảm thấy các cơn đau ở lưng. Trong trường hợp một hoặc nhiều đĩa đệm bị vỡ, tổn thương thì tình trạng đau nhức lưng sẽ dữ dội hơn do các dây thần kinh bị chèn ép..

Ngoài việc gây đau nhói ở lưng dưới, bệnh còn gây ra cơn đau ở lưng trên, vai, cổ, đau nhói lưng trên bên phải, bên trái hoặc cả hai. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy một số triệu chứng khác như: 

  • Tê, yếu ở vai hoặc cánh tay
  • Có cảm giác ngứa ran ở vai và cánh tay
  • Đau vai, đau cánh tay. Cơn đau sẽ nặng nề hơn khi ho hoặc khi hắt hơi.

Gãy đốt sống

Gãy đốt sống là tình trạng phần xương bên trong cột sống bị tổn thương và vỡ khiến thủng tủy sống hoặc chèn ép vào các dây thần kinh. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ngoài triệu chứng đau nhói sau lưng trên bên phải, bệnh còn có thể xuất hiện đồng thời với một số triệu chứng khác, gồm:

  • Co thắt cơ bắp
  • Đau cổ
  • Yếu, tê liệt cơ
  • Gặp nhiều khó khăn trong lúc di chuyển vai hoặc cánh tay
  • Có cảm giác ngứa ran.
Gãy đốt sống gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái
Gãy đốt sống thể hiện cho tình trạng phần xương bên trong cột sống bị tổn thương, bị vỡ làm thủng tủy sống hoặc chèn ép vào các dây thần kinh và gây đau

Chấn thương, căng cơ

Bong gân, căng cơ, xoắn cơ quá mức hoặc rách cơ khi thực hiện các hoạt động có thể dẫn đến đau nhói sau lưng trên bên phải. Đặc biệt là khi chơi thể thao hoặc lao động nặng nhọc, một cú ngã hoặc một cú va chạm bất ngờ, .lạm dụng cơ, lặp lại các động tác nhiều lần cũng có thể khiến lưng bị tổn thương và đau. 

Bệnh loãng xương gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Loãng xương là một bệnh xương khớp nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân bị gãy xương chỉ sau một cú va chạm hoặc ngã nhẹ, đặc biệt là gãy xương nén ở đốt sống. Ngoài cảm giác đau nhói sau lưng trên bên phải thì bệnh còn có dấu hiệu khác như: 

  • Móng tay dễ gãy
  • Lực tay yếu
  • Thấp đi hoặc cong lưng đột ngột
  • Đau lưng đột ngột hoặc âm ỉ
  • Cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi đi bộ hoặc đứng dậy.

Viêm khớp gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể. Bệnh thường kéo theo tình trạng đau nhói sau lưng trên bên phải hoặc đau ở bất kỳ khu vực nào dọc theo cột sống. Đây là bệnh mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm và có thể đi kèm với biến chứng cong vẹo cột sống. Một số triệu chứng khác của bệnh gồm: 

  • Cứng khớp và cơ
  • Đau ở vai, cánh tay, cổ hoặc bất kỳ khớp nào
  • Dễ bị chuột rút
  • Tê, yếu cơ.

Hội chứng đau cơ

Hội chứng đau cơ xảy ra ở các cơ và có khả năng xuất hiện trong đĩa đệm cột sống. Tình trạng đau cơ thường hình thành bởi những hoạt động lặp đi lặp lại thường xuyên hoặc trong thời gian dài. 

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy có những cơn đau xuất hiện sâu bên trong cơ bắp hoặc lan tỏa sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Theo thời gian, cơ đau sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Hội chứng đau cơ gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái
Hội chứng đau cơ là nguyên nhân gây đau nhói sau lưng trên bên phải

Nguyên nhân không phổ biến khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, tình trạng đau nhói sau lưng trên bên phải còn xuất hiện do một số nguyên nhân không phổ biến. Bao gồm: 

Vấn đề ở phổi

  • Ung thư phổi có thể hình thành nên những cơn đau nhói sau lưng trên bên phải. Đặc biệt là khi bệnh đã di căn vào ngực hoặc cột sống.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, tắc nghẽn phổi, khối u hoặc máu đông trong phổi cũng là nguyên nhân gây đau nhói sau lưng trên bên phải.

