Đau dạ dày đang là căn bệnh phổ biến hiện nay, cứ 10 người thì lại có đến 7 người mắc. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh giúp ngăn chặn các biến chứng như viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày,.. .nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Dưới đây là 8 dấu hiệu triệu chứng đau dạ dày điển hình, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.
Đau dạ dày bên nào? Vị trí thường gặp
Đây là thắc mắc chung của hết những người bị đau bụng và nghi ngờ là đau dạ dày. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã xin tư vấn của Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc đã đưa ra 3 vị trí đặc biệt mà người bệnh cần lưu ý:
Đau vùng thượng vị:
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh đau dạ dày. Các cơn đau tập trung ở vùng rốn và có khả năng lan rộng ra vùng lưng và ngực. Cơn đau thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn và kéo dài nhiều giờ sau đó. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, các đồ uống có gas,…
Đau dạ dày vùng giữa bụng:
Đây là vị trí tập trung nhiều cơ quan nội tạng vì vậy rất khó để bệnh nhân phát hiện bệnh. Dấu hiệu đau dạ dày ở vùng này là các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng xung quanh rốn, sau đó lan rộng sang phải, kèm theo các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn.
Đau dạ dày vùng phía trên bên trái:
Nếu bạn có cảm giác nóng bụng, thường xuyên thấy đói và đau ở vị trí này thì khả năng cao bạn đã bị đau dạ dày. Các cơn đau sẽ giảm dần sau khi ăn nhưng khi ăn no lại gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu. Nếu phát hiện những cơn đau ở vị trí này, bạn cần tuyệt đối tránh xa các loại thức ăn cay nóng, đồ uống có gas và các chất kích thích khác.
Các dấu hiệu triệu chứng đau dạ dày thường gặp
Theo BS Tuyết Lan, người bị đau dạ dày thường xuất hiệu 8 triệu chứng điển hình dưới đây:
1. Buồn nôn
Đây là triệu chứng của bệnh đau dạ dày đang ở giai đoạn nhẹ. Nguyên nhân gây ra là do dạ dày mất khả năng thực hiện bình thường khiến thức ăn không được tiêu hóa hết và bị đẩy ngược lên trên. Nếu triệu chứng này thường xuyên xảy ra, bạn cần lưu ý vì thức ăn trào lên miệng có thể gây ra rách thực quản, tổn thương niêm mạc.
2. Đau dạ dày trong đêm
Đau dạ dày trong đêm là dấu hiệu đau dạ dày phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhiều trường hợp là do:
- Uống nhiều rượu bia:
Cồn và các chất có trong rượu bia là nguyên nhân gây kích thích tiết dịch vị dạ dày gây ra các cơn đau vào ban đêm. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu bia có thể trào ngược acid dạ dày, gây buồn nôn, ợ chua, ợ nóng khi ngủ.
- Ăn quá no trước khi đi ngủ:
Thói quen ăn quá no trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày trong đêm. Lượng thức ăn quá nhiều khiến dạ dày co bóp và bài tiết liên tục gây dạ các triệu chứng như đau dạ dày thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, mất ngủ,..
- Viêm loét dạ dày – tá tràng:
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do thói quen ăn uống kém khoa học, nhịn ăn sáng,…Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân cần giảm lượng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Một số nguyên nhân khác: do nhịn ăn tối, căng thẳng, mệt mỏi, hút thuốc lá hoặc tác dụng phụ do uống thuốc,…
3. Đau dạ dày thường xuyên
Những cơn đau dạ dày ở mức độ nhẹ thường chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ và không xảy liên tục. Tuy nhiên, nếu bạn thấy các cơn đau dạ xảy ra thường xuyên và kéo dài tức là mức độ bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần đến ngay các cơ sở uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng như thủng dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
4. Đau dạ dày âm ỉ
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng dạ dày bị đau âm ỉ trong nhiều ngày thì rất có khả năng bạn đã bị đau dạ dày. Đây là triệu chứng về đường tiêu hóa thường gặp phổ biến ở những người có thói quen sinh hoạt, ăn uống thất thường, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, mặn, khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Ngoài ra, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến đau dạ dày cấp tính hình thành và phát triển.
5. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
Đây là triệu chứng quan trọng của bệnh đau dạ dày xảy ra do dịch vị dạ dày tiết ra nhiều và bị trào ngược. Đối với nhiều người bị đau dạ dày, đây là triệu chứng của bệnh đau dạ dày duy nhất mà họ gặp phải.
Thường xuyên ợ chua, ợ hơi, ợ nóng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa và dấu hiệu này thì chưa thể kết luận là có bị đau dạ dày hay không, vì triệu chứng này cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ khi uống thuốc. Vì vậy, bên cạnh việc cẩn trọng với sức khỏe của mình bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.
