17/12/2023
Tạng Tỳ có chức năng nuôi dưỡng các tạng phủ và các bộ phận khác trong cơ thể. Tỳ Vị giống như vị quan trông coi kho lương, năm vị từ đó được hấp thu, tiêu hóa và vận chuyển. “Tạng Tỳ tàng dinh, dinh chứa ý, khi tạng Tỳ hư thì làm cho các tứ chi không làm việc được nữa, ngũ tạng sẽ bất ân, thực thì bụng bị trướng, đường tiểu bị bất lợi”
Tạng Tỳ chủ về khống chế huyết làm ấm ngũ tạng, chủ về tàng ý. Tạng Tỳ chủ vận hóa và thống nhiếp huyết dịch. Tỳ Vị ở Trung tiêu, là tạng phủ chủ yếu của cơ thể trong việc tiến hành tiêu hóa, hấp thu và phấn bố các chất tinh vi từ đồ ăn, thức uống. Con người sau khi sinh, để tiếp tục duy trì hoạt động sống và sự hóa sinh, sung túc của tinh, khí, huyết, tân dịch, đều dự vào chức năng vận hóa thủy cốc tinh vi của Tỳ Vị, vì thế Tỳ vị được gọi là gốc của Hậu thiên.
1. Tỳ khí chủ thăng là đặc điểm sinh lý vận động hướng lên của Tỳ khí nhằm đưa thủy cốc tinh vi lên tạng Tâm, tạng Phế và duy trì sự ổn định vị trí của nội tạng. Tỳ khí thăng thanh là chỉ vận động hướng lên của Tỳ khí nhằm đem chất tinh vi đã được vận hóa từ thủy cốc và thủy dịch lên Thượng tiêu, đầu mặt, tạng Tâm, Phế, thông qua chức năng của tạng Tâm, tạng Phế mà hóa sinh tông khí và huyết để nuôi dưỡng, tưới nhuận toàn thân. Nếu Tỳ khí hư suy hoặc thấp trọc khốn Tỳ, vận động hướng lên thất thường, sẽ dẫn đến vận chuyển, phân bố của thủy cốc và tân dịch bị rối loạn. “Tỳ khí phải thăng mới kiến toàn, Vị khí phải giáng mới hài hòa”. Khí của Tỳ Vị thăng giáng điều hòa, nếu Tỳ khí hư nhược mà không thể thăng thanh, trọc khí cũng không được hạ giáng thì Thượng tiêu không được vật chất tinh vi nuôi dưỡng sẽ xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi tinh thần; Trung tiêu thì có trọc khí đình trệ sẽ thấy bụng căng đầy; Hạ tiêu thì vật chất tinh vi đi xuống lưu trú sẽ xuất hiện đại tiện lỏng, tiêu chảy. “Thanh khí ở dưới thì sinh đại tiện lỏng phân nát, trọc khí ở trên thì sinh đầy trướng”.
2.Tỳ khí nâng đỡ nội tạng là chỉ tác dụng thượng thăng của Tỳ khí có khả năng duy trì sự ổn định tương đối vị trí của nội tạng, ngăn ngừa sự sa nội tạng. Tỳ khí thượng thăng và Vị khí hạ giáng, thăng giáng cân bằng hài hòa, là yếu tố quan trọng duy trì vị trí ổn định của tạng phủ. Nếu Tỳ khí hư nhược, không hướng lên, trái lại hướng xuống (hạ hãm) có thể dẫn đến sa một số nội tạng như sa Tử cung, sa Trực tràng..
(Trích dẫn tại trang 128 -129 giáo trình lý luận cơ bản y học cổ truyền chủ biên TS.BS. Lê Bảo Lưu & ThS.BS. Tăng Khánh Huy)
Tạng Tỳ chủ về khống chế huyết làm ấm ngũ tạng, chủ về tàng ý. Tạng Tỳ chủ vận hóa và thống nhiếp huyết dịch. Tỳ Vị ở Trung tiêu, là tạng phủ chủ yếu của cơ thể trong việc tiến hành tiêu hóa, hấp thu và phấn bố các chất tinh vi từ đồ ăn, thức uống. Con người sau khi sinh, để tiếp tục duy trì hoạt động sống và sự hóa sinh, sung túc của tinh, khí, huyết, tân dịch, đều dự vào chức năng vận hóa thủy cốc tinh vi của Tỳ Vị, vì thế Tỳ vị được gọi là gốc của Hậu thiên.
1. Tỳ khí chủ thăng là đặc điểm sinh lý vận động hướng lên của Tỳ khí nhằm đưa thủy cốc tinh vi lên tạng Tâm, tạng Phế và duy trì sự ổn định vị trí của nội tạng. Tỳ khí thăng thanh là chỉ vận động hướng lên của Tỳ khí nhằm đem chất tinh vi đã được vận hóa từ thủy cốc và thủy dịch lên Thượng tiêu, đầu mặt, tạng Tâm, Phế, thông qua chức năng của tạng Tâm, tạng Phế mà hóa sinh tông khí và huyết để nuôi dưỡng, tưới nhuận toàn thân. Nếu Tỳ khí hư suy hoặc thấp trọc khốn Tỳ, vận động hướng lên thất thường, sẽ dẫn đến vận chuyển, phân bố của thủy cốc và tân dịch bị rối loạn. “Tỳ khí phải thăng mới kiến toàn, Vị khí phải giáng mới hài hòa”. Khí của Tỳ Vị thăng giáng điều hòa, nếu Tỳ khí hư nhược mà không thể thăng thanh, trọc khí cũng không được hạ giáng thì Thượng tiêu không được vật chất tinh vi nuôi dưỡng sẽ xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi tinh thần; Trung tiêu thì có trọc khí đình trệ sẽ thấy bụng căng đầy; Hạ tiêu thì vật chất tinh vi đi xuống lưu trú sẽ xuất hiện đại tiện lỏng, tiêu chảy. “Thanh khí ở dưới thì sinh đại tiện lỏng phân nát, trọc khí ở trên thì sinh đầy trướng”.
2.Tỳ khí nâng đỡ nội tạng là chỉ tác dụng thượng thăng của Tỳ khí có khả năng duy trì sự ổn định tương đối vị trí của nội tạng, ngăn ngừa sự sa nội tạng. Tỳ khí thượng thăng và Vị khí hạ giáng, thăng giáng cân bằng hài hòa, là yếu tố quan trọng duy trì vị trí ổn định của tạng phủ. Nếu Tỳ khí hư nhược, không hướng lên, trái lại hướng xuống (hạ hãm) có thể dẫn đến sa một số nội tạng như sa Tử cung, sa Trực tràng..
(Trích dẫn tại trang 128 -129 giáo trình lý luận cơ bản y học cổ truyền chủ biên TS.BS. Lê Bảo Lưu & ThS.BS. Tăng Khánh Huy)