- D-Các hội chứng bệnh
-
I-Nội dung
Các hội chứng bệnh gồm các hội chứng bệnh về khí, huyệt, tân dịch; các hội chứng bệnh thuộc các tạng phủ và các hội chứng bệnh ngoại cảm như lục kinh, dinh, vệ, khí, huyết, tam tiêu. Vì khí, huyết, tân dịch là cơ sở vật chất của hoạt động tạng phủ kinh lạc, nên khi có, bệnh sẽ ảnh hưởng đến các công năng hoạt động của tạng phủ kinh lạc; ngược lại khi tạng phủ có bệnh thì biểu hiện chủ yếu là sự thất thường về các mặt khí, huyết, tân dịch. Vì vậy tài liệu này nêu các hội chứng bệnh về khí, huyết, tân dịch lên đầu rồi mới đến các hội chứng bệnh các tạng phủ.
-
II-Các hội chứng bệnh về khí, huyết, tân dịch
-
1-Khái niệm
Các hội chứng bệnh gồm các hội chứng bệnh về khí, huyết, tân dịch; các hội chứng bệnh thuộc các tạng phủ và các hội chứng bệnh ngoại cảm như lục kinh, dinh, vệ, khí, huyết, tam tiêu. Vì khí, huyết, tân dịch là cơ sở vật chất của hoạt động tạng phủ kinh lạc, nên khi có bệnh sẽ ảnh hưởng đến các công năng hoạt động của tạng phủ kinh lạc; ngược lại khi tạng phủ có bệnh thì biểu hiện chủ yếu là sự thất thường về các mặt khí, huyết, tân dịch. Vì vậy tài liệu này nêu các hội chứng bệnh về khí, huyết, tân dịch lên đầu rồi mới đến các hội chứng bệnh các tạng phủ.
-
2-Hội chứng bệnh về khí, huyết, tân dịch
- a-Hội chứng bệnh về khí: Có 3 hội chứng (khí hư, khí trệ, khí nghịch)
- Khí hư
- Khí hư do cơ năng hoạt động của cơ thể và nội tạng bị suy thoái hay gặp ở người có bệnh mạn tính, người già yếu ở thời kỷ phục hồi sau khi mắc bệnh nặng.
- Biểu hiện lâm sàng: hơi thở ngắn, mệt mỏi không có sức, tự ra mồ hôi, ăn uống giảm sút, lưỡi nhạt, mạch hư vô lực. Ngoài ra còn có các chứng bệnh do trương lực cơ giảm gọi là khí hư hạ hãm: sa sinh dục, sa trực tràng, đái són...
- Phương pháp chữa: bổ khí, ích khí.
- Khí trệ
- Khí trệ do cơ năng hoạt động của cơ thể hay một bộ phận của cơ thể bị trở ngại, thường do nguyên nhân tinh thần bị sang chấn, ăn uống không điều hoà, cảm phải ngoại tà.
- Biểu hiện lâm sàng: đầy trướng và đau, khí trệ ở ngực sườn gây đau ngực sườn, ở thượng vị gây đau vùng thượng vị (vị quản thống), ở ruột gây đau bụng (phúc thống). Đặc tính cơn đau do khí trệ là kèm thêm đầy trướng, trướng nặng hơn đau, đau lúc nhiều lúc ít, vị trí không nhất định, ợ hơi trung tiện thì giảm đau. Vú căng trướng, mót rặn cũng là do khí trệ.
- Phương pháp chữa: hành khí.
- Khí nghịch
- Khí nghịch hay thấy ở phế và vị, có khi thấy ở can. Đàm và khí kết hợp làm phế khí không giáng gây nghịch lên. Vị bị hàn, tích ẩm, ứ đọng đồ ăn. Can tình chí bị uất ức, không điều đạt được.
- Biểu hiện lâm sàng: phế: ho, hen, khó thở tức ngực. Vị: nôn mửa, nấc, ợ hơi. Can: đau ngực sườn, đau thượng vị, lúc sốt lúc rét. cần phân biệt chứng khí nghịch do thận hư không nạp được phế khí thuộc chứng hư.
- Phương pháp chữa: giáng khí, thuận khí.
- Khí hư
- b-Hội chứng bệnh về huyết: Có 4 hội chứng (huyết hư, huyết ứ, huyết nhiệt, chảy máu)
- Huyết hư
-
Huyết hư do mất máu quá nhiều, tỳ vị hư nhược nên sự sinh hoá ra máu bị giảm sút.
-
Biểu hiện lâm sàng: sắc mặt xanh hoặc hơi vàng, môi trắng nhạt, hoa mắt, chóng mặt, trống ngực, mất ngủ, tay chân tê, chất lưỡi nhạt, mạch tế hay tế sác.
Nếu kèm theo thở gấp, mệt mỏi là khí huyết đều hư.
-
Phương pháp chữa: bổ huyết, bổ khí huyết (nếu khí huyết đều hư).
-
- Huyết ứ
- Huyết ứ là hiện tượng sung huyết tại chỗ hay sung huyết ở tạng phủ do chấn thương, viêm nhiễm; có trường hợp khí trệ cũng gây ứ huyết.
- Biểu hiện lâm sàng: đau tại nơi ứ huyết, đau dữ dội như dùi đâm, cự án, vị trí nhất định, có sưng trướng, sắc mặt xanh tối, miệng môi tím, chất lưỡi xanh tím có những điểm ứ huyết.
- Phương pháp chữa bệnh: hoạt huyết khứ ứ.
- Huyết nhiệt
- Huyết nhiệt do phần huyết có nhiệt tà xâm phạm làm huyết đi sai đường (vong hành).
- Biểu hiện lâm sảng: vật vã, miệng khô không muốn uống, người nóng, đêm nóng nhiều hơn, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác; nếu nhiệt mạnh bức huyết ra ngoài mạch gây chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện tiện ra máu, phụ nữ kinh nguyệt trước kỷ lượng kinh ra nhiều.
- Phương pháp chữa: thanh nhiệt lương huyết.
- Chảy máu
- Chảy máu do 4 nguyên nhân: huyết nhiệt hay nhiệt tà bức huyết ra ngoài mạch, tỳ khí không thống huyết, huyết ứ gây thoát quản, sang chấn ngoại khoa.
- Biểu hiện lâm sàng:
- Do huyết nhiệt: màu máu đỏ tươi, vật vã trằn trọc, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
- Do tỳ hư không thống huyết, màu máu nhạt, ra máu không ngừng chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.
- Do huyết ứ: máu ra tím, có cục kèm theo đau dữ dội, lưỡi xanh tím có ban ứ huyết, mạch sáp.
- Phương pháp chữa: lương huyết chỉ huyết (do huyết nhiệt), bổ khí nhiếp huyết (do tỳ khí hư), hoạt huyết chỉ huyết (do huyết ứ).
- Huyết hư
- c-Hội chứng bệnh về tân dịch: Có 2 hội chứng (tân dịch thiếu và tân dịch ứ đọng)
-
Tân dịch thiếu
Tân dịch thiếu là do mồ hôi ra nhiều, ỉa chảy nhiều, mất máu, nôn mửa nhiều, tiểu tiện nhiều, sốt cao kéo dài làm mất nước hoặc do công năng của tỳ, phế, thận bị rốỉ loạn. Biểu hiện lâm sàng: miệng khát, họng khô, môi khô, da khô, tiểu tiện ngắn và ít, táo bón, mạch tế sác, nếu sốt cao gây tân dịch thiếu thì khát nước vật vã, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác. Nếu kèm thêm hơi thở ngắn gấp, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược thì gọi là khí âm đều hư. Phương pháp chữa: sinh tân, thanh nhiệt dưỡng âm, (nếu sốt cao gây mất tân dịch), ích khí sinh tân (nếu khí âm đều hư).
-
Tân dịch ứ đọng
- Tân dịch ứ đọng do phế, tỳ, thận không phân bổ, vận hoá và bài tiết ra ngoài gây ứ nước toàn thân hay tại chỗ, mà xuất hiện các chứng đàm ẩm, cổ trướng, phù thũng...
- Biểu hiện lâm sàng: hen suyễn đờm nhiều, trống ngực thở gấp ngắn, mạng sườn đầy trướng, bụng trướng đầy, ăn ít, miệng nhạt vô vị, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dày, mạch nhu, chân phù, mặt mắt phù hoặc cổ trướng.