6. Tại sao đau dạ dày lại khó thở?
Thông thường, khi bị khó thở người bệnh thường nghĩ ngay đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhưng trong trường hợp này, khó thở là một trong những triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Để trả lời cho câu hỏi “tại sao đau dạ dày lại khó thở?” BS Tuyết Lan cho biết:
“Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị, nôn, buồn nôn,.. là các triệu chứng đau dạ dày phổ biến và thường gặp nhất. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở. Có 3 nguyên nhân để lý giải cho tình trạng này:
- Nguyên nhân đầu tiên là do tình trạng acid bị trào ngược đi kèm thức ăn xuất hiện liên tục gây áp lực lớn cho niêm mạc thực quản. Chính những áp lực đó gián tiếp ảnh hưởng và chèn ép lên khí quản khiến người bệnh khó thở.
- Thứ hai, lượng acid bị trào ngược lên gây kích thích hệ thống thần kinh ngay tại niêm mạc thực quản gây ra phản xạ co rút khối cơ ở lồng ngực, từ đó chèn ép lên đường thở và gây khó thở.
- Nguyên nhân thứ ba là do dịch vị tiết ra quá nhiều khiến thức ăn bị đẩy lên cao, chèn ép đường thở, khiến người bệnh tức ngực, thở khó.”
Khi gặp phải tình trạng này bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có các biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể khắc phục tạm thời triệu chứng bệnh bằng việc sử dụng dược liệu từ thiên nhiên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
7. Chán ăn, ăn uống kém, cơ thể suy nhược
Bệnh nhân đau dạ dày có dạ dày hoạt động kém hơn người bình thường nên thức ăn nạp vào cơ thể được tiêu hóa chậm khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, nặng nề từ đó gây lên tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng khiến cơ thể suy nhược.
Đây có thể coi là một dấu hiệu đau dạ dày nhưng chưa thật sự rõ ràng. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình hình.
8. Đầy bụng, khó tiêu
Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị đau dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác đầy hơi, căng, chướng bụng dù sau khi ăn đã lâu. Đối với trường hợp nặng, kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị.
Dấu hiệu đau dạ dày theo từng giai đoạn
Đau dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp có biểu hiện bệnh lý khá phức tạp theo từng giai đoạn. Vì vậy, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có các triệu chứng khác nhau.
1. Biểu hiện đau dạ dày nhẹ
Khi mới mắc phải bệnh đau dạ dày, người bệnh thường có các triệu chứng:
- Trướng bụng, đầy hơi kể cả khi đã ăn xong lâu: Nguyên nhân là do dạ dày hoạt động kém, khiến thức ăn khi nạp vào cơ thể bị tiêu hóa chậm gây cảm giác đầy bụng, căng, chướng bụng dẫn tới chán ăn, ăn không ngon.
- Bụng đau rát cồn cào (đau dạ dày vùng thượng vị): Những cơn đau thất thường sẽ xuất hiện và ngày càng thường xuyên hơn theo sự chuyển biến của bệnh.
- Suy nhược cơ thể, chán ăn: Chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, miệng đắng, ăn không ngon. Lâu dần khiến cơ thể suy nhược.
- Buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Acid dạ dày bị trào ngược khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, ợ chua,…
2. Triệu chứng đau dạ dày nặng
Khi bệnh chuyển biến xấu hơn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau:
- Xuất hiện các cơn đau thắt dạ dày thường xuyên và dai dẳng. Tuy nhiên, những cơn đau này chỉ kéo dài trong vài giờ và không xảy ra liên tục
- Đại tiện ra máu, nôn mửa (có thể nôn ra máu): Hiện tượng này cho thấy dạ dày đang bị tổn thương nghiêm trọng gây xuất huyết. Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng đau vùng thượng vị, toát mồ hôi, đi ngoài phân đen, chóng mặt,…
- Sụt cân bất thường: Những người mắc phải bệnh đau dạ dày thường có hệ miễn dịch rất yếu khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tấn công lớp niêm mạc dạ dày. Về lâu dài chúng tiêu diệt các lợi khuẩn cùng hệ thống sợi mao có trong ruột non khiến việc hấp thu dinh dưỡng trong ruột non kém, thậm chí không hấp thu được khiến người bệnh sút cân nhanh chóng.
3. Dấu hiệu đau dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp không những gây khó chịu, đau đớn mà còn có thể dẫn tới viêm dạ dày mãn tính và những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời:
Một số biểu hiện phổ biến của đau dạ dày cấp:
- Vùng thượng vị đau dữ dội kèm cảm giác nóng rát.
- Nôn ra máu
- Suy nhược, chán ăn
- Đi ngoài phân lỏng, đen
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu đau dạ dày cấp, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ tư vấn cách chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số mẹo dân gian bạn có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh:
- Uống một tách trà gừng nóng hoặc ngậm một lát gừng giúp giảm cơn đau dạ dày cấp tính, tăng lưu thông máu, hỗ trợ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Chườm nóng: Bạn có thể đổ một chút nước nóng vào túi chườm chuyên dụng và đắp lên vị trí đau sẽ giúp giảm đau đáng kể
- Xoa bụng với tinh dầu như tinh dầu bạc hà, dầu dừa, húng quế,…
- Uống một cốc bạc hà nóng hoặc nhai một vài lá bạc hà để giảm cơn đau nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng đau dạ dày điển hình nhất mà bạn cần lưu ý. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có những cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này và có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.