-
-
I-Vọng chẩn (nhìn)
-
1-Định nghĩa
Nhìn để quan sát thần, sắc, hình thái, mặt, mũi, môi, lưỡi... của người bệnh để biết được tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra ngoài. YHCT rất chú trọng xem các bộ phận ở mặt, lưỡi vì có liên quan nhiều với các tạng phủ,
Tóm lại, trong phương pháp nhìn, YHCT rất chú trọng đến xem lưỡi. Trong công tác khám bệnh cho trẻ em, phương pháp nhìn giữ vai trò chủ yếu.
-
2-Xem thần
Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt động của các tạng phủ bên trong cơ thể biểu hiện ra ngoài. Khi xem thần cần xác định:
- Còn thần: mắt sáng, tỉnh táo là bệnh nhẹ, chính khí chưa tổn thương nhiều, công năng tạng phủ chưa suy, tiên lượng chữa bệnh tốt.
- Không có thần: tinh thần mệt mỏi, thờ ơ lãnh đạm, nói không có sức...là bệnh nặng, chính khí đã suy, chữa bệnh khó khăn và lâu dài.
Có một số bệnh nhân, tình trạng bệnh rất nặng, mắc bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy nhược, đột nhiên tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống, gò má đỏ là biểu hiện chính khí muốn thoát, bệnh tình nguy hiểm, YHCT gọi là hiện tượng "giả thần" hay "hồi quang phản chiếu"
Ngoài ra còn phải xem trạng thái tinh thần như: u uất, ít nói, cười nói huyên thuyên, chán ăn, hoang tưởng, mê sảng, hôn mê... để xem bệnh ở tạng tâm, can, tỳ...
-
3-Xem sắc
Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có thế biến đổi như sau:
-
Sắc đỏ: do nhiệt
Cần phân biệt mặt đỏ do thực nhiệt hay hư nhiệt: thực nhiệt thì toàn mặt đỏ đều như sốt nhiễm trùng, say nắng; hư nhiệt gặp ở người mắc bệnh lâu ngày buổi chiều hai gò má đỏ do âm hư nội nhiệt như người bị lao phổi (do phế âm hư gây phế lao).
-
**Sắc vàng: do hư, thấp
Tỳ mất kiện vận, thuỷ thấp không vận hoá, khí huyết giảm sút, da không được nuôi dưỡng nên có màu vàng.
Chứng vàng da (hoàng đản) mà sắc vàng tươi sáng là do thấp nhiệt (hoàng đản nhiễm trùng), sắc vàng ám tối là do hàn thấp (hoàng đản do ứ mật, tan huyết).
Mặt hơi vàng là do tỳ hư.
-
**Sắc mặt: do hư, hàn, mất máu.
Sắc trắng hơi phù: thận dương hư. Bệnh cấp tính đột nhiên sắc mặt trắng là - dương khí sắp thoát (choáng). Đau bụng do hàn nhiều, sắc mặt cũng trắng.
-
**Sắc đen: do hàn, đau, thuỷ thấp, thận hư.
Dương khí hư gây chứng hàn, hàn ứ không thông sinh chứng đau, thuỷ thấp không vận hoá được, thận hư tinh khí suy kiệt cũng gây sác mặt đen.
-
**Sắc xanh: do hàn, đau, ứ huyết, kinh phong
Sắc xanh do khí huyết không thông, kinh mạch bị trì trệ mà thành. Hàn gây khí huyết không thông, không thông gây đau và ứ huyết. Phong hàn gây đau dầu, lý hàn gây đau bụng, đau nhiều sắc mặt trắng bệch mà xanh, môi miệng xanh tím là huyết ứ (suy tim). Trẻ con sốt cao, sắc mặt xanh là sắp có kinh phong (co giật).
-
-
4-Xem hình thái
Xem hình dáng để biết tình trạng khoẻ hay yếu của ngũ tạng, da lông khô thì phế hư; cơ nhục gầy nhẽo thì tỳ hư; xương yếu nhỏ, răng lung lay, chậm mọc do thận hư; chân tay run, co quắp do can hư; người béo, ăn ít, thở gấp do tỳ hư đàm thấp, người gầy mau đói là vị hoả.
Xem thế cử động của bệnh nhân để biết bệnh nhân thuộc âm, hay thuộc dương: thích động, nằm quay ra ngoài... thuộc dương, thích tĩnh nằm quay vào trong. .. thuộc âm.
