Củ sắn dây

13/12/2023
1. Cát căn (củ sắn dây) là vị thuốc Nam quý, có vị ngọt, tính mát. Vị thuốc này thường được dùng để giải ngộ độc rượu, cảm nắng, nóng sốt kéo dài, đau nhức vùng lưng, huyết áp cao và chứng ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên dược liệu có tính mát nên kiêng dùng cho người nóng sốt mà sợ lạnh, âm hư hỏa vượng và thương thực hạ hư.

2. Thành phần hóa học Tinh bột chiếm khoảng 15% (rễ tươi), ngoài ra còn chứa nhiều flavonoids (daizein, puerarin, formononetin, genistein, puerarol, kakkonein…), triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol…) và các hợp chất carbohydrate (tinh bột 10 – 14%, mannitol, pinitol) miroessterol, succinic acid, allantoin.

3. Công dụng
3.1. Y học hiện đại Tác dụng giải nhiệt, hạ sốt: Cách sử dụng rất đa dạng. Có thể hòa sống với nước uống giải khát, thêm một ít chanh để tăng hương vị hoặc nấu chín lên ăn như chè hay súp. Tác dụng đối với tim mạch: Bảo vệ thiếu máu cấp tính ở cơ tim, rối loạn ở động mạch vành, hạ huyết áp, giảm tiêu hao oxy cơ tim, điều hòa nhịp tim. Giãn mạch não, mạch ngoại vi, chống tình trạng thiếu oxy. Tác dụng giãn cơ, chống co giật, chống co thắt ruột, giảm đau đầu hay đau nhức cổ vai gáy. Giải độc cơ thể, bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa. Nâng cao sức đề kháng, đồng thời tăng đề kháng với các loại virus đường hô hấp.
3.2. Y học cổ truyền Tính vị ngọt, cay, tính bình, không độc. Quy kinh Tỳ – Vị – Bàng quang. Công dụng: Giải khát, hạ sốt, cứng gáy, làm cho ra mồ hôi, khát nước, nhức đầu, tiêu chảy, lỵ ra máu, sởi thời kỳ đầu ra không hết. Hoa Cát căn còn có tác dụng giải độc của rượu.3.3. Cách dùng và liều dùng Ngày dùng 8 – 20g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, trong cuộc sống thường ngày, nhất là trong mùa hè nóng nực, có thể dùng Cát căn (Sắn dây) hòa với nước để uống giải khát hay nấu chè, nấu súp… Tuy nhiên, để phòng ngừa nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất là nên pha với nước sôi, không nên pha với nước nguội.
 

Các bài tin khác

Zalo
favebook