Đau vùng thượng vị bên trái và các bệnh lý thường gặp

25/07/2023

Tùy mức độ tần suất tái phát mà cơn đau vùng thượng vị bên trái có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó phổ biến thường gặp nhất là các bệnh lý về dạ dày, hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Đau vùng thượng vị bên trái và các bệnh lý thường gặp
Đau vùng thượng vị bên trái là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Vùng thượng vị là khu vực nằm ở phần bụng trên rốn và phía dưới của xương ức. Tình trạng đau vùng thượng vị rất hay gặp và nguyên nhân phát sinh có thể là do các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau ở phía trái hoặc phải lại là dấu hiệu của một số căn bệnh đặc trưng phản ánh vấn đề ở cơ  quan tại vị trí đó. 

Đau vùng thượng vị bên trái là dấu hiệu bệnh gì?

Đau thượng vị thành từng cơn là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện những bệnh lý về đường tiêu hóa. Trong đó, cơn đau vùng thượng vị bên trái có thể xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát do ăn quá nhiều, ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lý thứ phát có mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải xác định đúng nguyên nhân mới có thể thực hiện điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Trước tiên cần xác định vùng thượng vị bên trái tập trung những bộ phận như dạ dày, thận, ruột,… Do đó khi gặp phải cơn đau tại vị trí này, nguyên nhân có thể là do những bệnh lý sau đây:

Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng đau thượng vị bên trái không có biểu hiện thường xuyên, cơn đau không nghiêm trọng, kéo dài khoảng vài giờ thì biến mất có thể là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó những biểu hiện đi kèm là: tình trạng đau quặn bụng thành từng cơn, chướng hơi, khó tiêu, phân lúc lỏng lúc rắn…

Triệu chứng này thường xuất phát từ nguyên nhân ăn uống không đảm bảo khoa học, tâm lý  căng thẳng. Ngoài ra những đối tượng lạm dụng kháng sinh, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hệ tiêu hóa…cũng dễ gặp phải triệu chứng này.

Viêm đại tràng

Đau vùng thượng vị bên trái
Đau vùng thượng vị bên trái là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng

Triệu chứng viêm đại tràng  không có triệu chứng đặc trưng mà chỉ biểu hiện qua cơn đau vùng thượng vị bên trái. Đại tràng là một phần của ruột già nằm ở cuối đường ống tiêu hóa. Bên cạnh cơn đau ở khu vực thượng vị, người bệnh viêm đại tràng sẽ có biểu hiện đau nhức tại vùng hố chậu hai bên hoặc đau vùng hạ sườn trái. ngoài ra người bệnh cũng có những triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, kém ngủ. Ăn uống kém ngon miệng, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón nhiều ngày, giảm trí nhớ và có thể bị sốt là những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Đau dạ dày

Tình trạng đau dạ dày không phải là căn bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên triệu chứng thường tái phát và gây phiền hà cho bệnh nhân. Viêm dạ dày, ăn uống không đúng giờ, lạm dụng uống thuốc hoặc ăn cay là những nguyên nhân chính gây đau dạ dày.  Ban đầu bạn sẽ nhận thấy những cơn đau vùng thượng vị bên trái, kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ chua, ợ hơi,… Tình trạng đau bụng tái diễn thường xuyên, cơn đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh đang đói hoặc sau khi ăn quá no. 

Viêm loét dạ dày

Bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý nghiêm trọng hơn so với viêm dạ dày thông thường. Bệnh có thể xảy ra  nhiều yếu tố như nhiễm trùng, lạm dụng thuốc giảm đau, hoặc do ảnh hưởng từ bia rượu. Những cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện đột ngột và phát triển theo thời gian thành bệnh mạn tính.

Đau vùng thượng vị bên trái
Viêm loét dạ dày có triệu chứng đau vùng thượng vị bên trái kèm theo tình trạng biếng ăn, hay buồn nôn

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng bên trái. Đặc điểm cơn đau là những cơn đau quặn sâu, đau âm ỉ, triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, sau khi ăn hoặc khi bụng đói. Đồng thời người bệnh cũng có cảm giác buồn nôn, nôn bất chợt.

Tắc ruột

Tình trạng tắc ruột cần được cấp cứu nhanh chóng để tránh các phản ứng sốc nguy hiểm xảy ra. Khi xảy ra hiện tượng tắc ruột, với bất kỳ một đoạn ruột nào cũng đều có biểu hiện ban đầu là cơn đau bụng trái, buồn nôn. Kèm theo đó là các âm thanh lớn thành từng cơn trong ổ bụng. Tình trạng tắc ruột toàn phần sẽ gây trung đại tiện, từ đó bệnh nhân có nguy cơ vỡ mạch máu và nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Sỏi thận

Bệnh sỏi thận xảy ra khá phổ biến hiện nay, triệu chứng đau bụng xuất hiện khi sỏi di chuyển. Sỏi thận được hình thành từ các mẩu cặn khoáng, cứng lắng đọng trong thận, chúng có thể đi vào niệu quản và gây ra các cơn đau thượng vị bên trái. Những triệu chứng đi kèm là tình trạng nước tiểu đổi màu, có mùi hôi, đau buốt mỗi khi đi tiểu. Nhiễm trùng hoặc tổn thương thận có thể xảy ra khi người bệnh đi tiểu ra máu, nóng sốt,…

Phình động mạch chủ

Cơn đau vùng thượng vị bên trái còn xuất phát từ nguyên nhân phình động mạch chủ. Triệu chứng nhận biết đặc trưng là cơn đau vùng bụng bên trái kèm theo chứng khó thở, làn da tái nhợt, người bệnh lạnh run… Đây là triệu chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu sớm tránh vỡ khối phình động mạch. Ở diễn biến nặng,  có thể thấy khối cơ ở bụng phình to và đập theo nhịp tim. 

Cách giúp giảm đau vùng thượng vị nhanh chóng

Đau vùng thượng vị bên trái
Thuốc Tây giúp giảm đau vùng thượng vị bên trái có tác dụng nhanh chóng nhưng có thể gây tác dụng phụ

Đau thượng vị bên trái uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà người bệnh sẽ được điều trị giảm đau phù hợp bằng thuốc. Đối với những cơn đau sinh lý, đau do rối loạn tiêu hóa có thể dùng me tiêu hóa cơ bản. Một số loại thuốc có khả năng giảm nhanh triệu chứng đau tại khu vực này là:

  • Thuốc kháng axit: Công dụng chính là cung cấp và trung hòa axit dạ dày, kết hợp với giảm tiết axit. Thuốc nhóm này được dùng chủ yếu là Mucosta, Rebamipid, Sucralfat và Mylanta
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Các loại thuốc như Zantac 75mg hay Pepcid AC được dùng để điều trị chứng đau thượng vị ợ hơi; Các loại thuốc như Subsalicylat Bismuth hay Loperamide được dùng để cải thiện triệu chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy; Ngoài ra thuốc Acetaminophen hay Tylenol và Clarythromycin được dùng để điều trị cơn đau vùng thượng vị lâu ngày.

Khi dùng các loại thuốc Tây trị đau thượng vị kể trên có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nếu như không biết cách sử dụng, người bệnh ên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Cách dân gian giảm đau thượng vị

  • Dùng nghệ và mật ong : Người bệnh trộn khoảng 5 thìa mật ong và 5 thìa bột nghệ với nhau sau đó vo thành từng viên nhỏ để trữ trong lọ thủy tinh.  Khi gặp các cơn đau bụng hay đau thượng v bạn lấy viên nghệ ra ngậm. Nghệ có chứa hoạt chất curcumin sẽ hỗ trợ giảm đau và trung hòa axit trong dạ dày rất hiệu quả. 
  • Dùng chuối hột: Người bệnh chuẩn bị khoảng 10 quả chuối hột, kết hợp với 20g rau má, 10g lá sen khô, 20g gạo lứt, 15g rau diếp cá, 50g đu đủ chín. Đem tất cả các nguyên liệu đi sơ chế sau đó sắc với 1 lit nước lọc đến khi còn 300ml thì chắt ra uống trong ngày. Mỗi ngày đều uống để hỗ trợ tiêu hóa và tăng kháng thể tự nhiên hỗ trợ giảm đau.

Cách xử lý khi bị đau vùng thượng vị phía bên trái

Đau vùng thượng vị bên trái là bệnh gì
Xây dựng lại thói quen ăn uống lành mạnh để phòng các vấn đề ở hệ tiêu hóa

Các bác sĩ đã đưa ra một số lời khuyên giúp người bệnh ứng phó với cơn đau vùng thượng vị. Cụ thể bạn nên thực hiện các bước xử lý sau:

  • Người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe sau đó nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Nên nghỉ ngơi ngay khi cơn đau tái phát, tránh gắng sức làm việc, uống một cốc nước ấm hoặc nước có pha nghệ và mật ong để làm dịu vùng bị đau.
  • Nếu chưa nhận được thăm khám và chẩn đoán, người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hoặc sử dụng mẹo chữa dân gian.
  •  Người bệnh nên dùng thức ăn nhẹ, tính ấm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm chua, cay hay uống rượu bia, đồ uống có ga, đồ lạnh khi bị đau bụng.
  • Chườm bụng bằng túi nước nóng để giảm đau, bạn cũng không nên mặc quần áo chật bó và tránh những áp lực trên vùng bụng lúc này.
  • Để đảm bảo cơn đau vùng thượng vị bên trái không phát sinh do bệnh lý, bạn nê thăm khám sức khỏe 6 tháng/ 1 lần. Đây là cách tốt nhất để kiểm soát các bệnh lý có thể xảy ra.

Đau vùng thượng vị bên trái là dấu hiệu của một số bệnh lý thường gặp. Mức độ nguy hiểm có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng hơn nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và chẩn đoán sớm. Vì thế nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở hệ tiêu hóa, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân, từ đó mới đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.

Bài viết liên quan: X cách chữa đau thượng vị tại nhà giúp giảm đau nhanh


Các bài tin khác

Zalo
favebook