-
5-Xem mũi
Đầu mũi xanh: đau bụng, mũi hơi đen là trong ngực có đàm ẩm, sắc trắng là khí hư hoặc mất máu, vàng do thấp, sắc đỏ là phế nhiệt. Cánh mũi phập phồng là do khó thở vì phế nhiệt (viêm phổi), hen suyễn. Chảy nước mũi trong do ngoại cảm phong hàn, nước mũi đục do ngoại cảm phong nhiệt...
-
6-Xem mắt
Lòng trắng: sắc đỏ bệnh ở tâm, trắng bệnh ở phế, xanh bệnh ở can, vàng bệnh ở tỳ, đen ở thận. Mắt đỏ sưng đau do can hoả phong nhiệt, mi mắt nhạt màu do thiếu máu, mắt quầng đen do tỳ hư, đỏ khoé mắt do tâm hoả.
-
7-Xem môi
Môi đỏ hồng khô là nhiệt, môi trắng nhợt là huyết hư, môi xanh tím là ứ huyết, môi hổng tươi hay do âm hư hoả vượng; môi xanh đen do hàn, môi lở loét do vị nhiệt.
-
8-Xem da
- Phù thũng: ấn vào vết lõm do thuỷ thấp còn ấn nổi ngay là do khí trệ.
- Vàng da: có sốt, màu tươi sáng là dương hoàng; không có sốt màu vàng tối là âm hoàng.
- Ban chẩn: ban là những đám nhỏ nối lên mặt da, chẩn là những mụn cao hơn da. Ban chẩn tươi nhuận là chính khí chưa hư, tím là nhiệt thịnh, nhạt xám là chính khí đã hư.
-
9-Xem lưỡi
-
Nội dung
Xem lưỡi để biết được tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch con người, sự biến hoá nông sâu, nặng nhẹ của bệnh tật. Xem lưỡi ở hai bộ phận: chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch của lưỡi, rêu lưỡi là chất phủ lên bề mặt của lưỡi. Lưỡi người bình thường: chất lưỡi mềm mại, hoạt động tự nhiên, màu hơi hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải. Khi có bệnh, chất lưỡi thay đổi về màu sắc, hình dáng và cử động phản ảnh tình trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết, rêu lưỡi thay đổi vể màu sắc, tính chất phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của bệnh tật và sự tiêu trưởng của chính khí và tà khí.
-
Xem chất lưỡi
- Về màu sắc:
- Nhạt màu: hơi trắng: do hàn chứng, hư chứng, dương khí suy nhược khí huyết không đầy đủ.
- Đỏ: thuộc nhiệt do lý thực nhiệt , do hư thiệt (âm hư hoả vượng).
- Đỏ giáng: do nhiệt thịnh, tà nhiệt đã vào phần dinh và huyết: ở bệnh nhân mạn tính là do âm hư hoả vượng, tân dịch bị giảm nhiều.
- Xanh tím: bệnh do hàn nhiệt khác nhau: do nhiệt chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô ít tân dịch; do hàn, ứ huyết lưỡi xanh, tím ướt nhuận, nếu ứ huyết còn các khối ban, điểm ứ huyết.
- Về hình dáng của lưỡi:
- Phù nề: thuộc thực chứng, nhiệt chứng; hơi nề, 2 bên có dấu răng in thuộc hư, hư hàn hay do đàm thấp kết lại tràn lên.
- Sưng to: mầu trắng nhạt sưng to, do thận tỳ dương hư; chất lưỡi hồng đỏ sưng to: do thấp nhiệt bên trong hay nhiệt độc mạnh.
- Mỏng nhỏ: chất lưỡi đạm nhỏ: do tâm tỳ, khí huyết hư; chất lưỡi hồng giáng mỏng nhỏ, do âm hư nhiệt thịnh, tân dịch hao tổn, biểu thị của bệnh nặng.
- Đầu lưỡi phì đại thuộc tâm hoả mạnh: hai bên phì đại do can đởm hoả thịnh; giữa lưỡi phì đại là trường vị nhiệt thịnh.
- Về cử động của lưỡi:
-
Mềm yếu khó cử động tự do được là do bệnh cũ, chất lưỡi đạm nhạt liệt là khí huyết đều hư, lưỡi đỏ giáng mà liệt là do âm hư cực độ, bệnh mới mắc lưỡi khô hồng mà liệt là do nhiệt làm tổn thương đến phần âm.
-
Cứng không chuyển động co ra co vào được là do bệnh nhiệt, nhiệt nhập tâm bào (hôn mê); sốt cao làm tổn thương tân dịch, trúng phong.