Nhiễm trùng cột sống

  • Nhiễm trùng cột sống là nguyên nhân gây đau lưng bên phải. Bệnh có thể xuất hiện do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Nhiễm trùng khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch suy yếu, tủy sống và xương gặp vấn đề.
  • Nhiễm trùng cột sống có thể do phẫu thuật hoặc một số thủ thuật xâm lấn khác. Tình trạng này còn đi kèm một số triệu chứng khác như ớn lạnh, tê, ngứa ran hoặc sốt…

Bệnh về túi mật

  • Sỏi mật: túi mật không nằm gần lưng trên nhưng cơn đau vẫn có thể xuất hiện khi bạn gặp các vấn đề về sỏi mật.
  • Viêm túi mật cũng có khả năng hình thành những cơn đau nhức âm ỉ ngay tại lưng trên bên phải. 

Đau nhói sau lưng trên bên trái là bị gì?

Tình trạng đau nhói sau lưng trên bên trái ít xảy ra hơn so với đau lưng trên bên phải nhưng lại bắt nguồn từ những vấn đề nghiêm trọng, có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể: 

Chấn thương cơ xương gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Chấn thương phần cứng (cơ hoặc xương) ở lưng trên, ở vai có thể khiến tình trạng đau nhói sau lưng trên bên trái hình thành. Tình trạng này thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng và không quá nguy hiểm. Những triệu chứng khác gồm:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột và biến mất một cách nhanh chóng. Cơn đau thường chỉ kéo dài vài giây một lần.
  • Cơn đau chỉ xuất hiện trên một khu vực nhỏ tồn tại ở lưng trên hoặc ở vai
  • Cơn đau sẽ nặng nề hơn khi bạn chạm vào hoặc di chuyển
  • Không xuất hiện bất kì triệu chứng nguy hiểm khác trong suốt nhiều giờ hoặc trong nhiều ngày. 

Đôi khi chấn thương là một vấn đề nghiêm trọng như gãy xương. Vì thế, nếu tình trạng đau nhức không được cải thiện sau vài ngày, bạn nên đến bệnh viện.

Chấn thương cơ xương gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái
Chấn thương phần cứng (cơ hoặc xương) ở lưng trên, ở vai có thể khiến tình trạng đau nhói sau lưng trên bên trái hình thành

Đau thắt ngực

Tình trạng đau thắt ngực có thể xuất hiện khi tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Điều này hình thành khi lưu lượng máu tích tụ, không thể di chuyển đến tim và bám trên thành của các động mạch vành.

Ngoài tình trạng đau thắt ở ngực, người bệnh sẽ bị đau thêm ở lưng, ở cổ hoặc ở hàm. 

Đau thắt ngực không phải là đau tim nhưng cơn đau tại khu vực này có liên quan đến tim. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bạn nghỉ ngơi và uống thuốc giãn động mạch chủ đầy đủ.

Cơn đau thắt ngực nếu xảy ra thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau tim. Vì thế, người bệnh nên thận trọng, thăm khám cẩn thận.

Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ xảy ra khi màng bảo vệ động mạch gặp vấn đề hoặc bị tổn thương do bệnh tật, chấn thương. Nếu bệnh nhân không điều trị, tình trạng này có thể phát triển mạnh dẫn đến vỡ động mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vị trí xuất hiện cơn đau phụ thuộc vào vị trí cụ thể của động mạch. Ngoài lưng, cơn đau có thể xuất hiện ở vai, ngực hoặc ở bụng.

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim xảy ra khi bạn mắc các bệnh tự miễn, nhiễm trùng, đau tim hoặc bị sau phẫu thuật. Tình trạng này khiến màng ngoài tim và các mô ở tim cọ xát với nhau, gây nên những cơn đau nhói ở ngực, tim và sau lưng trên bên trái.

Viêm màng ngoài tim gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái
Viêm màng ngoài tim khiến màng ngoài tim và các mô ở tim cọ xát với nhau hình thành nên những cơn đau nhói ở ngực, tim và sau lưng trên bên trái

Tắc nghẽn phổi

Tắc nghẽn phổi sẽ hình thành và phát triển khi động mạch ở phổi bị nghẽn, tắc. Hiện tượng này thường liên quan đến cục máu đông xuất hiện ở động mạch hoặc bất kỳ vị trí nào. Khi máu đông vỡ ra, các tế bào máu nhỏ sẽ theo dòng máu di chuyển đến phổi và kẹt lại ở động mạch phổi.

Khó thở và đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của tình trạng tắc nghẽn phổi. Tuy nhiên cơn đau vẫn có khả năng xuất hiện ở lưng, vai, cổ hoặc bất kỳ vị trí nào khác.

Đau tim

Tim ngừng hoạt động hoặc bị tổn thương vì thiếu oxy sẽ hình thành nên một cơn đau tim. Đa phần, tình trạng này xảy ra khi có sự tích tụ mảng bám hoặc thu hẹp ở các động mạch vành. Khi những mảng bám này tróc ra khỏi động mạch, chúng có thể gây tắc nghẽn dòng máu chảy về nuôi dưỡng tim, từ đó gây ra đau tim. Lúc này những cơn đau thắt ở ngực sẽ xuất hiện. Cơn đau này khi xuất hiện có thể lan rộng sang nhiều bộ phận khác, phổ biến là sau lưng trên bên trái, vai, cổ và cánh tay.

Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đi khám tại cơ sở y tế uy tín khi cảm thấy:

  • Chóng mặt
  • Nôn, buồn nôn
  • Khó chịu, đau ở ngực xuất hiện kéo dài trên một phút
  • Viêm phế quản, khó thở kèm theo hoặc không kèm theo cơn đau ngực
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Tê, đau hoặc có cảm giác khó chịu bất thường xảy ra ở cổ, hàm, sau lưng trên bên trái, sau tim hoặc bụng dưới.

Ung thư

Một số bệnh ung thư có thể khiến bạn bị đau nhói sau lưng trên bên trái và đau ngực như ung thư phổi và ung thư vú.

Mặc dù đau ở ngực là triệu chứng điển hình của những loại ung thư này. Tuy nhiên cơn đau có thể phát triển và lan rộng sang nhiều bộ phận khác của cơ thể kể cả lưng. Nếu các cơn đau xảy ra cùng một lúc nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ cao hơn.

Theo thống kê có khoảng 25% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi bị đau lưng. Cơn đau này chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư đã di căn, tạo áp lực lên các dây thần kinh xung quanh hoặc cột sống. 

Ung thư phổi gây đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái
Ung thư phổi và một số bệnh ung thư khác có thể khiến bạn bị đau nhói sau lưng trên bên trái và đau ngực

Đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái khi nào cần khám bác sĩ?

 Một số nguyên nhân dẫn đến cơn đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây, bạn cần đến bệnh viện và khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Toát mồ hôi lạnh
  • Đau ngực, khó thở
  • Cơn đau phát triển và lan rộng đến vai, cánh tay, cổ
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chóng mặt, không thể tỉnh táo
  • Ngất xỉu
  • Sốt trên 37 độ
  • Nhịp tim nhanh chậm thấp thường
  • Ho ra máu.

Biện pháp xử lý khi bị đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Việc chẩn đoán sớm và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra khi bạn bị đau nhói sau lưng trên bên phải, bên trái. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mà cách xử lý sẽ khác nhau. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn xử trí tình trạng này. 

Chăm sóc tại nhà giúp cải thiện cơn đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Nếu tình trạng đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái ở mức độ nhẹ, do chấn thương hoặc một số vấn đề không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp giảm đau tại nhà gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng hoặc làm những công việc nặng nhọc khác
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội… để vừa cải thiện cơn đau vừa nâng cao sức khỏe
  • Duy trì cân nặng hợp lý, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, nâng cao sức khỏe để phòng ngừa bệnh tim mạch, xương khớp.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng, nhiều axit. Bởi những loại thực phẩm này không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn làm rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Không sử dụng bia rượu hoặc một số loại thức uống có cồn khác để tránh gây hại xương khớp.
  • Ngưng hoàn toàn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Nicotine có trong thuốc lá làm ảnh hưởng đến lượng oxy trong máu, từ đó gây nên những vấn đề về tim và phổi.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện tình trạng đau nhức và sưng tấy. Bạn nên thực hiện biện pháp này 2 lần/ngày, mỗi lần từ 20 –  30 phút. Người bệnh cần lưu ý kiểm tra nhiệt độ để tránh gây bỏng da.
  • Xoa bóp, massage vào những vị trí đau để giảm cơn đau, đồng thời giúp cơ bắp thư giãn và nâng cao quá trình tuần hoàn máu.
  • Sử dụng Acetaminophen hoặc một số loại thuốc giảm đau không kê đơn khác theo sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Chăm sóc tại nhà giúp cải thiện cơn đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái
Sử dụng Acetaminophen hoặc một số loại thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện cơn đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Điều trị đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái bằng thuốc Tây

