17/12/2023
Thần là tên gọi chung về các hiện tượng và hoạt động sống của con người; là biểu hiện bên ngoài của tinh, khí, huyết, tân dịch. Thần biểu hiện sức sống, cho nên thần thịnh hay suy đều tiêu biểu cho sức sống mạnh hay yếu. Thần biểu lộ ra ngoài qua hình thể, hoạt động sống của con người nên sự tồn tại của thần cũng phụ thuộc vào hình thể, hình thể còn thì thần còn, hình diệt thì thần diệt, không có thần độc lập bên ngoài thân thể.
Theo nghĩa hẹp, thần là phức hợp những khía cạnh của trí tuệ, chức năng thần kinh của con người. Thần ngụ tại tạng Tâm, đặc biệt liên quan đến tạng Tâm.
Theo nghĩa rộng, thần là toàn bộ tầm ảnh hưởng của yếu tố thần kinh, tinh thần và cảm xúc của con người; ở đây thần bao hàm phức hợp năm khía cạnh gồm thần, hồn, phách, ý chí.
Theo WHO (Tổ chức y tế quốc tế), thần bao gồm 2 phần là lý trí (mind); tinh thần (spirit) và sức sống(vitality). Trong đó lý trí chỉ hoạt động tinh thần, đề cập đến tâm lý, ý thức, suy nghĩ, cảm giác; tinh thần chỉ các hoạt động của tâm hồn, tâm linh; sức sống chỉ các biểu hiện của các chức năng quan trọng của các cơ quan trong cơ thể.
Thần do tinh tiên thiên hình thành (tinh tiên thiên là nguyên thần– não là phủ nơi tàng chứa nguyên thần) và tinh hậu thiên nuôi dưỡng, bổ sung (tinh, khí, huyết, tân dịch là cơ sở nuôi dưỡng thần; khi tinh khí huyết tân dịch đầy đủ thì chức năng của thần vận động điều hòa, con người tỉnh táo, sáng suốt).
Ngũ thần bao gồm thần, hồn, phách, ý, chí trong đó Tâm tàng thần, Phế tàng phách, Can tàng hồn, Tỳ tàng ý, Thận tàng chí.
(Trích dẫn tại trang 295-297 sách Giáo trình lý luận cơ bản y học cổ truyền, chủ biên TS.BS. Lê Bảo Lưu và Ths.BS. Tăng Khánh Huy)
Theo nghĩa hẹp, thần là phức hợp những khía cạnh của trí tuệ, chức năng thần kinh của con người. Thần ngụ tại tạng Tâm, đặc biệt liên quan đến tạng Tâm.
Theo nghĩa rộng, thần là toàn bộ tầm ảnh hưởng của yếu tố thần kinh, tinh thần và cảm xúc của con người; ở đây thần bao hàm phức hợp năm khía cạnh gồm thần, hồn, phách, ý chí.
Theo WHO (Tổ chức y tế quốc tế), thần bao gồm 2 phần là lý trí (mind); tinh thần (spirit) và sức sống(vitality). Trong đó lý trí chỉ hoạt động tinh thần, đề cập đến tâm lý, ý thức, suy nghĩ, cảm giác; tinh thần chỉ các hoạt động của tâm hồn, tâm linh; sức sống chỉ các biểu hiện của các chức năng quan trọng của các cơ quan trong cơ thể.
Thần do tinh tiên thiên hình thành (tinh tiên thiên là nguyên thần– não là phủ nơi tàng chứa nguyên thần) và tinh hậu thiên nuôi dưỡng, bổ sung (tinh, khí, huyết, tân dịch là cơ sở nuôi dưỡng thần; khi tinh khí huyết tân dịch đầy đủ thì chức năng của thần vận động điều hòa, con người tỉnh táo, sáng suốt).
Ngũ thần bao gồm thần, hồn, phách, ý, chí trong đó Tâm tàng thần, Phế tàng phách, Can tàng hồn, Tỳ tàng ý, Thận tàng chí.
(Trích dẫn tại trang 295-297 sách Giáo trình lý luận cơ bản y học cổ truyền, chủ biên TS.BS. Lê Bảo Lưu và Ths.BS. Tăng Khánh Huy)