-
Lệch: do trúng phong
-
Rung: do tâm, tỳ, khí, huyết hư.
-
Rụt ngắn: là bệnh nguy hiểm, nếu chất lưỡi thấp nhuận là do hàn ngưng trệ ở cân mạch, nếu phù to mà ngắn là do đàm thấp, nếu lưỡi hồng khô là sốt cao tổn thương tân dịch.
Lưỡi thè ra ngoài là do tâm tỳ có nhiệt, hoặc bệnh bẩm sinh phát dục kém ở trẻ em.
-
- Về màu sắc:
-
Xem rêu lưỡi
-
Mầu sắc:
- Rêu trắng: thuộc về hàn chứng và biểu chứng; trắng mỏng do phong hàn; trắng mỏng đầu lưỡi đỏ do phong nhiệt; trắng trơn do thấp hay đàm ẩm; trắng dính do đàm trọc, thấp tà gây ra; nếu rêu trắng khô nứt nẻ hoặc như phấn dầy thì tà nhiệt bên trong mạnh, tân dịch bị tổn thương.
- Rêu vàng: thuộc nhiệt chứng, lý chứng; vàng ít, nhiệt ít; vàng nhiều, khô, nhiệt nhiều; tân dịch bị tổn thương; rêu vàng dính là do thấp nhiệt hoặc đàm nhiệt.
- Rêu xám đen: đều là bệnh nặng, nếu rêu lưỡi xám đen mà khô là do nhiệt mạnh làm tổn thương tân dịch, nếu ướt nhuận, trơn là do dương hư hàn thịnh, thuỷ ẩm ứ lại bên trong.
-
Tính chất của rêu lưỡi
- Độ dày và mỏng: rêu lưỡi mỏng là bệnh nhẹ hay còn ở biểu, bệnh ngoại cảm. Rêu lưỡi dày là tà đã vào trong, hoặc có tích trệ ở bên trong. Rêu lưỡi từ mỏng chuyển sang dày là bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng, từ ngoài vào trong.
-
Khô và ướt:
- Rêu lưỡi nhuận biểu hiện chưa bị tổn thương, nếu rêu lưỡi ướt trơn là do thuỷ thấp ứ bên trong.
- Khô biểu hiện tân dịch đã hao tổn; thực nhiệt gây sốt cao mất tân dịch, hoặc do âm hư tân dịch giảm sinh ra hư nhiệt. Ngoài ra nếu thấp tà tụ lại bên trong, khí không sinh tân dịch cũng gây ra lưỡi khô.
Dính và hôi: do trường vị có nhiệt hoặc thực tích ứ lại ở tỳ vị gây ra.
-
-
-
-
II-Văn chẩn (nghe, ngửi)
-
1-Nghe âm thanh
-
Tiếng nói: tiếng nói nhỏ, thều thào không ra hơi: hư chứng; nói sảng: thực chứng; mê sảng nói nhiều là thực nhiệt; nói ngọng do phong đàm, trúng phong; nói một mình là tâm thần hư.
-
Tiếng thở: thở to là thực chứng hay gặp ở các bệnh cấp tính; thở nhỏ, ngắn, gấp, nông là hư chứng.
-
Tiếng ho: ho có đờm là thấu, ho không đờm là khái, ho khan là bệnh nội thương, phế âm hư. Bệnh cấp mà khản tiếng do phế thực nhiệt, ho lâu ngày mà khản tiếng là phế âm hư. Ho, hắt hơi, sổ mũi, là do cảm mạo phong hàn. Ho từng cơn, nôn mửa là ho gà.
-
Nấc: nấc liên tục, tiếng to, có sức là do nhiệt, nấc yếu đứt quãng do hư hàn.
Nấc là do vị khí nghịch lên do ăn uống, cảm mạo phong hàn tự nhiên sẽ khỏi, nhưng ở người bệnh lâu ngày vị khí yếu, thấy hiện tượng nấc cần chú ý đến bệnh tình có thể trở thành nguy kịch.
-
-
2-Ngửi mùi vị
Mùi của người bệnh ở mũi, mồm, phân nước tiểu có thể giúp người thầy thuổc phân biệt tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh.
- Phân tanh hôi loãng do tỳ hư.
- Nước tiểu khai đục do thấp nhiệt.
- Đại tiện phân chua, thối do tích nhiệt, thực tích...
-
-
III-Vấn chẩn (hỏi)
-
1-Nội dung
Hỏi người bệnh hoặc người nhà về các chứng trạng hiện tại, quá trình 'bệnh tật, quá trình chữa bệnh, nghề nghiệp, hoàn cảnh... Tài liệu này chỉ nêu lên cách hỏi các chứng trạng hiện tại, còn các phần khác giống như làm bệnh án YHHĐ.
-
2-Hàn nhiệt
-
Hỏi về hàn nhiệt:
Tức là hỏi bệnh nhân có sợ lạnh, có phát sốt hay không, thời gian ngắn, dài và sự liên quan với các chứng trạng khác...
-
Sợ lạnh:
- Bệnh mới mắc mà sợ lạnh là do ngoại cảm phong hàn.
- Bệnh lâu ngày, sợ lạnh kèm thêm tay chân lạnh là chứng dương hư, lý hàn; sợ lạnh ở lưng là thận dương hư, sợ lạnh ở tay chân là tỳ dương hư (tỳ vị hư hàn).
-
Phát sốt:
- Phát sốt có quy luật hoặc sốt ngày càng cao gọi là triều nhiệt, trong ngực phiền nhiệt kèm thêm nóng lòng bàn tay bàn chân gọi là ngũ tâm phiền nhiệt; cảm giác nóng nhức trong xương gọi là cốt chưng lao nhiệt.
- Sốt cao, miệng khát, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, biểu hiện chứng lý, thực nhiệt. Sốt bệnh cũ, triều nhiệt, lòng bàn tay bàn chân nóng, nhức trong xương, gò má đỏ là do huyết hư, âm hư sinh nội nhiệt.
- Bệnh mới mắc, vừa sợ lạnh vừa sốt là do ngoại cảm, sợ lạnh nhiều, sốt ít là biểu hàn, sốt nhiều, sợ lạnh ít là biểu nhiệt.
- Lúc sốt lúc rét là hàn nhiệt vãng lai; rét nóng không có quy luật là chứng bán biểu bán lý thuộc chứng thiếu dương; rét nóng có quy luật thời gian là do sốt rét.
-
-
3-Hãn (mồ hôi)
-
Có mồ hôi và không có mồ hôi
- Sợ lạnh, phát sốt có mồ hôi là chứng biểu hư, không có mồ hôi là biểu thực.
- Sốt cao ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại là lý nhiệt.
-
Thời gian ra mồ hôi
- Bình thường hay ra mồ hôi, lúc hoạt động mồ hôi càng ra nhiều, sau khi ra mồ hôi thấy lạnh gọi là chứng tự ra mồ hôi (tự hãn) do khí hư hay dương khí hư gây ra.
- Ngủ ra mồ hôi, lúc tỉnh không ra gọi là chứng ra mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư, hay khí âm đều hư gây ra.
-
Tính chất số lượng mồ hôi
Mồ hôi vàng là thấp nhiệt, mồ hôi dính như dầu là tuyệt hãn (bệnh nặng).
Ra hay không có mồ hôi nửa người là trúng phong.
Toàn thân ra mồ hôi ra nhiều không dứt, chân tay lạnh, người lạnh là dương khí muốn tuyệt gọi là chứng thoát dương (choáng truỵ mạch).
-
-
4-Đầu, Thân, Hung, Phúc (đầu, mình, ngực, bụng, các khớp xương)
- Vị trí
- Đau đầu: đau đầu vùng chẩm lan xuống gáy vai là bệnh thuộc kinh dương minh; đau 1/2 bên đầu là bệnh thuộc kinh thiếu dương; đau đầu vùng đỉnh là bệnh thuộc kinh quyết âm.
- Đau ngực: sốt, ho suyễn, khạc ra đờm, ho ra máu thuộc phế nhiệt; đau ngực đã lâu hay tái phát là do khí, huyết, đàm ẩm gây bế tắc. Ngực sườn đầy tức mà đau là thiếu dương bệnh hoặc can khí uất kết.
- Vùng thượng vị: trướng đầy mà đau: đau dạ dày (vị quản thống)
- Đau vùng bụng dưới (tương đương với buồng trứng): can khí uất kết, kinh mạch không thông hay gặp ở các bệnh phụ khoa.
- Đau lưng: lưng là phủ của thận, thường thận hư gây đau lưng, còn có thể do phong hàn, hàn thấp hoặc ứ huyết gây đau lưng cấp.
- Tính chất
- Đau di chuyển, tê dại và ngứa là do phong;
- Nặng nề di dịch khó khăn là do thấp;
- Đau nhức mà sợ lạnh, trời lạnh thì đau tăng thuộc chứng hàn;
- Sốt, sưng nóng, đỏ đau thuộc nhiệt;
- Đau trướng hoặc đau liên miên là do khí trệ;
- Đau dữ dội một nơi là do huyết ứ.