Trong trường hợp những biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà không hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và được bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thuốc điều trị sẽ khác nhau, do đó, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhói sau lưng trên gồm:

  • Thuốc chống viêm không Steroid: Có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, phù hợp với những cơn đau từ trung bình đến nặng. Một số loại thuốc thường dùng gồm Aspirin hoặc Ibuprofen
  • Thuốc làm tan máu đông: Nitroglycerin hoặc một số loại thuốc làm tan máu đông khác có thể được sử dụng khi bạn bị đau nhói sau lưng trên bên trái.
  • Chất làm loãng máu: Thuốc này phù hợp với tình trạng đau nhói sau lưng trên xảy ra do có cục máu đông trong động mạch. 
  • Thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng sinh: Phù hợp với những cơn đau do nhiễm trùng, viêm màng phổi hoặc viêm ngoài màng tim.
  • Thuốc giảm đau kê đơn Opioids: Được sử dụng khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, đau nghiêm trọng khiến khả năng vận động bị hạn chế. Thuốc này có khả năng gây tác dụng phụ và gây nghiện. Do đó, người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc quá 3 tuần và phải dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ: Được sử dụng khi tình trạng đau nhói sau lưng trên của bạn xuất hiện đồng thời với chứng co thắt cơ, đau cơ, đau cơ xơ hóa. Flexeril, Soma Và Baclofen là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp này.
  • Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm: Cymbalta, Elavil… là những loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị đau do ung thư hoặc đau thần kinh.

Thủ thuật, phẫu thuật điều trị đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Nếu đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái xảy ra do bệnh về tim mạch, ung thư hoặc xương khớp nặng thì thủ thuật và phẫu thuật sẽ được xem xét sử dụng. Biện pháp này thường được dùng khi phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng. 

Thủ thuật, phẫu thuật điều trị đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái
Thủ thuật, phẫu thuật điều trị đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái

Điều trị đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái bằng thuốc Đông y

Đông y có lợi thế trong dự phòng và điều trị nhiều bệnh lý mãn tính như xương khớp, đau cơ, tim mạch giai đoạn đầu… Sở dĩ như vậy bởi Đông y tiếp cận, trị bệnh từ căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể. 

Trải qua quá trình khám Vọng – Văn – Vấn – Thiết (Nghe – Nhìn – Hỏi – Khám), các thầy thuốc Đông y xác định chính xác căn nguyên bệnh xảy ra do những yếu tố nào, sau đó sẽ tiến hành kê đơn, bốc thuốc.

Ưu điểm của Đông y nằm ở chỗ, thuốc trị bệnh có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Vì vậy thuốc đảm bảo được sự an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ như thuốc Tây y. Tuy nhiên, nhược điểm của cách chữa này là thời gian thuốc phát huy tác dụng lâu dài. Vì vậy cách điều trị này không phù hợp với những triệu chứng, tình trạng nguy cấp, cần xử lý cấp cứu. 

Ưu điểm thuốc đông y chữa xương khớp

Đồng thời, khi sử dụng thuốc Đông y khắc phục tình trạng đau nhói sau lưng trên bên phải, bên trái, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, được cấp phép hoạt động, đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, tận tình, chu đáo. Điều này giúp bạn tránh mua phải thuốc Đông y rởm, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc bởi thời gian phát huy tác dụng của thuốc Đông y thường lâu hơn so với thuốc Tây. Tuy nhiên, đổi lại thì tác dụng đạt được sẽ lâu dài, bền vững hơn, hạn chế gặp các tác dụng phụ.

Trong trường hợp bị đau nhói sau lưng bên phải, bên trái do các bệnh xương khớp mãn tính gây ra, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ, bài thuốc trị bệnh sau. Đây đều là những bài thuốc/ sản phẩm, đơn vị uy tín, được đông đảo người bệnh tin tưởng, lựa chọn. 

