Ung thư gan

25/07/2023
Gan nằm dưới phổi phải, là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể có nhiều chức năng thiết yếu. Bài viết này sẽ giải thích các triệu chứng của ung thư gan, cách phát triển, cách điều trị và các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh ung thư này.

Triệu chứng
     Các triệu chứng của ung thư gan thường không trở nên rõ ràng cho đến khi bệnh đến giai đoạn tiến triển. Ung thư gan có thể gây ra những điều sau đây:
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau bụng, vùng xương bả vai phải, vùng lưng
  • Tụt cân không rõ nguyên nhân
  • Gan to, lách to hoặc cả hai
  • Báng bụng
  • Mệt mỏi
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Ngứa ngáy, sốt
  • Cảm giác mau no, ăn không ngon
Ung thư gan cũng có thể gây tuần hoàn bàng hệ (các mạch máu nông nổi lên và phát triển các nhánh dưới da) cũng như bầm tím và chảy máu, tăng mức canxi và cholesterol, giảm lượng đường trong máu.

Các giai đoạn
     Để giúp xác định giai đoạn và tiên lượng điều trị ung thư gan, các chuyên gia chia sự tiến triển của ung thư gan thành 4 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: Khối u vẫn còn trong gan và chưa lan sang cơ quan hoặc vị trí khác.
  • Giai đoạn 2: Có một số khối u nhỏ tồn tại trong gan hoặc một khối u đã chạm đến mạch máu.
  • Giai đoạn 3: Có nhiều khối u lớn hoặc một khối u đã vươn đến một mạch máu chính.
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn, có nghĩa là nó đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
     ung thư gan

Điều trị
Phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn các khối u là cách duy nhất phục hồi cho những người bị ung thư gan giai đoạn đầu có thể điều trị.

Cắt gan một phần

Khi khối u nhỏ và chỉ chiếm một phần của gan, bác sĩ có thể loại bỏ phần này để ngăn chặn ung thư phát triển và lan rộng. Tuy nhiên, nhiều người bị ung thư gan cũng đồng thời bị xơ gan hoặc sẹo gan. Trong trường hợp này, bác sĩ cần để lại tối đa lượng mô gan khỏe mạnh sau khi cắt gan để gan hoạt động. Nếu trong quá trình phẫu thuật, nếu bác sĩ nhận thấy rằng cuộc mổ này  không thể cải thiện được tình trạng sức khỏe bệnh nhân và rủi ro quá lớn có thể hủy bỏ cuộc mổ giữa chừng.

Chỉ những người có chức năng gan khỏe mạnh mới phù hợp để cắt gan. Ngoài ra, phẫu thuật không phải là một lựa chọn điều trị khả thi nếu ung thư đã lan sang các bộ phận khác của gan hoặc các cơ quan trong cơ thể.
Phẫu thuật gan có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều và các vấn đề đông máu đồng thời người bệnh cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và viêm phổi.

Ghép gan

Người ghép gan phải có khối u nhỏ hơn 5cm hoặc một số khối u nhỏ hơn 3 cm. Tuy nhiên, vẫn có khả năng ung thư tái phát ở những bệnh nhân ghép gan. Cấy ghép thành công giúp giảm nguy cơ ung thư trở lại và phục hồi chức năng gan bình thường. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch có thể loại bỏ gan vừa ghép. Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể thích nghi với gan mới có thể khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng nặng. Đôi khi, những loại thuốc này cũng có thể góp phần vào việc lan rộng các khối u đã di căn.

Điều trị khối u không thể chữa được

Ung thư gan tiến triển hoặc đã lan sang các khu vực khác của cơ thể, người bệnh có tỷ lệ sống sót cực kỳ thấp. Tuy nhiên, có thể thực hiện các phương pháp để điều trị các triệu chứng và làm chậm sự phát triển của khối u. Lựa chọn điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư gan.
  • Điều trị chặn phát triển u hoặc phá hủy u một phần tại chỗ: Bác sĩ có thể sử dụng sóng radio, sóng điện từ và nhiệt hoặc rượu tác động trực tiếp lên khối u để thu nhỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển của nó. Phá hủy một khối u bằng cách đóng băng, được gọi là cryoablation.
  • Xạ trị: Xạ trị là một trong những phương pháp để điều trị ung thư bằng việc sử dụng các chùm tia có năng lượng cao tác động vào các khối u giúp tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị có thể được dùng độc lập trong điều trị hoặc phối hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị liệu...
  • Hóa trị: Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Có thế áp dụng hóa trị liệu ung thư trong giai đoạn trước hoặc sau phẫu thuật và sau xạ trị. thuốc hóa trị có thể gây tác dụng trên toàn bộ cơ thể. Điều này có nghĩa là hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận của cơ thể cách xa khối u ban đầu (nguyên phát).
Nguyên nhân

Chưa biết chính xác nguyên nhân gây ung thư gan. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh ung thư gan đều có liên quan đến xơ gan.
Viêm gan mãn tính với virus viêm gan B hoặc C là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư gan
Những người mắc một trong hai loại virus có nguy cơ phát triển ung thư gan cao hơn đáng kể so với những người khỏe mạnh khác, do cả hai loại virus này đều có thể dẫn đến xơ gan.
Một số bệnh gan di truyền, chẳng hạn như bệnh hemochromatosis, gây ra bệnh xơ gan và cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Các yếu tố nguy cơ khác cho sự phát triển ung thư gan bao gồm:
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt có kèm theo viêm gan hoặc thường xuyên uống nhiều rượu, có nhiều khả năng mắc ung thư gan.
  • Tiền sử gia đình: Nếu mẹ, cha, anh, chị bị ung thư gan, thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Dung nạp quá nhiều bia rượu: Uống rượu bia trong thời gian dài có thể dẫn đến xơ gan, điều này làm tăng nguy cơ ung thư gan.
  • Tiếp xúc lâu dài với aflatoxin: Một loại nấm đặc biệt tạo ra một chất gọi là aflatoxin thường gặp ở một số thực phẩm bị mốc như: lúa mì, lạc, ngô, đậu nành
  • Khả năng miễn dịch thấp: Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người nhiễm HIV hoặc AIDS có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp năm lần so với những người khỏe mạnh khác.
  • Béo phì: béo phì làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh ung thư. Ngoài ra, béo phì có thể góp phần gây ra bệnh xơ gan và bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư gan cao gấp 3 lần so với nữ giới.
  • Hút thuốc: Cả những người hút thuốc trước đây và hiện tại đều có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn những người chưa bao giờ hút thuốc.
Những người có nguy cơ mắc ung thư gan cao nên thường xuyên kiểm tra ung thư gan bao gồm những người có:
  • Viêm gan B hoặc C
  • Xơ gan liên quan đến rượu
  • Xơ gan do hemochromatosis, một rối loạn liên quan đến sự lắng đọng muối sắt trong mô cơ thể
Ung thư gan trở nên rất khó chữa nếu đã phát triển đến các giai đoạn muộn, vì vậy kiểm tra sức khỏe là cách hiệu quả duy nhất để phát hiện sớm ung thư gan vì các triệu chứng của ung thư gan giai đoạn đầu là không rõ ràng hoặc không có.
Khả năng điều trị ung thư gan thường rất thấp do khi phát hiện thường ung thư gan đã ở giai đoạn muộn.
  • Trước khi ung thư gan lây lan từ vị trí ban đầu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 31%.
  • Một khi ung thư lan sang các mô lân cận, tỷ lệ sống sót giảm xuống còn 11%.
  • Ở giai đoạn sau, khi ung thư gan lan đến các cơ quan ở xa, tỷ lệ này giảm xuống còn 2%.
Điều trị ung thư gan thường bao gồm phẫu thuật chuyên sâu với nguy cơ biến chứng cao. Điều này còn làm giảm thêm tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư gan.

Chẩn đoán

Chẩn đoán sớm cải thiện đáng kể cơ hội sống sót cho những người bị ung thư gan. Bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách hỏi về tiền sử bệnh lý của một người để loại trừ bất kỳ yếu tố nguy cơ tiềm ẩn nào. Sau khi khám thực thể, nếu nghi ngờ ung thư gan sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm. Chúng có thể bao gồm:
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm các xét nghiệm về đông máu, mức độ của các chất khác trong máu, tỷ lệ hồng cầu và bạch cầu và tiểu cầu.
  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi: Kiểm tra viêm gan B và C.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI hoặc CT có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng về kích thước và sự lây lan của ung thư.
  • Sinh thiết: Một mẫu mô khối u nhỏ được phân tích. Kết quả cho chính xác nhất tính chất của khối u là ung thư hay không ung thư.
  • Thám sát nội soi: Đây là một thủ tục phẫu thuật ngoại trú diễn ra bệnh nhân được gây mê toàn thân hoặc cục bộ. Bác sĩ sẽ chèn một ống dài, linh hoạt với một camera gắn qua vết cắt ở bụng. Camera tất cả cho phép bác sĩ nhìn thấy gan và khu vực xung quanh.
ung thư gan
(Hình ảnh cắt lớp vi tính- CT scans qua gan)

Khi đã đánh giá giai đoạn, vị trí và loại ung thư gan, Bác sĩ có thể quyết định khả năng điều trị an toàn và hiệu quả.

Phòng ngừa
Ung thư gan có tỷ lệ sống sót thấp so với một số bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đồng thời cải thiện cơ hội sống bằng cách phát hiện sớm ung thư.

Một số biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ.
  • Hạn chế uống rượu, bia: Thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn rượu làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá: Điều này có thể giúp tránh ung thư gan, đặc biệt là ở những người bị viêm gan B và C.
  • Tiêm vắc-xin viêm gan B
  • Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn viêm gan C. Tuy nhiên, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm viêm gan C
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Béo phì là một yếu tố nguy cơ vì bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan và tiểu đường. Chăm sóc sức khỏe thể chất và duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ ung thư gan.
  • Điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn: Một số bệnh lý khác có thể dẫn đến ung thư gan, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh hemochromatosis. Điều trị những điều này trước khi chúng phát triển thành ung thư gan có thể làm giảm nguy cơ biến chứng.
Nên tư vấn với bác sĩ nếu nghi ngờ hoăc có các triệu chứng sớm của ung thư gan. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các bài tin khác

Zalo
favebook