Nguyên nhân bên ngoài

20/04/2024
  • Do lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) quan hệ mật thiết với thời tiết trở thành nguyên nhân gây bệnh (lục dâm, lục tà); phong hàn thấp táo hỏa do trong cơ thể sinh ra gọi là nội phong, nội hàn,…không phải là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài.

    • 1-Phong
      • Ngoại phong: là gió chủ khí về mùa xuân. Thường phối hợp với các khí hàn, thấp, nhiệt
      • Nội phong: sinh ra do công năng của tạng can bất thường (can phong) (Nội nhân)
      • Đặc tính của phong: Phong là dương tà đi lên và ra ngoài nên hay gây bệnh ở phần trên cơ thể (đầu mặt) và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết: ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù…Phong hay di động và biến hóa, bệnh do phong hay di chuyển như đau các khớp, đau chỗ này chỗ khác, ngứa nhiều chỗ nên gọi là “phong động”, biến hóa bệnh nặng nhẹ mau lẹ
      • Các chứng bệnh do phong: Phong hàn, phong nhiệt, phong thấp
        • Phong hàn: cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh; ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh
        • Phong nhiệt: cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu bệnh truyền nhiễm; viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng; viêm khớp cấp.
        • Phong thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái khớp; đau các dây thần kinh ngoại biên
        • Chứng nội phong (can phong): Do can khí thực tác động đến cân, hay can huyết hư không nuôi dưỡng cân: sốt cao co giật; bệnh cao huyết áp do can thận âm hư, làm can dương nổi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…; Các tai biến mạch máu não do nhũn não, chảy máu não do can huyết hư
    • 2-Hàn
      • Ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể: thương hàn (cơ biểu bên ngoài), trúng hàn (hàn trúng vào tạng phủ).
      • Nội hàn: do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh
      1. Đặc tính của hàn:
      • Hàn là âm tà hay tổn thương dương khí: hàn phạm vào da cơ, khi vệ khí bị yếu gây cảm mạo; hàn phạm vào tỳ vị làm tỳ dương hư không vận hóa được đồ ăn gây ỉa chảy, tay chân lạnh
      • Hàn hay ngưng trệ, gây đau tại chỗ: hàn xâm phạm vào cơ thể gây khí huyết ứ trệ, không thông gây đau như đau dạ dày do trời lạnh, cước làm xung huyết gây đau
      • Hàn gây co rút, làm bế tắc lại, như lạnh gây co cứng cơ, đau vai gáy, đau lưng, viêm đại tràng co thắt do lạnh, chuột rút các cơ do lạnh…
      1. Các chứng bệnh: Phong hàn; Hàn thấp: đi ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh
      2. Chứng nội hàn: thường do dương hư. Chứng nội hàn do dương khí kém, thì vệ khí cũng kém làm dễ bị cảm lạnh
      • Tâm phế dương: chứng tắc động mạch vành, mùa lạnh hay gặp; Hen kèm với những triệu chứng dương hư, vì thận dương hư không nạp phế khí
      • Tỳ vị hư hàn: ăn kém đầy bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, mạch trầm trì, trầm nhược
      • Thận dương hư: người già sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần
    • 3-Thử
      1. Đặc tính của thử
      • Thử là dương tà, gây sốt và hiện tượng viêm nhiệt, khát, mạch hồng, ra mồ hôi
      • Thử đi lên trên và tản ra ngoài (thăng tán) làm mất tân dịch, gây ra mồ hôi nhiều, mất nước, mất điện giải có thể gây hôn mê, trụy mạch.
      • Phối hợp với thấp lúc cuối hạ sang thu gây ra chứng ỉa chảy, lỵ
      1. Chứng bệnh hay gặp
      • Thử nhiệt: nhẹ gọi là thương thử, nặng là trúng thử. Thương thử: sốt, vật vã, khát, mỏi mệt. Trúng thử: say nắng nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, khò khè ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết
      • Thử thấp: đi ỉa chảy về cuối hè, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng
    • 4-Thấp
      • Ngoại thấp: độ ẩm thấp là chủ khí cuối mùa hạ, nơi ẩm thấp
      • Nội thấp: do tỳ hư vận hóa giảm sút, tân dịch đình lại gây thấp.
      1. Đặc tính của thấp:
      • Thấp hay gây ra chứng nặng nề như đau khớp do thấp chân tay, mình mẩy nặng nề, cảm mạo do lạnh kèm theo thấy mỏi nhừ toàn thân
      • Hay bài tiết ra các chất đục (thấp trọc), như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm
      • Thấp hay gây dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp.
      • Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành
      • Thấp làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưởng đến vận hóa đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hóa như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn
      1. Các chứng bệnh do thấp: Phong thấp, Hàn thấp, Thấp chẩn (bệnh chàm), Thấp nhiệt (gồm tất cả các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu, sinh dục và tiêu hóa, như viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo, âm đạo, bàng quang…
      2. Chứng nội thấp (do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp)
      • Ở thượng tiêu: đầu nặng, hoa mắt, tức ngực, chậm tiêu, miệng dính, ỉa chảy, tay chân nặng nề, mệt.
      • Ở hạ tiêu: phù ở chân, nước tiểu ít, đục; phụ nữ ra khí hư (đới hạ)
    • 5-Táo
      • Ngoại táo: độ khô, chủ khí về mùa thu, xâm nhập bắt đầu từ mũi, miệng, phế và vệ khí vào bên trong cơ thể chia làm 2 thể (ôn táo và lương táo)
      • Nội táo: do tân dịch, khí, huyết giảm sút gây ra bệnh
      1. Đặc tính của táo: tính khô hay làm tổn thương tân dịch: mũi khô, họng khô, da khô, đại tiện táo, nước tiểu ít, ho khan ít đờm.
      2. Các chứng bệnh hay gặp:
      • Lương táo: sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi, họng khô, ho ít đờm, hay gặp ở chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu.
      • Ôn táo: sốt cao, ít sợ lạnh, đau đầu, đau ngực, mũi khô, miệng khát, tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, hay gây chứng mất tân dịch và điện giải (âm hư, huyết nhiệt) dễ gây biến chứng nhiễm độc thần kinh và vận mạch: nói lảm nhảm, vật vã, hôn mê, xuất huyết. Thường gặp ở các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết mùa thu, viêm não…
      1. Chứng nội táo: do bẩm tố tạng nhiệt, dùng quá lâu ngày thuốc đắng, thuốc hạ; bệnh sốt cao kéo dài lâu ngày làm tân dịch bị hao tổn gây ra các chứng khát, da tóc lông khô, lưỡi khô, táo, gầy…
    • 6-Hỏa
      • Các khí khác cũng có thể hóa hỏa: phong, thấp, hàn, táo
      • Tạng phủ, tình chí cũng biến hỏa: can hỏa, tâm hỏa, đởm hỏa
      • Hư hỏa (hư nhiệt) >< Thực nhiệt ( bên ngoài đưa tới)
      1. Đặc tính của hỏa
      • Hay gây sốt và chứng viêm nhiệt:
        • Gây sốt: sốt cao, phiền táo, mặt đỏ, nước tiểu đỏ, khát, họng đỏ sưng đau
        • Gây viêm nhiệt ở phần trên: như tâm hỏa gây loét lưỡi; vị hỏa gây sưng lợi, can hỏa gây mắt đỏ, sưng đau
      • Hỏa hay đốt tân dịch: gây khát nước, miệng khô, lưỡi khô, táo, nặng có thể nói mê sảng, hôn mê.
      • Hỏa hay gây chảy máu (bức huyết vong hành), phát ban do nhiệt, làm tổn thương mạch lạc như nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, ban chẩn trong các bệnh truyền nhiễm
      1. Các chứng bệnh hay xuất hiện do hỏa
      • Hỏa độc, nhiệt độc: gây nhiễm trùng, (mụn nhọt, viêm họng, viêm phế). Gây các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát, không có hoặc có biến chứng gây mất nước, nhiễm độc thần kinh, chảy máu, mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát, táo, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng dày, chất lưỡi đỏ giáng, mạch nhanh, có thể thấy mê sảng, hôn mê hoặc nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam…
      • Thấp nhiệt
      • Phong nhiệt
      • Táo nhiệt
      • Thử nhiệt
      1. Chứng hư nhiệt: do âm hư sinh nội nhiệt, gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, nhức xương ra mồ hôi trộm, ho khan, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có rêu

Các bài tin khác

Zalo
favebook