- Mức độ và thời gian đau:
- Bệnh mới mắc, trướng đầy nhiều, đau không dứt, cự án thuộc chứng thực;
- Bệnh cũ, trướng đầy không nhiều, lúc đau lúc không, trời lạnh thì đau, thiện án thường thuộc chứng hư.
- Vị trí
-
5-Ẩm thực (ăn uống và khẩu vị)
- Miệng khát và uống nước
- Miệng khát uống nước nhiều, thích uống nước lạnh là do thực nhiệt; miệng khát mà không thích uống thuộc chứng thấp, hư hàn; nôn mửa ỉa chảy khát nước là tân dịch bị tổn thương.
- Miệng không khát, không thích uống là do hàn.
- Thèm ăn và ăn
- Bệnh mới không thèm ăn là do thức ăn tích trệ, ngoại cảm kiêm thấp khí trệ ở tỳ vị. Bệnh cũ ăn kém là do tỳ vị hư nhược, thận dương hư.
- Ăn nhiều, mau đói là chứng vị hoả mạnh. Đói mà không muốn ăn là vị âm hư.
- Khi có bệnh mà ăn được, là vị khí chưa hao, tiên lượng tốt. Bệnh nặng ăn nhiều lên là vị khí hồi phục dần, triển vọng chữa bệnh tốt.
- Khẩu vị:
- Miệng đắng thuộc nhiệt, thường do nhiệt ở can, đởm;
- Miệng chua hôi là trường vị tích nhiệt;
- Miệng hôi là do vị hoả đốt bên trong;
- Miệng nhạt do đàm trọc, hư chứng;
- Miệng ngọt do thấp nhiệt ở tỳ;
- Miệng mặn là do thận hư.
- Miệng khát và uống nước
-
6-Miên (ngủ)
- Mất ngủ, hồi hộp, sợ hãi, hay mê là do tâm huyết không đầy đủ;
- Người vật vã, trằn trọc, lâu không ngủ thuộc chứng âm hư hoả vượng;
- Miệng đắng, nôn ra đờm, hồi hộp, vật vã, không ngủ được thường do đàm hoả nhiễu tâm;
- Tiêu hoá không tốt cũng gây mất ngủ.
-
7-Nhị tiện (đại tiểu tiện)
- Đại tiện
- Đại tiện táo: đại tiện táo thể hiện bằng số lần đi ngoài giảm, đi khó, lượng phân ít, khô cứng. Bệnh mới, táo, bụng đầy trướng thuộc thực nhiệt; bệnh cũ, người già, phụ nữ có thai, sau khi đẻ bị táo là do tân dịch giảm, khí hư, âm hư, huyết hư.
- Đại tiện lỏng: phân đặc mùi thối do lý nhiệt, tích trệ. Phân loãng ít thối do tỳ vị hư hàn. Ỉa lỏng như nước, tiểu tiện ít là do thuỷ thấp tràn xuống dưới. Ỉa chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả) là tỳ thận dương hư.
- Đại tiện trước rắn sau loãng là tỳ vị hư nhược.
- Đại tiện ra máu mũi, mót rặn là bệnh lỵ do thấp nhiệt ở đại trường.
- Tiểu tiện: hỏi về màu sắc, số lượng và số lần đi tiểu.
- Tiểu tiện ít, màu vàng, nóng thuộc thực nhiệt; tiểu tiện ít sau khi ra mồ hôi, ỉa chảy, nôn mửa là do tân dịch bị tổn thương, thuỷ thấp đình lạ thì nước tiểu ít.
- Tiểu tiện nhiều, trong dài là thuộc hư hàn, còn gặp ở chứng tiêu khát (đái tháo).
- Đi tiểu tiện luôn, mót đái, đái rắt, đau là do thấp nhiệt ở bàng quang; người già đi tiểu luôn, mót đái do thận khí hư.
- Đái không tự chủ, đái dầm là do thận khí hư. Trẻ em đái dầm do sự phát dục chưa đủ hay thói xấu tạo thành.
- Đại tiện
-
8-Kinh nguyệt, khí hư (đới hạ)
Phụ khoa nghiên cứu kỹ sinh lý, bệnh lý, về bốn vấn đề: kinh nguyệt, khí hư, có thai, sau khi đẻ (sẽ học ở chương bệnh phụ khoa). Để phục vụ cho yêu cầu chẩn đoán chung đối với một người bệnh nữ, phần này chỉ nêu sơ lược vấn đề kinh nguyệt và khí hư.
