Học thuyết Âm Dương

13/12/2023
1. Các quy luật:
  • Đối lập (xét trong cùng một hệ quy chiếu): ức chế, hứng phấn

  • Hỗ căn (trong cùng một thể): Có âm thì mới có dương

  • Tiêu trưởng: hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn

    Bệnh thuộc phần dương (sốt cao) có thể ảnh hưởng đến phần âm (mất nước); bệnh ở phần âm (mất nước, điện giải) tới mức độ nào đó ảnh hưởng đến phần dương như choáng, truỵ mạch gọi là thoát dương)

  • Bình hành: luôn cân bằng, nếu mất cân bằng sinh ra bệnh tật. —>Một số phạm trù:

    • Tương đối và tuyệt đối: hàn nhiệt, lương ôn
    • Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm: tâm huyết, tâm khí; can huyết, can khí; vị âm, vị hỏa; phế âm, phế khí; thận thủy, thận hỏa, thận âm, thận dương;
    • Bản chất và hiện tượng: chân-giả, tập chung vào chữa bản chất của bệnh (chân);bệnh truyền nhiễm sốt cao nhiễm độc gây trụy mạch ngoại biên làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) phải dùng thuốc hàn lương; Bệnh ỉa chảy do lạnh do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) dùng thuốc nhiệt ôn để chữa;
2. Ứng dụng
  • Cấu tạo cơ thể và sinh lý

    • Âm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới, vật chất dinh dưỡng…
    • Dương: phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài, trên, cơ năng hoạt động…
    • Tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận
    • Phủ: đại trường-ruột già, tiểu trường-ruột non, bàng quang, đởm-mật, vị-dạ dày, tam tiêu (thượng tiêu-cuống họng, trung tiêu-phần giữa dạ dày, hạ tiêu-cuống dạ dày)
    • Trong âm có dương: phế âm, phế khí; thận âm, thận dương; tâm huyết, tâm khí; can huyết, can khí; tỳ khí
    • Trong dương có âm: vị âm, vị hoả
  • Tình hình phát triển bệnh tật

    • Thiên thắng: dương thắng gây chứng nhiệt sốt, mạch nhanh, khát nước, táo, tiểu đỏ; Âm thắng gây chứng hàn người lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng, nước trong
    • Thiên suy: dương hư như não suy, hội chứng hưng phấn thần kinh giảm; âm hư như mất nước, điện giải, hội chứng ức chế thần kinh giảm
    • Dương thắng tắc âm bệnh: sốt cao kéo dài gây mất nước; Âm thắng tắc dương bệnh: ỉa lỏng nôn mửa kéo dài làm nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật
    • Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng vì phần dương của cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt
    • Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần âm thuộc lý thuộc hàn
    • Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần dương khí ở ngoài bị giảm sút
    • Âm hư sinh nội nhiệt: mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô, táo, nước tiểu đỏ..
  • Chẩn đoán bệnh

    • Tứ chẩn: khai thác triệu chứng vọng văn vấn thiết

    • Bát cương (đánh giá vị trí, tính chất, trạng thái bệnh) đánh giá bệnh quy về thiên thắng, thiên suy về âm dương của các tạng phủ: biểu lý, hư thực, hàn nhiệt, âm dương

      Biểu, thực, nhiệt thuộc dương; Lý, hàn, hư thuộc âm

  • Chữa bệnh

    • Điều hoà âm dương tuỳ theo tình trạng hư thực, hàn nhiệt bằng phương pháp: thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công…
    • Thuốc hàn, lương chữa nhiệt
    • Thuốc nhiệt ôn chữa hàn hâm
    • Châm cứu theo nguyên tắc "theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương": Nhiệt châm, hàn cứu; hư bổ, thực tả; bệnh tạng dùng huyệt ở lưng, bệnh phủ dùng huyệt ở ngực

Các bài tin khác

Zalo
favebook