17/12/2023
2.Tính của tạng Phế thanh túc. Tạng Phế còn gọi là thnah hư tạng (tạng rỗng sạch). Hình chất của tạng Phế là rỗng, sạch nhẹ yên tĩnh, không cho vật lạ vào. Phế khí túc giáng sẽ làm sạch tạng Phế và hệ thống hô hấp, do đó đường hô hấp luôn được duy trì sự sạch sẽ thông suốt, không để bụi, dị vật, đàm trọc gây tắc trở...Tính thanh túc của tạng Phế là điều kiện quan trọng đảm bảo cho chức năng vận động tuyên giáng của Phế khí bình thường.
3. Phế khí tuyên giáng (tuyên phát và túc giáng) là hình thức vận hành cơ bản của Phế khí. Hai chức năng này đóng vai trò rất quan trọng trong sinh lý học và bệnh lý học của tạng Phế.
3.1Tạng Phế chủ tuyên phát: Tuyên là mở ra, làm rộng ra; phát là sinh trưởng, nảy nở, tạng Phế chủ tuyên phát ý nói đến chức năng hướng lên trên mà thăng tuyên và hướng ra ngoài mà bố tán của Phế khí. Tạng Phế tuyên phát đưa tân dịch, khí ra phía bên ngoài cơ thể, chủ yếu thể diện qua 2 phương tiện: (1) tạng Phế chủ hoạt động thở ra, tống xuất trọc khí ứ trệ trong cơ thể; (2) tạng Phế giúp tuyên phát vệ khí đến biểu phận, giúp ôn ấm cơ nhục, sung nhuận bì nhu, nuôi dưỡng tấu lý, quản lý sự mở lỗ chân lông và điều tiết bài xuất mồ hôi.
Tạng Phế có chức năng tuyên phát và chuyển vận vệ khí và tân dịch của cơ thể đến khoảng không gian giữa bì nhu và cơ nhục (còn gọi là tấu lý). Đây là một cách mà tạng Phế liê lạc đến bì mao. Sự tuyên phát của tạng Phế đảm bảo cho vệ khí được phân bố đều khắp cơ thể, do đó, tạng Phế thực hiện được chứng năng của nó là làm ấm bì mao tấu lý và giúp phân tán tân dịch cơ thể đến tấu lý dưới dạng “sương mù”. Ý nói Thượng tiêu nhiều khí, sương mù là dạng vật chất mỏng mịn nhẹ của tân dịch giúp làm ẩm bì mao chi phối sự bài tiết mồ hôi. Khi chức năng này hoạt động bình thường, các lỗ chân lông đóng mở giúp bài tiết lượng mồ hôi theo đáp ứng sinh lý của cơ thể. Nếu chức năng tuyên tán tân dịch của tạng Phế bị suy giảm, thủy dịch có thể tích tụ dưới da gây phù nề (thường là ở mặt).
3.2.Phế chủ túc giáng
Vì tạng Phế ở phía trên so với các tạng phủ khác trong cơ thể, Phế khí phải được đưa xuống, còn gọi là giáng khí. Đóng vai trò then chốt trong con đường vận hành khí cơ, Phế khí phải được hạ giáng để kết nối với tạng Thận và kết hợp này giúp toàn thân được tuần hoàn, giữ lại được thanh khí bên trong nuôi dưỡng cơ thể và tống xuất trọc khí ra bên ngoài. Nếu sự giáng khí của Phế bị suy giảm, Phế khí không thể hạ giáng, sẽ tích tụ ở ngực mà gây ho, khó thở và cảm giác căng tức. Trong 1 số trường hợp có thể ảnh hưởng đến chức năng của phủ Đại trường nằm ở Hạ tiêu. Nếu phủ Đại trường không nhận đủ khí cung cấp từ tạng Phế, sẽ không đủ lực cần thiết để tống phân ra ngoài (điều này đặc biệt thường xảy ra ở người cao tuổi khi đi vệ sinh). Chức năng túc giáng không chỉ ảnh hưởng đến khí mà còn tác động đến con đường vận hành thủy dịch của cơ thể, bởi vì tạng Phế giúp đưa thủy dịch xuống tạng Thận và phủ Bàng Quang.