-
Kinh nguyệt: hỏi về chu kỳ, lượng kinh, thời gian hành kinh, màu sắc, tính chất.
Bình thường chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày: thời gian kéo dài 3-4 ngày có khi 5-6 ngày, lượng kinh bình thường, màu kinh đỏ, không có cục.
Kinh nguyệt trước kỳ, màu kinh đỏ tươi, số lượng nhiều thường do huyết nhiệt; sắc nhạt lượng ít, đau bụng sau khi hành kinh do huyết không đầy đủ.
Kinh nguyệt sau kỳ, sắc thẫm có cục, đau bụng trước khi hành kinh thuộc hàn, ứ huyết; sắc nhạt, kinh ít do huyết hư.
Rong kinh, rong huyết, sắc tím đen, thành khối, bụng đau thuộc nhiệt; nhạt màu có cục, đau bụng do can thận hư, hoặc tỳ hư.
-
Khí hư (đới hạ): hỏi về màu sắc, mùi
Khí hư trắng lượng nhiều do tỳ, thận hư hàn.
Khí hư nhiều, màu vàng, dính hôi là do thấp nhiệt.
-
-
-
IV-Thiết chẩn (xem mạch và sờ nắn)
-
1-Mục đích xem mạch:
Để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh tật.
-
2-Nơi xem mạch
Tại động mạch quay ở tay, động mạch đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch thái dương, nhưng phổ biến hơn cả là động mạch quay vị trí ở thốn khẩu.
Ở thốn khẩu nơi động mạch quay đi qua, nơi xem mạch được chia làm ba bộ: thốn, quan, xích. Bộ quan tương ứng với mỏm châm quay kéo ngang, bộ thốn ở dưới và bộ xích ở trên bộ quan.
Tay phải thuộc khí, tay trái thuộc huyết và sơ đồ vị trí các tạng phủ tương ứng vói các bộ như sau
Bộ Tay trái Tay phải Thốn Tâm - tiểu trưởng Phế - đại trường Quan Can - đởm Tỳ - vị Xích Thận âm - bàng quang Thận dương - tam tiêu -
3-Cách xem mạch
-
Người bệnh để ngửa bàn tay, thầy thuốc dùng ba ngón tay trỏ, giữa, nhẫn đặt vào mạch: ngón giữa bộ quan, ngón trỏ bộ thốn và ngón nhẫn bộ xích; tuỳ theo người cao thấp, nhỏ hay lớn mà các ngón tay đặt thưa ra hay khít lại. Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái của bệnh nhân và ngược lại tay trái của thầy thuốc xem tay phải của bệnh nhân.
-
Người bệnh nên nghỉ ngơi 15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái, chẩn mạch vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì là tốt nhất. Thầy thuốc phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, tập trung tư tưởng, chú ý cảm giác đầu các ngón tay.
Có ba mức độ ấn tay: ấn nhẹ đã thấy mạch đập (thượng án) là mạch phù, ấn vừa phải (trung án) và ấn sâu sát xương thấy mạch đập (hạ án) là mạch trầm.
-
Xem mạch có hai loại: xem chung cả ba bộ (tổng khán) để nhận định tình hình chung, cách này được dùng thông thường nhất; xem từng bộ vị (vi khán, đơn khán) để đánh giá tình hình từng tạng phủ. Thường phối hợp cả hai cách xem: tổng khán trước rồi đơn khán sau.
-
-
4-Các hiện tượng về mạch
-
Mạch bình thường
Mạch bình thường là mạch có đập ở cả ba bộ, không phù không trầm, người lớn 70-80 lần đập trong một phút, hoà hoãn có lực, đi lại điều hoà.
Người xưa nói mạch bình thường là mạch có vị khí, có thần và có gốc. Vị khí là gốc của con người nên mạch có vị khí thì hoà hoãn, điều hoà; còn vị khí là mạch thuận, không còn vị khí là mạch nghịch, dùng để đánh giá tiên lượng của bệnh; mạch có thần là mạch có lực, thận khí là gốc của con người biểu hiện ở hai mạch xích, mạch bình thường là mạch xích có lực đó là gốc của mạch; khi có bệnh mạch quan, thốn mất mà mạch xích còn thì bệnh tình chưa nguy hiểm.
Xem mạch bình thường có quan hệ mật thiết với thời tiết, khí hậu, tuổi tác, giới, thể chất và tình trạng tinh thần con người, trẻ em thường mạch đập 120-140 lần/phút, 6 tuổi 90-110 lần/phút; thanh niên người khoẻ mạnh mạch đi có lực; người già, người yếu mạch đập yếu, mạch của phụ nữ thì yếu hơn mạch nam giới, người cao lớn thì mạch dài hơn, người thấp thì mạch ngắn, người gầy thì mạch hơi phù, người béo thì mạch hơi trầm. Thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến mạch: mùa xuân mạch hơi huyền, mùa hạ mạch hơi hồng, mùa thu mạch mạch hơi phù, mùa đông mạch hơi trầm.
-
Mạch khi có bệnh
Khi có bệnh, mạch có thể thay đổi vị trí nông sâu, về tốc độ nhanh chậm, về cường độ có lực hay không có lực, có quy luật hay không theo quy luật. Có những loại mạch kết hợp cả mấy mặt trên gọi là kiêm mạch.
-
-
5-Phân loại mạch
Có nhiều sách ghi 28 loại mạch. Tài liệu này chỉ nêu 19 loại mạch hay gặp trên lâm sàng:
-
Theo vi trí nông sâu. của mạch.
-
Mạch phù: sờ nhẹ tay thấy mạch ngay, đè xuống hơi giảm mà không rỗng.
Chủ bệnh: bệnh ở biểu. Có thể thấy:
- Phù hữu lực biểu thực; phù sác, biểu nhiệt
- Phù vô lực hư chứng thường do âm hư (nên hư dương phù ra ngoài)
-
Mạch trầm: ấn mạnh tay mới thấy mạch đập.
Chủ bệnh: bệnh thuộc lý:
- Trầm hữu lực là lý thực,
- Trầm vô lực là lý hư.
-
-
Theo tốc độ của mạch:
-
Mạch sác: Mạch đập nhanh trên 90 lần 1 phứt.
Chủ bệnh: bệnh thuộc nhiệt
- Mạch sác hữu lực là thực nhiệt,
- Sác vô lực là hư nhiệt,
- Mạch phù sác là biểu nhiệt.
-
Mạch trì: mạch đập chậm dưới 60 lần 1 phút.
Chủ bệnh: chứng hàn
- Mạch trì hữu lực là thực chứng do bị lạnh;
- Mạch trì vô lực thuộc chứng lý hàn (dương hư).
-
-
Theo cường độ của mạch:
-
Mạch hư: cả 3 bộ mạch không có lực, ấn thấy rỗng, gọi là mạch vô lực.
Chủ bệnh: thuộc chứng hư do khí huyết hư.
-
Mạch thực: cả 3 mạch đều có lực, gọi là mạch hữu lực.
Chủ bệnh: thực chứng, do tà khí thực mà chính khí chưa suy.
-
Mạch hoạt: mạch đi lại lưu lợi, trơn như hòn bi lăn trong đĩa.
Chủ bệnh: có đàm, thực trệ, thực nhiệt (tà khí ủng trệ). Phụ nữ có thai mạch cũng hoạt.
-
Mạch sáp: mạch đi khó khăn, không lưu lợi, sáp, sít.
Chủ bệnh: tinh hao, thiếu máu, khí trệ, huyết ứ (không nhu nhuận cân mạch).
-
Mạch hồng: mạch đi cuồn cuộn như sóng, đến mạnh đi nhẹ.
Chủ bệnh: nhiệt thịnh, mạch hồng còn có thể thấy trong trường hợp do nhiệt làm mất nước gây âm hư và hư dương vượt ra ngoài.
-
Mạch đại (đại là to):
Chủ bệnh: mạch đại có lực là tà khí thịnh.
Mạch đại không có lực là hoả bốc mà gây âm hư, nên hư dương bốc ra ngoài, cần phân biệt một loại mạch đại nữa thuộc các mạch không có quy luật.
-
Mạch tế: (còn goi là mạch tiểu) mạch nhỏ nhưng còn bắt được.
Chủ bệnh: do âm hư, huyết hư là chính, có thể do thấp sinh ra.
-
Mạch vi: mạch rất nhỏ, rất yếu, khó bắt, có lúc không thấy, khó đếm mạch.
Chủ bệnh: âm, dương, khí huyết đều hư, chứng thoát dương (truỵ mạch, choáng).
-
-
Theo biên độ của mạch
-
Mạch nhu: mạch đi phù, nhỏ mềm.
Chủ bệnh: thuộc chứng hư (khí, huyết âm, thận hư, tinh kém, tuỷ kiệt).
-
Mạch huyền: mạch đi ngay thẳng mà dài, căng như sợi dây đàn, dây cung.
Chủ bệnh: các bệnh thuộc can đởm, sốt rét, đau đớn, đàm ẩm.
- Mạch huyền sác: thực nhiệt;
- Huyền trì, hàn chứng;
- Huyền hoạt: đàm ẩm;
- Huyền khẩn, đau do ứ huyết.
-
Mạch khẩn: mạch đi khẩn trương có lực giống như dây thừng vặn xoắn.
Chủ bệnh: chứng hàn, đau đớn, ứ đọng đồ ăn.
-
Mạch khâu: mạch phù, nhưng rỗng bên trong như dọc hành.
Chủ bệnh: mất máu, mất nước (thương âm).
-
-
Các mạch không theo quy luật
-
Mạch xúc: mạch nhanh cấp, có lúc dừng lại không không có quy luật.
Chủ bệnh: mạch xúc hữu lực: dương thịnh, thực nhiệt, khí huyết, đàm ẩm, thức ăn trở trệ.
Mạch tế xúc vô lực: là chứng hư thoát.
-
Mạch kết: mạch đến chậm có lúc dừng lại không có quy luật.
Chủ bệnh: âm thịnh, khí hết. Hàn đàm, ứ huyết, khí uất không điều hoà thấy mạch kết.
-
Mạch đợi: mạch nửa chừng dừng lại có quy luật nhất định.
Chủ bệnh: khí huyết suy nhược, phong đau đớn
-
-
Kiêm mạch và chủ bệnh
Thứ tự Các loại mạch Chủ bệnh 1 Phù khẩn Biểu hàn, đau khớp do phong 2 Phù hoãn Chứng biểu hàn có ra mồ hôi 3 Phù sác Biểu nhiệt, phong nhiệt 4 Phù hoạt Phong đàm, biểu chứng kèm thêm đàm thấp 5 Trầm trì Lý hàn 6 Trầm khẩn Lý hàn,đau 7 Huyền trì Hàn gây đau ở kinh mạch can 8 Huyền khẩn Hàn gây đau, hàn ử trệ ỏ kinh mạch can 9 Trầm sác Lý nhiệt 10 Huyền sác Can nhiệt, can hoả 11 Trầm hoạt Đàm ẩm, thực tích 12 Trầm huyền Can uất khí trệ, chứng đau 13 Hồng sác Nhiệt thịnh ở khí phận 14 Hoạt sác Đàm nhiệt, đàm hoả 15 Trầm sáp Ứ huyết 16 Trầm tế Lý hư, khí huyết hư, âm hư 17 Trầm tế sác Âm hư, huyết hư sinh nội nhiệt 18 Huyền tế Can thận âm hư, âm hư can uất 19 Tế sáp Huyết hư kèm ứ huyết 20 Nhu hoãn Bệnh ở tỳ vị, bệnh mạn tính
-
-
6-Sờ nắn
Sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh tật, thường xem lại tại da thịt, tay chân, và bụng.
-
a-Xem phần da thịt: cần chú trọng các tính chất sau:
- Hàn nhiệt:
- Nóng ở ngoài da, ấn sâu vào giảm: biểu nhiệt.
- Ở ngoài da nóng vừa, càng ấn càng thấy nóng: lý nhiệt.
- Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt do hư nhiệt (âm hư hoả vượng).
- Khô, nhuận:
- Da nhuận trơn, tân dịch chưa bị tổn thương.
- Da khô táo: tân dịch giảm, ứ huyết.
- Phù: ấn mạnh vết lõm còn là thuỷ thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng.
- Mụn, nhọt: sưng, không nóng: âm thư (áp xe lạnh), sưng, nóng, đỏ, đau: dương thư (áp xe nóng).
- Hàn nhiệt:
-
b-Sờ tay chân: chủ yếu xem về hàn nhiệt
- Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư.
- Tay chân đều nóng nhiều là nhiệt thịnh.
- Nóng ở mu bàn tay là do biểu nhiệt.
-
c-Xem bụng (phúc chẩn)
Tuỳ vị trí để xem tạng phủ có bệnh cần chú trọng đến cơn đau, ứ trệ của khí huyết, hư thực của bệnh tình.
- Thiện án (thích xoa bóp) thuộc hư, cự án (không thích xoa bóp) thuộc thực.
- Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun, ứ huyết; lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở một nơi nhất định thường do khí trệ.
-
-
-
577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024