Học thuyết ngũ hành

13/12/2023
H.Tượng Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Thủy
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận thủy Thận hỏa
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang Tam tiêu
Mùa Xuân Hạ Cuối Hạ Thu Đông  
Lục khí Phong Thử Thấp Táo Hàn Hỏa
Màu Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen  
Ngũ quan (khiếu) Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai, hậu môn, tiểu  
Ngũ thể Cân Mạch Thịt Da, lông Xương, tủy Sinh dục, vú
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Măn  
Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc  
Tình chí Giận Vui Lo, nghĩ Buồn Kinh, sợ  
1. Quy luật hoạt động của ngũ hành
  • Tương sinh
  • Tương khắc
  • Tương thừa: Can khắc tỳ quá mạnh gây hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, khi chữa phải bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ).
  • Tương vũ: Nếu tỳ không khắc được thận thuỷ sẽ gây ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ) là lợi niệu (để làm mất phù thũng)
2. Ứng dụng trong y học
  • Về quan hệ sinh lý

    Sắp xếp các tạng phủ theo Ngũ hành và liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, lục khí, ngũ chí, ngũ khiếu, ngũ thể: Can có quan hệ với Đởm, chủ về Cân, khai khiếu ra mắt, tính thích điều đạt, uất kết gây giận giữ.

  • Về quan hệ bệnh lý: chính tà, hư tà, thực tà, vi tà, tặc tà

    Chứng mất ngủ là chứng bệnh của Tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau:

    • Chính tà: bản thân tâm gây mất ngủ: thiếu máu không nuôi dưỡng tâm thần --> Khi chữa phải bổ huyết an thần
    • Hư tà (bệnh từ mẹ sang con): Do Can gây bệnh cho Tâm như cao huyết áp gây mất ngủ --> Khi chữa phải bình can (hạ huyết áp), an thần. (Can sinh Tâm)
    • Thực tà (con truyền sang mẹ): Do tạng bị hư không nuôi dưỡng được tâm thần --> Khi chữa phải kiện tỳ an thần
    • Vi tà (tạng khắc tạng đó k khắc được hoặc tạng đó bị khắc quá mạnh): Do thận âm hư không khắc được tâm hoả gây mất ngủ --> Khi chữa phải bổ âm an thần.
    • Tặc tà (tạng đó k khắc được tạng khác, hoặc tạng đó khắc tạng khác quá mạnh): Do Phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết gây mất ngủ --> Khi chữa phải bổ phế âm, an thần .
  • Chẩn đoán học:

    • Ngũ sắc: vàng bệnh thuộc tỳ, trắng thuộc phế, đen thuộc thận, xanh thuộc can, đỏ thuộc tâm,
    • Ngũ chí: giận dữ cáu gắt bệnh ở can; sợ hãi bệnh ở thận; huyên thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ; buồn rầu bệnh ở phế
    • Ngũ khiếu ngũ thể: tay chân co quắp thuộc bệnh ở can; Viêm mũi dị ứng, máu cam thuộc bệnh phế; ăn kém loét miệng thuộc bệnh ở tỳ vị; mạch hư, nhỏ bệnh ở tâm; chậm biết đi, chậm mọc răng thuộc bệnh ở thận
  • Điều trị học

    • Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con: Phế khí hư, phế lao.. Phải kiện tỳ thổ sinh phế kim; Bệnh tăng huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm (an thần) vì can mộc sinh tâm hoả
  • Về thuốc:

    • Vị chua, xanh vào can
    • Đắng, đỏ vào Tâm
    • Cay, trắng vào Phế
    • Mặn đen vào Cật
    • Ngọt, vàng vào Tỳ
    • Khi chế thuốc: Sao thuốc với dấm cho vị thuốc vào Can, sao với muối cho vị thuốc vào thận, sao với đường cho vị thuốc vào tỳ, sao với gừng cho vị thuốc vào phế.

Các bài tin khác

Zalo
favebook