1. Hoạt huyết phục cốt hoàn – Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc

Là sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty CP nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, đặc biệt phù hợp với các trường hợp bị viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau khớp gối… Thuốc bào chế dạng viên, tiện lợi khi sử dụng, dễ bảo quản.

Hoạt huyết phục cốt hoàn

Thành phần: Hầu vĩ tóc, na rừng, hy thiêm, gối hạc, phòng phong, hoàng cầm…

Công dụng: Giảm đau, hỗ trợ bổ sung chất nhày dịch khớp, giúp hoạt động linh hoạt và tái tạo sụn khớp

Thông tin liên hệ:

  • Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội/Điện thoại: (024)7109 6699
  • Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM/Điện thoại: (028)7109 6699
  • Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long/Điện thoại: (0203) 657 0128
  • Website: www.thuocdantoc.org

2. Cốt Vương Thần Hiệu Thang – Trung tâm Đông y Việt Nam

Với công dụng đặc hiệu trong chữa bệnh xương khớp, Cốt vương thần hiệu thang đã được hàng nghìn người bệnh cả trong nước và nước ngoài tin tưởng và áp dụng. Điểm nổi bật của bài thuốc là thành phần thuốc 100% là thảo dược sạch, an toàn, lành tính với mọi đối tượng, kể cả người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Thành phần: Đương quy, xuyên khung, thương truật, phòng kỷ, thiên niên kiện, quế chi, hoàng bá,..

Công dụng: Giảm đau, chống viêm, nuôi dưỡng sụn khớp, thanh nhiệt, giải độc gan, ngừa tái bệnh…

Thông tin liên hệ:

  • Hà Nội: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội/Điện thoại: (024) 710 99 818 – 0963 638 285
  • HCM: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh/Điện thoại: (028) 710 99 818 – 0964 129 962
  • Website: https://www.dongyvietnam.org

3. Bài thuốc Nam bí truyền dòng họ Đỗ Minh – Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Là sự kết hợp 4 trong 1, gồm: Thuốc đặc trị; Thuốc hoạt huyết bổ thận; Thuốc bổ gan, giải độc; Thuốc kiện tỳ ích tràng. Thành phần thuốc được bào chế từ 20 – 30 vị thuốc quý từ tự nhiên, gia giảm theo Tỷ lệ vàng. Đáng chú ý, tất cả thảo dược đều lấy từ các cánh đồng dược liệu sạch do Đỗ Minh Đường trực tiếp đầu tư. Nhờ thế đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả cho người bệnh. 

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp Đỗ MInh Đường

Bài thuốc này là bài thuốc bí truyền của dòng họ Đỗ Minh, đã có từ 150 năm trước. Hiện, bài thuốc đang được kế thừa, phát triển bởi lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh Đường. 

Sau 150 năm ứng dụng, bài thuốc này đã giúp nghệ sĩ Xuân Hinh và hơn hàng ngàn người bệnh xương khớp khác thoát khỏi cơn đau dai dẳng do bệnh xương khớp mang lại. Trong đó bao gồm nhiều trường hợp bị đau nhói sau lưng trên bên phải, bên trái. 

Nhờ đó, đơn vị vinh dự đón nhận giải thưởng Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2017” do Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo trao tặng. Đồng thời, năm 2018, Đỗ Minh Đường cũng được nhiều đài truyền hình uy tín mời hợp tác trong các chương trình về sức khỏe. Điển hình là chương trình “Góc nhìn người tiêu dùng” – VTC2, “Khỏe thật đơn giản” VTV2 – Số phát sóng về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. 

Thông tin liên hệ:

  • Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình. Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349
  • Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh. Hotline: 028 3899 1677 – 0938 449 768
  • Website: http://dominhduong.com

Đau nhói sau lưng trên bên phải và bên trái được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gây nguy hiểm. Vì thế, nếu cơn đau vẫn xuất hiện sau khi nghỉ ngơi và áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà, đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Xem thêm:

>> Đau Nhức Bả Vai Và Cánh Tay Phải – Nguyên Nhân & Điều Trị

>> Nguy cơ tàn phế, bại liệt do đau vai gáy và giải pháp khắc phục hiệu quả tận gốc


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook