Trị đau lưng bằng cây xương rồng là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người. Hiệu quả của nó đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Tuy nhiên, đây là một loại cây có độc, nếu không biết cách sử dụng sẽ phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe.
![Một trong những công dụng nổi bật nhất của cây xương rồng đó là chữa đau nhức xương khớp. Trong đó có đau lưng.](/images/ckeditor/images/dung-la-xuong-rong-chua-dau-lung.jpg)
Tác dụng chữa đau lưng của cây xương rồng
Trước khi tìm hiểu các cách trị đau lưng bằng cây xương rồng, bạn cần biết một số đặc điểm về dược liệu của loại cây này. Nó sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả chữa bệnh và phòng các tác dụng không mong muốn.
Có hơn 200 loại xương rồng nhưng chỉ có một số loại là có giá trị dược liệu. Trong điều trị đau lưng và một số bệnh lý khác, người ta dùng xương rồng bẹ (xương rồng tai thỏ – Opuntia) và xương rồng ba chia (xương rồng ông – Euphorbia antiquorum L). Xét về tính vị, xương rồng là loại cây có tính hàn và vị đắng.
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong hai loại cây xương rồng này nhiều cấu trúc hữu cơ của hoạt chất triterpenoids. Tiêu biểu trong đó là taraxerol, epifriedelanol, friedelan-3a-ol và friedelan-3b-ol. Tác dụng chính của nó là chống viêm và chống dị ứng. Ngoài ra, hoạt chất còn góp phần giảm lượng cholesterol xấu trong máu; ức chế tiểu cầu và ngăn sự hình thành cục máu đông.
Bên cạnh đó, thành phần hóa học của xương rồng còn chứa axit citric, fumaric và tartaric. Các chất này được ứng dụng để thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng, tiêu thũng và trống hành ứ. Khi chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng, các nhà khoa học phát hiện rằng nó có thành phần kháng sinh. Tuy nhiên, trong vỏ và nhựa của nó có chứa chất độc.
Từ những phân tích trên, có thể tạm kết luận công dụng chữa đau lưng của cây xương rồng như sau:
- Tiêu viêm;
- Tăng tuần hoàn máu;
- Giảm đau;
- Tan máu độc;
Một số bài thuốc trị đau lưng với cây xương rồng
Các cách chườm nóng xương rồng chữa đau lưng hiệu quả
![Khi chườm nóng lưng, bạn dùng xương rồng tai thỏ hoặc 3 chia đều được.](/images/ckeditor/images/cac-chua-dau-lung-bang-xuong-rong.jpg)
+Xương rồng và muối hạt
Chuẩn bị 2 nhánh hoặc bẹ xương rồng và 1 thìa muối hạt. Xương rồng sau khi cắt bỏ phần gai thì rửa sạch và sắc thành khúc. Giã nhuyễn nó cùng với muối hạt rồi bắt lên chảo sao nóng. Đến khi xương rồng nóng thật nhiều thì tắt bếp và dùng vải bọc lại, chờ cho bớt nóng rồi chườm lên lưng. Bạn nên lăn qua lăn lại túi chườm trong khoảng 20 phút. Kiên trì thực hiện chữa đau lưng theo phương pháp này trong khoảng 2 tuần, hiệu quả sẽ thể hiện rõ ràng.
+Nướng lá xương rồng
Bạn nên dùng xương rồng tai thỏ nếu chữa đau lưng theo cách nướng lá. Xương rồng sau khi loại bỏ gai thì rửa sạch và đợi ráo nước. Trong thời gian đó, bạn chuẩn bị một cái bếp than. Than đỏ thì cho xương rồng vào nướng đến khi bị cháy xém. Dùng khăn mỏng bọc lá lại và chườm lên lưng. Thực hiện mỗi ngày 1 lần và liên tục trong một tuần.
![Xương rồng tai thỏ nướng với bếp than rồi đắp trên lưng mỗi ngày sẽ mang đến hiệu quả giảm đau đáng kể.](/images/ckeditor/images/dap-xuong-rong-tai-tho-chua-dau-lung.jpg)
+Kết hợp xương rồng với các dược liệu khác
Cách điều trị này hiệu quả cao cho cả trường hợp đau lưng cơ năng hoặc do bệnh lý. Các loại dược liệu kết hợp với là xương rồng gồm: cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng. Vì dùng để chườm ngoài da nên khối lượng từng thành phần không quá quan trọng. Bạn chỉ cần sử dụng lượng vừa đủ để chườm trong 1 lần.
Xương rồng cần được bỏ hết gai trước khi rửa sạch chung với các loại nguyên liệu khác. Chờ ráo nước thì mang hỗn hợp này sao nóng trong khoảng 5 phút. Bạn đợi cho bớt nóng rồi dùng vải bọc lại và chườm lên lưng.
Món ăn từ xương rồng cho người bị viêm khớp
Ngoài chườm nóng, người ta còn dùng xương rồng chế biến thành món ăn để trị đau lưng. Trong đó, phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả là cá lóc hấp xương rồng.
Nếu dùng xương rồng 3 chia, bạn cần 1 – 2 đọt non. Còn nếu dùng xương rồng tai nhỏ thì cần 2 bẹ. Xương rồng loại bỏ gai, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Cá lóc (250g) sau khi làm sạch thì cho vào nồi chưng cách thủy cùng với xương rồng. Bạn có thể cho vào đó một ít muối để ăn ngon hơn. Nên dùng món này khi còn nóng và hết trong ngày. Kiên trì trong khoảng 1 tuần, tình trạng đau lưng sẽ cải thiện rất đáng kể.
![Dùng xương rồng 3 chia chế biến món ăn vừa giảm được tình trạng đau lưng vừa cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.](/images/ckeditor/images/xung-rong-ba-chia-chua-dau-lung.jpg)
Xem thêm:Bài thuốc chữa đau lưng bằng cây đinh lăng nên biết
Lưu ý khi dùng xương rồng chữa đau lưng
Những điều cần nhớ khi lựa chọn và chế biến xương rồng
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó chính là chọn đúng loại xương rồng có giá trị dược liệu. Sau đó, ở khâu chế biến, bạn cần cẩn thận để đảm bảo rằng loại bỏ hết các chất độc của loại cây này.
Chất độc cây xương rồng tập trung nhiều ở gai và mủ. Do đó, bạn nên mang bao tay khi chế biến. Cẩn thận để mủ không bắn vào mắt. Đồng thời, xương rồng sau khi loại bỏ gai cần được ngâm trong nước muối trong khoảng 15 phút trước khi dùng làm dược liệu. Dù là bạn dùng nó để chườm ngoài da hay chế biến thành món ăn thì cũng không được bỏ qua bước này.
Ngoài ra, khi dùng xương rồng làm món ăn, bạn không nên dùng quá 3 bẹ hoặc nhánh trong một ngày. Dù có được chế biến kỹ thì ăn quá nhiều loại cây này cũng không tốt cho sức khỏe. Cụ thể, nó có thể gây kích ứng niêm mạc miệng (ngứa hoặc viêm) và tiêu chảy.
![Bạn cần cẩn thận loại bỏ hết gai và ngâm xương rồng trong nước muối trước khi dùng làm dược liệu.](/images/ckeditor/images/luu-y-khi-dung-xuong-rong-chua-dau-lung.jpg)
Cách tăng hiệu quả chữa đau lưng của xương rồng
Hiệu quả điều trị đau lưng bằng cây xương rồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có nguyên nhân gây đau và cơ địa của từng người. Vì thế cùng một cách làm nhưng có người dùng trong 1 tuần là hết đau, có người phải mất gấp đôi thời gian.
Để nâng cao hiệu quả chữa đau lưng, bên cạnh áp dụng các bài thuốc từ cây xương rồng, bạn phải thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, cụ thể là:
- Sinh hoạt và làm việc đúng tư thế;
- Luyện tập thể dục vừa sức mỗi ngày;
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
- Ngủ đủ giấc;
- Ăn uống đủ chất. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ quả;
- Uống nhiều nước.
Ngoài ra, hầu hết các bài thuốc trị đau lưng bằng cây xương rồng chỉ hiệu quả rõ ràng nhất với trường hợp đau do cơ học hoặc ở giai đoạn đầu của bệnh lý. Nếu bệnh đã chuyển sang biến chứng thì cách điều trị không thật sự hiệu quả như mong đợi. Thay vào đó, người bệnh cần được điều trị theo phác đồ.
Cuối cùng, nếu đã dùng xương rồng trị đau lưng đúng cách nhưng tình trạng đau nhức không thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Bởi có thể nguyên nhân đau lưng do nhiều yếu tố tác động hoặc do bệnh lý nào đó gây ra. Thường gặp nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm.