Học thuyết kinh lạc

28/06/2024
    • A-Định nghĩa

      1. Vị trí: Học thuyết tạng phủ và học thuyết kinh lạc là bộ phận quan trọng trong lý luận y học cổ truyền nhằm nghiên cứu sự hoạt động của các tạng, phủ, hệ thống kinh lạc và các bộ phận khác.
      2. Định nghĩa: Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ. cân, mạch, cơ nhục, xương ... kết thành một chỉnh thể thống nhất.
    • B-Cấu tạo của hệ kinh lạc

      • I-Kinh mạch và lạc mạch

        • 1-Mười hai kinh mạch chính
          1. Tay

            3 Kinh âm

            • Thủ thiếu âm tâm
            • Thủ thái âm phế
            • Thủ quyết âm tâm bào lạc

            3 Kinh dương

            • Thủ thiếu dương tam tiêu
            • Thủ thái dương tiểu trường
            • Thủ dương minh đại trường
          2. Chân

            3 Kinh âm

            • Túc thiếu âm thận
            • Túc thái âm tỳ
            • Túc quyết âm can

            3 Kinh dương

            • Túc thiếu dương đởm
            • Túc thái dương bàng quang
            • Túc dương minh vị
        • 2-Tám kinh mạch phụ
          • Nhâm mạch
          • Đốc mạch
          • Xung mạch
          • Đới mạch
          • Âm duy mạch
          • Dương duy mạch
          • Âm kiểu mạch
          • Dương kiểu mạch
        • 3-Kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc
          • 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính
          • 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào phủ tạng.
          • 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.
          • Tôn lạc: từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.
          • Phù lạc: từ tôn lạc nổi ở ngoài da.
      • 4-Huyệt

        Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huvệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể cả 2 bên là 319x2+52=690 huyệt) vả khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay bên Trung Quổc đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa).

      • 5-Kinh khí và kinh huyết

        Vận hành trong kinh lạc. Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.

    • C-Tác dụng của hệ thống kinh lạc

      • I-Về sinh lý

        • Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.
        • Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân mạch, xương, da...) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
      • II-Về mặt bệnh lý

        Khi công năng hoạt động của hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh mạch vào phủ tạng. Bệnh ở phủ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thì đau ở tâm kinh...

      • III-Về chẩn đoán

        Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định của cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi của kinh mạch người ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang... Ngoài ra người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt (huyệt tận cùng đầu chi của các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt chính của một đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết (huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực của phủ so với số liệu trung bình hoặc so hai bên cơ thể với nhau...

      • IV-Về chữa bệnh

        Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.

        Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn. sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau.

        Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc.

        Thí dụ

        • Quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo.
        • Ma hoàng vào phế nên chữa ho hen, vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook