12 cách chữa đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh
25/07/2023
Đau thượng vị là cơn đau xuất hiện ngay trên vùng rốn và dưới vùng xương ức, đây là triệu chứng xảy ra khá phổ biến khi bạn gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Cơn đau này thường xuất hiện một cách âm ỉ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 12 cách chữa đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng.
12 cách chữa đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng
Khi cơn đau thượng vị xuất hiện bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản như uống trà gừng, trà hoa cúc, tập yoga, chườm nóng,… Các cách này sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
1. Chườm nóng giúp giảm đau
Chườm nóng là phương pháp chữa đau thượng vị tại nhà rất hiệu quả. Nhiệt lượng nóng từ túi chườm sẽ có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến dạ dày và hỗ trợ làm lành tổn thương bên trong dạ dày. Đồng thời cách này còn có tác dụng giúp dạ dày được thư giãn, từ đó cơn đau thượng vị sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số cách chườm nóng chữa đau thượng vị bạn có thể tham khảo:
– Cách thực hiện:
Cách 1: Lấy một chai nước nóng hoặc túi chườm chứa nước nóng để lăn trên khu vực đau nhức. Kiên trì thực hiện như vậy trong khoảng 15 phút thì cơn đau dạ dày sẽ nhanh chóng sẽ được xoa dịu.
Cách 2: Lấy một nắm muối hột rang cho nóng lên, sau đó cho chúng vào tấm vải mỏng và sạch bọc lại. Sử dụng túi vải để chườm nhẹ nhàng lên khu vực thượng vị đang bị đau nhức.
2. Uống nước muối ấm
Muối là nguyên liệu có có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình, khi cơn đau dạ dày tái phát người bệnh có thể tận dụng chúng giúp đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả. Lúc này, bạn chỉ cần lấy một ít muối biển pha loãng với nước ấm cho tan hết rồi sử dụng để uống. Thành phần hoạt chất bên trong muối sẽ có tác dụng kháng viêm, giảm co thắt dạ dày giúp đẩy lùi cơn đau ở vùng thượng vị một cách nhanh chóng.
Đây là phương pháp giảm đau thượng vị rất đơn giản và không tốn kém bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể làm theo:
– Cách thực hiện:
Lấy khoảng nửa thìa muối biển cho vào một cốc nước ấm.
Dùng thìa khuấy đều cho muối tan hết rồi sử dụng để uống ngay khi nước còn ấm.
Sau vài phút cơn đau sẽ dần thuyên giảm giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Dùng backing soda chữa đau thượng vị
Khi bị đau thượng vị, bạn có thể sử dụng backing soda để pha nước uống sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt. Đây là thành phần có trong hầu hết các loại thuốc kháng axit, vì vậy bạn có thể sử dụng chúng để giải quyết các cơn đau ở dạ dày một cách nhanh chóng. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo và làm theo:
– Cách thực hiện:
Cho một muỗng backing soda vào trong cốc nước ấm, dùng thìa khuấy đều cho tan hết rồi sử dụng để uống. Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày nếu cơn đau thượng vị xuất hiện trở lại.
Nếu sau khi uống một muỗng backing soda mà tình trạng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn có thể tăng liều lượng lên thành 2 muống.
4. Ăn bánh mỳ giúp thấm hút dịch vị
Đau thượng vị là tình trạng dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều khiến lượng dịch nhầy bazo không đủ để trung hòa hết, lúc này axit sẽ tấn công vào lớp niêm mạc gây ra các cơn đau nhức. Vì vậy, khi cơn đau thượng vị xuất hiện bạn có thể ăn một ít bánh mỳ khô để thấm hút bớt lượng axit dạ dày, từ đó cơn đau sẽ được dần được đẩy lùi.
Tuy nhiên khi ăn người bệnh nên chú ý nhai thật kỹ và ăn với liều lượng vừa phải để tránh gia tăng áp lực lên dạ dày, khiến tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các loại bánh mỳ được làm từ ngũ cốc nguyên cám và bánh mỳ đen, hạn chế sử dụng bánh mỳ trắng làm tử bột mỳ và tránh ăn kèm với bơ, phô mai,…
5. Giảm đau bằng cách ăn tỏi sống
Dùng tỏi chữa đau thượng vị là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả. Bên trong dược liệu này có chứa hàm lượng lớn hoạt chất acillin hoạt động như một kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tỏi quá nhiều vì thành phần hợp chất fructan trong tỏi có thể gây ra một số vấn đề về đường ruột như ợ hơi, ợ nóng.
– Cách thực hiện:
Mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện, người bệnh hãy lấy vài tép tỏi sống để ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày.
Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, vài ngày sau đó tình trạng đau thượng vị sẽ thuyên giảm đáng kể.
6. Uống gel nha đam kết hợp mật ong
Nha đam là dược liệu có khả năng điều trị các bệnh lý về hệ tiêu hóa rất tốt, trong đó có đau thượng vị dạ dày. Y học hiện đại đã chỉ ra, bên trong nha đam có chứa một số hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và giảm tiết dịch vị dạ dày rất tốt như anthracene, aloe amodine, enzyme catalaza,…
– Cách thực hiện:
Lấy 3 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ cứng và lấy phần gel trong suốt bên trong.
Cho gel nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi đổ ra bát, cho thêm vào 300ml mật ong dùng thìa khuấy đều.
Đổ hỗn hợp nha đam vào lọ thủy tinh đậy kín nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng trong khoảng 4 ngày.
Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 30ml hỗn hợp pha với nước ấm để uống vào trước bữa ăn khoảng 10 phút.
Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
7. Chữa đau thượng vị bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc từ lâu đã được biết đến là thức uống có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, mát gan, chữa các chứng phong nhiệt, tốt cho đường ruột… Uống trà hoa cúc khi bị đau thượng vị giúp đẩy lùi cơn đau là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt. Thành phần dưỡng chất bên trong trà hoa cúc sẽ có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh giúp giảm căng thẳng, đẩy lùi phản ứng viêm bên trong dạ dày, từ đó cơn đau thượng vị sẽ dần thuyên giảm. Bạn có thể pha trà hoa cúc để sử dụng theo hướng dẫn sau đây:
– Cách thực hiện:
Lấy khoảng 10 gram hoa cúc khô cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút.
Sau đó chắt lấy lượng nước thu được, thêm vào một muỗng mật ong nguyên chất rồi khuấy đều.
Uống trà ngay khi còn ấm, sau khoảng 15 phút cơn đau dạ dày sẽ dần biến mất.
8. Uống trà gừng tươi
Sử dụng gừng để giảm đau vùng thượng vị là phương pháp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng. Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, gừng là dược liệu có tính ấm và vị cay, thành phần hoạt chất bên trong gừng có khả năng kháng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Khi bị đau thượng vị bạn có thể sử dụng gừng tươi pha trà uống sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng, trung hòa acid, chống trào ngược dạ dày và ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra. Bạn có thể sử dụng gừng tươi pha trà uống để giảm đau thượng vị theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
Lấy một củ gừng tươi đem rửa sạch đất cát bám quanh, dùng dao thái thành lát mỏng.
Cho vào ấm vài lát gừng tươi, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút.
Cho thêm vào một ít mật ong, khuấy đều cho tan hết rồi sử dụng để uống ngay khi còn ấm.
9. Uống trà bạc hà chữa đau thượng vị
Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, bạc hà là dược liệu có vị the cay và tính ấm, có tác dụng rất tốt với những người bị mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa như đau thượng vị, đầy hơi, ợ nóng,…. Khi cơn đau thượng vị xuất hiện, bạn có thể sử dụng lá bạc hà hãm với nước sôi để uống. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
– Cách thực hiện:
Lấy vài lá bạc hà tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn và tạp chất bám quanh.
Cho lá bạc hà vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút là có thể dùng như nước trà.
Áp dụng cách này từ 2 -3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.
10. Ăn sữa chua ngăn chặn cơn đau xuất hiện
Ăn sữa chua mỗi ngày là phương pháp rất tốt để phòng ngừa cơn đau thượng vị tái phát. Trong sữa chua chứa lượng lớn men vi sinh sinh có tác dụng rất tốt đối với đường ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng sữa chua thường, không nên sử dụng sữa chua ngọt chứa nhiều đường vì đường có thể gây đau dạ dày và mất cân bằng lợi khuẩn ở đường ruột.
– Cách thực hiện:
Mỗi ngày người bệnh nên ăn một hộp sữa chua sau khi ăn nhẹ hoặc kết thúc bữa ăn chính, tuyệt đối không được ăn sữa chua khi bụng đói.
Để có thể mang lại hiệu quả lâu dài, người bệnh có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày.
11. Tập yoga giúp giảm đau thượng vị
Khi bị đau thượng vị người bệnh có thể tập luyện một số động tác yoga nhẹ nhàng sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả. Các bài tập này sẽ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đẩy lùi tình trạng đầy hơi từ đó cơn đau cũng sẽ giảm dần. Tư thế yoga chuyên gia khuyên thực hiện khi bị đau thượng vị là:
– Cách thực hiện:
Nằm ngửa thoải mái trên sàn nhà, để hai chân song song với nhau sau đó từ từ gập đầu gối về phía bụng.
Khi đầu gối đã ngang với ngực thì vòng hai tay xung quanh cẳng chân và ôm chặt lại, lúc này bạn cần chú ý giữ lưng nằm phẳng trên sàn nhà.
Để yên như vậy trong khoảng 1 phút sau đó thả lỏng cơ thể trở về vị trí ban đầu, áp dụng cách này nhiều lần cho đến khi tình trạng đau thượng vị chuyển biến tốt.
12. Sử dụng thuốc Tây y giảm đau
Sử dụng thuốc Tây y để giảm đau thượng vị là phương pháp mang lại hiệu quả chữa bệnh rất nhanh chóng và được nhiều người áp dụng tại nhà. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau vùng thượng vị mà bạn có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc Tây mà không cần đến đơn kê của bác sĩ là:
Thuốc kháng axit giúp nâng cao độ pH dạ dày như Sucralfat, Mucosta, Mylanta,…
Thuốc giảm bài tiết acid dịch vị dạ dày như Ranitidine, Cimetidine, Omeprazol, Esomeprazol,…
Thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Silicate Al, Subcitrate Bismuth, Silicate Mg,…
Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn, tránh gây ra các tác dụng phụ tác động xấu đến sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Một số lưu ý khi chữa đau thượng vị tại nhà
Các cơn đau thượng vị thường xuất hiện một cách âm ỉ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh ăn uống kém, dẫn đến suy nhược cơ thể và tác động xấu đến sức khỏe.
Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để giảm bớt cơn đau ngăn ngừa cơn đau chuyển biến nghiêm trọng hơn:
Khi bị đau thượng vị, người bệnh không nên tiếp tục làm việc, hãy nằm im một chỗ đồng thời hít thở đều đặn. Việc làm này sẽ giúp các cơ ở vùng thượng vị được thư giãn, tuyệt đối không được vận động nhiều nếu không cảm giác đau nhói sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn bất kỳ thứ gì vào lúc này để cho hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, nếu để dạ dày tiếp tục hoạt động sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi sử dụng các mẹo ở trên để cải thiện tình trạng đau thượng vị, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, hiệu quả mà các phương pháp này mang lại nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Tốt nhất, bạn nên chia 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực lên dạ dày. Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày, bổ sung nhiều nước cho cơ thể đặc biệt là khi đói giúp làm loãng dịch vị dạ dày.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa khiến dạ dày phải cơ bóp nhiều hơn như đồ thô cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng nhiều gia vị. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như rượu bia, đồ uống quá lạnh, nước ngọt có gas, nước ép trái cây quá chua,…
Thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau thượng vị, vì vậy khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia để lên kế hoạch giảm cân cho phù hợp.
Duy trì thói quen sống khoa học, tuyệt đối không nên nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn. Điều này sẽ khiến acid dạ dày trào ngược lên trên gây đau nhức, ợ hơi, buồn nôn,… Thay vào đó bạn hãy vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, nên sử dụng bữa ăn tối cách thời gian đi ngủ từ 2 – 3 giờ.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng, tinh thần luôn thoải mái lạc quan. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi, tránh căng thẳng stress kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các mẹo làm giảm đau ở trên chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu cơn đau diễn ra kéo dài và tái phát nhiều lần thì đây rất có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ở dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Trên đây là các cách giảm đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng bạn có thể tham khảo và áp dụng. Khi bị đau thượng vị tái phát nhiều lần thì bạn hãy đến bệnh viên uy tín tiến hành thăm khám, tuân thủ theo đúng những yêu cầu mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, người bệnh cũng nên duy trì cho bản thân lối sống sinh hoạt và thói quen ăn uống khoa học, điều này sẽ có tác dụng phòng ngừa cơn đau thượng vị tái phát rất hiệu quả.
Đau thượng vị là cơn đau xuất hiện ngay trên vùng rốn và dưới vùng xương ức, đây là triệu chứng xảy ra khá phổ biến khi bạn gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Cơn đau này thường xuất hiện một cách âm ỉ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 12 cách chữa đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng.
12 cách chữa đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng
Khi cơn đau thượng vị xuất hiện bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản như uống trà gừng, trà hoa cúc, tập yoga, chườm nóng,… Các cách này sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
1. Chườm nóng giúp giảm đau
Chườm nóng là phương pháp chữa đau thượng vị tại nhà rất hiệu quả. Nhiệt lượng nóng từ túi chườm sẽ có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến dạ dày và hỗ trợ làm lành tổn thương bên trong dạ dày. Đồng thời cách này còn có tác dụng giúp dạ dày được thư giãn, từ đó cơn đau thượng vị sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số cách chườm nóng chữa đau thượng vị bạn có thể tham khảo:
– Cách thực hiện:
Cách 1: Lấy một chai nước nóng hoặc túi chườm chứa nước nóng để lăn trên khu vực đau nhức. Kiên trì thực hiện như vậy trong khoảng 15 phút thì cơn đau dạ dày sẽ nhanh chóng sẽ được xoa dịu.
Cách 2: Lấy một nắm muối hột rang cho nóng lên, sau đó cho chúng vào tấm vải mỏng và sạch bọc lại. Sử dụng túi vải để chườm nhẹ nhàng lên khu vực thượng vị đang bị đau nhức.
2. Uống nước muối ấm
Muối là nguyên liệu có có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình, khi cơn đau dạ dày tái phát người bệnh có thể tận dụng chúng giúp đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả. Lúc này, bạn chỉ cần lấy một ít muối biển pha loãng với nước ấm cho tan hết rồi sử dụng để uống. Thành phần hoạt chất bên trong muối sẽ có tác dụng kháng viêm, giảm co thắt dạ dày giúp đẩy lùi cơn đau ở vùng thượng vị một cách nhanh chóng.
Đây là phương pháp giảm đau thượng vị rất đơn giản và không tốn kém bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể làm theo:
– Cách thực hiện:
Lấy khoảng nửa thìa muối biển cho vào một cốc nước ấm.
Dùng thìa khuấy đều cho muối tan hết rồi sử dụng để uống ngay khi nước còn ấm.
Sau vài phút cơn đau sẽ dần thuyên giảm giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Dùng backing soda chữa đau thượng vị
Khi bị đau thượng vị, bạn có thể sử dụng backing soda để pha nước uống sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt. Đây là thành phần có trong hầu hết các loại thuốc kháng axit, vì vậy bạn có thể sử dụng chúng để giải quyết các cơn đau ở dạ dày một cách nhanh chóng. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo và làm theo:
– Cách thực hiện:
Cho một muỗng backing soda vào trong cốc nước ấm, dùng thìa khuấy đều cho tan hết rồi sử dụng để uống. Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày nếu cơn đau thượng vị xuất hiện trở lại.
Nếu sau khi uống một muỗng backing soda mà tình trạng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn có thể tăng liều lượng lên thành 2 muống.
4. Ăn bánh mỳ giúp thấm hút dịch vị
Đau thượng vị là tình trạng dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều khiến lượng dịch nhầy bazo không đủ để trung hòa hết, lúc này axit sẽ tấn công vào lớp niêm mạc gây ra các cơn đau nhức. Vì vậy, khi cơn đau thượng vị xuất hiện bạn có thể ăn một ít bánh mỳ khô để thấm hút bớt lượng axit dạ dày, từ đó cơn đau sẽ được dần được đẩy lùi.
Tuy nhiên khi ăn người bệnh nên chú ý nhai thật kỹ và ăn với liều lượng vừa phải để tránh gia tăng áp lực lên dạ dày, khiến tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các loại bánh mỳ được làm từ ngũ cốc nguyên cám và bánh mỳ đen, hạn chế sử dụng bánh mỳ trắng làm tử bột mỳ và tránh ăn kèm với bơ, phô mai,…
5. Giảm đau bằng cách ăn tỏi sống
Dùng tỏi chữa đau thượng vị là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả. Bên trong dược liệu này có chứa hàm lượng lớn hoạt chất acillin hoạt động như một kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tỏi quá nhiều vì thành phần hợp chất fructan trong tỏi có thể gây ra một số vấn đề về đường ruột như ợ hơi, ợ nóng.
– Cách thực hiện:
Mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện, người bệnh hãy lấy vài tép tỏi sống để ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày.
Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, vài ngày sau đó tình trạng đau thượng vị sẽ thuyên giảm đáng kể.
6. Uống gel nha đam kết hợp mật ong
Nha đam là dược liệu có khả năng điều trị các bệnh lý về hệ tiêu hóa rất tốt, trong đó có đau thượng vị dạ dày. Y học hiện đại đã chỉ ra, bên trong nha đam có chứa một số hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và giảm tiết dịch vị dạ dày rất tốt như anthracene, aloe amodine, enzyme catalaza,…
– Cách thực hiện:
Lấy 3 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ cứng và lấy phần gel trong suốt bên trong.
Cho gel nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi đổ ra bát, cho thêm vào 300ml mật ong dùng thìa khuấy đều.
Đổ hỗn hợp nha đam vào lọ thủy tinh đậy kín nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng trong khoảng 4 ngày.
Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 30ml hỗn hợp pha với nước ấm để uống vào trước bữa ăn khoảng 10 phút.
Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
7. Chữa đau thượng vị bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc từ lâu đã được biết đến là thức uống có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, mát gan, chữa các chứng phong nhiệt, tốt cho đường ruột… Uống trà hoa cúc khi bị đau thượng vị giúp đẩy lùi cơn đau là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt. Thành phần dưỡng chất bên trong trà hoa cúc sẽ có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh giúp giảm căng thẳng, đẩy lùi phản ứng viêm bên trong dạ dày, từ đó cơn đau thượng vị sẽ dần thuyên giảm. Bạn có thể pha trà hoa cúc để sử dụng theo hướng dẫn sau đây:
– Cách thực hiện:
Lấy khoảng 10 gram hoa cúc khô cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút.
Sau đó chắt lấy lượng nước thu được, thêm vào một muỗng mật ong nguyên chất rồi khuấy đều.
Uống trà ngay khi còn ấm, sau khoảng 15 phút cơn đau dạ dày sẽ dần biến mất.
8. Uống trà gừng tươi
Sử dụng gừng để giảm đau vùng thượng vị là phương pháp mang lại hiệu quả rất nhanh chóng. Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, gừng là dược liệu có tính ấm và vị cay, thành phần hoạt chất bên trong gừng có khả năng kháng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Khi bị đau thượng vị bạn có thể sử dụng gừng tươi pha trà uống sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng, trung hòa acid, chống trào ngược dạ dày và ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra. Bạn có thể sử dụng gừng tươi pha trà uống để giảm đau thượng vị theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
Lấy một củ gừng tươi đem rửa sạch đất cát bám quanh, dùng dao thái thành lát mỏng.
Cho vào ấm vài lát gừng tươi, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút.
Cho thêm vào một ít mật ong, khuấy đều cho tan hết rồi sử dụng để uống ngay khi còn ấm.
9. Uống trà bạc hà chữa đau thượng vị
Theo ghi chép của tài liệu y học cổ truyền, bạc hà là dược liệu có vị the cay và tính ấm, có tác dụng rất tốt với những người bị mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa như đau thượng vị, đầy hơi, ợ nóng,…. Khi cơn đau thượng vị xuất hiện, bạn có thể sử dụng lá bạc hà hãm với nước sôi để uống. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
– Cách thực hiện:
Lấy vài lá bạc hà tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn và tạp chất bám quanh.
Cho lá bạc hà vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút là có thể dùng như nước trà.
Áp dụng cách này từ 2 -3 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.
10. Ăn sữa chua ngăn chặn cơn đau xuất hiện
Ăn sữa chua mỗi ngày là phương pháp rất tốt để phòng ngừa cơn đau thượng vị tái phát. Trong sữa chua chứa lượng lớn men vi sinh sinh có tác dụng rất tốt đối với đường ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng sữa chua thường, không nên sử dụng sữa chua ngọt chứa nhiều đường vì đường có thể gây đau dạ dày và mất cân bằng lợi khuẩn ở đường ruột.
– Cách thực hiện:
Mỗi ngày người bệnh nên ăn một hộp sữa chua sau khi ăn nhẹ hoặc kết thúc bữa ăn chính, tuyệt đối không được ăn sữa chua khi bụng đói.
Để có thể mang lại hiệu quả lâu dài, người bệnh có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày.
11. Tập yoga giúp giảm đau thượng vị
Khi bị đau thượng vị người bệnh có thể tập luyện một số động tác yoga nhẹ nhàng sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau rất hiệu quả. Các bài tập này sẽ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đẩy lùi tình trạng đầy hơi từ đó cơn đau cũng sẽ giảm dần. Tư thế yoga chuyên gia khuyên thực hiện khi bị đau thượng vị là:
– Cách thực hiện:
Nằm ngửa thoải mái trên sàn nhà, để hai chân song song với nhau sau đó từ từ gập đầu gối về phía bụng.
Khi đầu gối đã ngang với ngực thì vòng hai tay xung quanh cẳng chân và ôm chặt lại, lúc này bạn cần chú ý giữ lưng nằm phẳng trên sàn nhà.
Để yên như vậy trong khoảng 1 phút sau đó thả lỏng cơ thể trở về vị trí ban đầu, áp dụng cách này nhiều lần cho đến khi tình trạng đau thượng vị chuyển biến tốt.
12. Sử dụng thuốc Tây y giảm đau
Sử dụng thuốc Tây y để giảm đau thượng vị là phương pháp mang lại hiệu quả chữa bệnh rất nhanh chóng và được nhiều người áp dụng tại nhà. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau vùng thượng vị mà bạn có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc Tây mà không cần đến đơn kê của bác sĩ là:
Thuốc kháng axit giúp nâng cao độ pH dạ dày như Sucralfat, Mucosta, Mylanta,…
Thuốc giảm bài tiết acid dịch vị dạ dày như Ranitidine, Cimetidine, Omeprazol, Esomeprazol,…
Thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Silicate Al, Subcitrate Bismuth, Silicate Mg,…
Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn, tránh gây ra các tác dụng phụ tác động xấu đến sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Một số lưu ý khi chữa đau thượng vị tại nhà
Các cơn đau thượng vị thường xuất hiện một cách âm ỉ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh ăn uống kém, dẫn đến suy nhược cơ thể và tác động xấu đến sức khỏe.
Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để giảm bớt cơn đau ngăn ngừa cơn đau chuyển biến nghiêm trọng hơn:
Khi bị đau thượng vị, người bệnh không nên tiếp tục làm việc, hãy nằm im một chỗ đồng thời hít thở đều đặn. Việc làm này sẽ giúp các cơ ở vùng thượng vị được thư giãn, tuyệt đối không được vận động nhiều nếu không cảm giác đau nhói sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn bất kỳ thứ gì vào lúc này để cho hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, nếu để dạ dày tiếp tục hoạt động sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi sử dụng các mẹo ở trên để cải thiện tình trạng đau thượng vị, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, hiệu quả mà các phương pháp này mang lại nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Tốt nhất, bạn nên chia 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực lên dạ dày. Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày, bổ sung nhiều nước cho cơ thể đặc biệt là khi đói giúp làm loãng dịch vị dạ dày.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa khiến dạ dày phải cơ bóp nhiều hơn như đồ thô cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng nhiều gia vị. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như rượu bia, đồ uống quá lạnh, nước ngọt có gas, nước ép trái cây quá chua,…
Thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau thượng vị, vì vậy khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia để lên kế hoạch giảm cân cho phù hợp.
Duy trì thói quen sống khoa học, tuyệt đối không nên nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn. Điều này sẽ khiến acid dạ dày trào ngược lên trên gây đau nhức, ợ hơi, buồn nôn,… Thay vào đó bạn hãy vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, nên sử dụng bữa ăn tối cách thời gian đi ngủ từ 2 – 3 giờ.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng, tinh thần luôn thoải mái lạc quan. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi, tránh căng thẳng stress kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các mẹo làm giảm đau ở trên chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu cơn đau diễn ra kéo dài và tái phát nhiều lần thì đây rất có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ở dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.
Trên đây là các cách giảm đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng bạn có thể tham khảo và áp dụng. Khi bị đau thượng vị tái phát nhiều lần thì bạn hãy đến bệnh viên uy tín tiến hành thăm khám, tuân thủ theo đúng những yêu cầu mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, người bệnh cũng nên duy trì cho bản thân lối sống sinh hoạt và thói quen ăn uống khoa học, điều này sẽ có tác dụng phòng ngừa cơn đau thượng vị tái phát rất hiệu quả.