Phế khí có chức năng túc giáng bố tán khí và tân dịch hướng vào trong, xuống dưới dựa trên ba phương diện: (1) hít vào thanh khí từ tự nhiên hợp với cốc khi tạo thành tông khí, hướng xuống tán bố tới dưới rốn góp phần hình thành khí hải; (2) hợp với tân tân dịch từ Tỳ vị mà hướng xuống dưới và vào trong để nhu nhuận các tạng phủ khác; (3) đưa trọc dịch sau quá trình chuyển hóa của các tạng phủ về tạng Thận tạo thành nước tiểu. Nếu chức năng túc giáng của tạng Phế bất thường thì có thể dẫn đến Phế khí thượng nghịch, khí cơ uất bế, xuất hiện các chứng đầy ngực, ho, khó thở
3. Phế khí tuyên giáng (tuyên phát và túc giáng) là hình thức vận hành cơ bản của Phế khí. Hai chức năng này đóng vai trò rất quan trọng trong sinh lý học và bệnh lý học của tạng Phế.
3.1Tạng Phế chủ tuyên phát: Tuyên là mở ra, làm rộng ra; phát là sinh trưởng, nảy nở, tạng Phế chủ tuyên phát ý nói đến chức năng hướng lên trên mà thăng tuyên và hướng ra ngoài mà bố tán của Phế khí. Tạng Phế tuyên phát đưa tân dịch, khí ra phía bên ngoài cơ thể, chủ yếu thể diện qua 2 phương tiện: (1) tạng Phế chủ hoạt động thở ra, tống xuất trọc khí ứ trệ trong cơ thể; (2) tạng Phế giúp tuyên phát vệ khí đến biểu phận, giúp ôn ấm cơ nhục, sung nhuận bì nhu, nuôi dưỡng tấu lý, quản lý sự mở lỗ chân lông và điều tiết bài xuất mồ hôi.
Tạng Phế có chức năng tuyên phát và chuyển vận vệ khí và tân dịch của cơ thể đến khoảng không gian giữa bì nhu và cơ nhục (còn gọi là tấu lý). Đây là một cách mà tạng Phế liê lạc đến bì mao. Sự tuyên phát của tạng Phế đảm bảo cho vệ khí được phân bố đều khắp cơ thể, do đó, tạng Phế thực hiện được chứng năng của nó là làm ấm bì mao tấu lý và giúp phân tán tân dịch cơ thể đến tấu lý dưới dạng “sương mù”. Ý nói Thượng tiêu nhiều khí, sương mù là dạng vật chất mỏng mịn nhẹ của tân dịch giúp làm ẩm bì mao chi phối sự bài tiết mồ hôi. Khi chức năng này hoạt động bình thường, các lỗ chân lông đóng mở giúp bài tiết lượng mồ hôi theo đáp ứng sinh lý của cơ thể. Nếu chức năng tuyên tán tân dịch của tạng Phế bị suy giảm, thủy dịch có thể tích tụ dưới da gây phù nề (thường là ở mặt).
3.2.Phế chủ túc giáng
Vì tạng Phế ở phía trên so với các tạng phủ khác trong cơ thể, Phế khí phải được đưa xuống, còn gọi là giáng khí. Đóng vai trò then chốt trong con đường vận hành khí cơ, Phế khí phải được hạ giáng để kết nối với tạng Thận và kết hợp này giúp toàn thân được tuần hoàn, giữ lại được thanh khí bên trong nuôi dưỡng cơ thể và tống xuất trọc khí ra bên ngoài. Nếu sự giáng khí của Phế bị suy giảm, Phế khí không thể hạ giáng, sẽ tích tụ ở ngực mà gây ho, khó thở và cảm giác căng tức. Trong 1 số trường hợp có thể ảnh hưởng đến chức năng của phủ Đại trường nằm ở Hạ tiêu. Nếu phủ Đại trường không nhận đủ khí cung cấp từ tạng Phế, sẽ không đủ lực cần thiết để tống phân ra ngoài (điều này đặc biệt thường xảy ra ở người cao tuổi khi đi vệ sinh). Chức năng túc giáng không chỉ ảnh hưởng đến khí mà còn tác động đến con đường vận hành thủy dịch của cơ thể, bởi vì tạng Phế giúp đưa thủy dịch xuống tạng Thận và phủ Bàng Quang.
Phế khí có chức năng túc giáng bố tán khí và tân dịch hướng vào trong, xuống dưới dựa trên ba phương diện: (1) hít vào thanh khí từ tự nhiên hợp với cốc khi tạo thành tông khí, hướng xuống tán bố tới dưới rốn góp phần hình thành khí hải; (2) hợp với tân tân dịch từ Tỳ vị mà hướng xuống dưới và vào trong để nhu nhuận các tạng phủ khác; (3) đưa trọc dịch sau quá trình chuyển hóa của các tạng phủ về tạng Thận tạo thành nước tiểu. Nếu chức năng túc giáng của tạng Phế bất thường thì có thể dẫn đến Phế khí thượng nghịch, khí cơ uất bế, xuất hiện các chứng đầy ngực, ho, khó thở