- Phương pháp chữa: thông dương hoá ẩm (do phế khí không tuyên giáng), kiện tỳ hoá thấp (do tỳ không vận hoá thuỷ thấp), ôn thận lợi thuỷ (do thận không khí hoá bài tiết).
-
- a-Hội chứng bệnh về khí: Có 3 hội chứng (khí hư, khí trệ, khí nghịch)
-
-
III-Hội chứng bệnh tạng phủ
-
1-Tâm
- a-Hư chứng
- Tâm dương hư, tâm khí hư
- Tâm dương hư, tâm khí hư là hội chứng bệnh hay gặp ở người già (lão suy), do một số bệnh khác như thiểu năng động mạch vành hoặc mất mồ hôi, mất tân dịch nhiều làm ảnh hưởng đến khí huyết.
- Biểu hiện Lâm sàng:
- Triệu chứng chung: trống ngực, thở ngắn, tự ra mồ hôi, hoạt động lao động bệnh tăng lên.
- Nếu tâm khí hư (kèm thêm hiện tượng khí hư): sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực, lưỡi nhạt mềm bệu, rêu trắng, mạch hư; nếu tâm dương hư (kèm thêm hiện tượng dương hư): người lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt xanh, lưỡi nhạt tím xám, mạch nhược kết đại.
- Nếu tâm dương hư thoát (choáng, truỵ mạch) thêm các chứng: ra mồ hôi không ngừng, chân tay quyết lạnh, môi xanh tím, thở nhỏ yếu, lưỡi tím xám. mạch nhỏ muốn mất.
- Phương pháp chữa: bổ ích tâm khí (nếu tâm khí hư), ôn thông tâm dương (nếu tâm dương hư thoát).
- Tâm huyết hư và tâm âm hư
-
Tâm huyết và tâm âm hư là do sự sinh ra huyết giảm sút, hoặc xảy ra sau khi mất máu như phụ nữ sau khi đẻ, rong huyết, chấn thương...
-
Biểu hiện lâm sàng:
Các triệu chứng chung: trống ngực, hồi hộp, dễ kinh sợ, vật vã, mất ngủ, hay quên.
Nếu tâm huyết hư (kèm theo hiện tượng huyết hư): hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt xanh, môi nhợt, lưỡi nhạt, mạch yếu. Nếu tâm âm hư (kèm theo hiện tượng âm hư) sốt nhẹ, tự ra mồ hôi, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
-
Phương pháp chữa: dưỡng tâm huyết, an thần (nếu tâm huyết hư), tư dưỡng tâm âm, an thần (nếu tâm âm hư).
-
- Tâm dương hư, tâm khí hư
- b-Thực chứng
- Tâm hỏa thịnh
- Tâm hoả thịnh là do tình chí. lục dâm hoá hỏa ở bên trong cơ thể, ăn đồ cay béo nhiều hoặc uống nhiều thuốc nóng gây ra.
- Biểu hiện lâm. sàng: vật vã không ngủ. khát, lưỡi miệng lở đau, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ, mạch sác.
- Phương pháp chữa: thanh tả tâm hoả.
- Tâm huyết ứ đọng do trở ngại
- Do tâm khí hư, tâm dương hư hoặc gặp lạnh, tình chí bị kích động, đàm trọc ngưng tụ sinh ra chứng ứ đọng huyết ở tâm.
- Biểu hiện lâm sàng: trống ngực, đau vùng trước tim, lúc đau lúc không đau lan lên vai. Nếu nặng tay chân lạnh, mặt môi móng tay xanh tím, lưỡi đỏ hoặc có điểm tím, mạch tế hoặc sáp.
- Phương pháp chữa: thông dương hoá ứ, nếu choáng nặng: hồi dương cấp cứu.
- Đàm hỏa nhiễu tâm và đàm mê tâm khiếu
-
Do tinh thần bị kích động gây khí kết lại sản sinh ra thấp, thấp hoá đàm trọc gây trở ngại đến tâm.
-
Biếu hiện lâm sàng:
Tinh thần khác thường, thần chí hỗn loạn.
Nếu đàm hoả nhiễu tâm thêm hiện tượng vật vã, mất ngủ, dễ kinh sợ, miệng đắng, nặng thì nói lung tung cười nói huyên thuyên, thao cuồng, đánh mắng người, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt hữu lực.
Nếu đàm mê tâm khiếu thêm hiện tượng: tinh thần đần độn, nói một mình; nặng thì đột nhiên ngã lăn, đờm khò khè, rêu lưỡi trắng đầy, mạch trầm huyền hoạt.
-
Phương pháp chữa: thanh tâm tả hoả (đàm hoả nhiễu tâm), trừ đàm khai khiếu (đàm mê tâm khiếu).
-
- Tâm hỏa thịnh
- a-Hư chứng
-
2-Phế
- a-Hư chứng
- Phế khí hư
- Phế hư do ho lâu ngày tổn thương phế khí, do tỳ khí hư không vận hoá đồ tinh vi của thuỷ cốc lên làm phế khí hư. Ngoài ra tâm, thận, khí hư cũng ảnh hưởng đến phế.
- Biểu hiện lâm sàng: ho không có sức, thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
- Phương pháp chữa: bổ ích phế khí.
- Phế âm hư
- Phế âm hư do mắc bệnh lâu ngày, hay bệnh mới mắc làm tổn thương đến phế âm. Phế âm hư có hai mức độ: phế âm hư và âm hư hoả vượng.
- Biểu hiện lâm sàng: nếu phế âm hư ho ngày càng nặng, không có đờm, hoặc đờm ít mà dính, họng khô ngứa, người gầy, chất lưỡi hơi đỏ, ít tân dịch, mạch tế vô lực. Nếu âm hư hoả vượng: thêm các chứng ho ra máu, miệng khô khát, chiều phát sốt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
- Phương pháp chữa: tư âm dưỡng phế (phế âm hư), tư âm giáng hoả (âm hư hoả vượng).
- Phế khí hư
- b-Thực chứng
- Phong hàn thúc phế
- Phong hàn thúc phế: do phong hàn làm phế khí không tuyên giáng.
- Biểu hiện lâm sàng: ho, tiếng ho mạnh, có khi suyễn, đờm loãng trắng dễ khạc, miệng không khát, chảy nước mũi, sợ lạnh, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
- Phương pháp chữa: Tán hàn tuyên phế.
- Phong nhiệt phạm phế
- Phong nhiệt phạm phế: do phong nhiệt làm phế khí không tuyên giáng.
- Biểu hiện lâm sàng, ho đờm vàng dính khó khạc, miệng khô, thích uống, nước mũi đục, đau họng, ho khạc ra đờm dính máu, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác,
- Phương pháp chữa: thanh nhiệt tuyên phế.
- Đàm trọc làm trở ngại phế
-
Đàm trọc làm trở ngại phế: do đàm thấp làm phế mất sự tuyên giáng.
-
Biếu hiện lâm sàng: ho đờm nhiều, sắc trắng dễ khạc, thấy khò khè tức ngực, rêu lưỡi vàng trắng dầy, mạch hoạt.
Nếu là đàm thấp thì bệnh nhân sợ lạnh, đờm loãng, khi gặp lạnh bệnh càng tăng. Nếu ẩm tà ngưng lại ở phế thấy xuất hiện các chứng ngực sườn đầy tức ho, đau ngực, rêu lưỡi trắng mỏng.
-
Phương pháp chữa: táo thấp hoá đàm.
-
- Phong hàn thúc phế
- a-Hư chứng
-
3-Tỳ
- a-Hư chứng
- Tỳ khí hư
-
Tỳ khí hư: Tỳ khí hư do tạng người yếu, lao động quá sức, ăn uống kém dinh dưỡng gây ra. Vì tỳ có chức năng kiện vận, chủ thăng khí, thông huyết nên tỳ hư có những biểu hiện lâm sàng phong phú.
-
Biểu hiện lãm sàng:
Triệu chứng chung: ăn kém, tiêu hoá kém, người mệt mỏi vô lực, thở ngắn ngại nói, sắc mặt vàng hay trắng.
-
Nếu tỳ mất kiện vận: thêm các hiện tượng: đầy bụng, ăn xong càng đầy, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch hư.
-
Nếu tỳ hư hạ hãm: ỉa chảy, lỵ mạn tính, sa trực tràng, sa dạ con, sa dạ dày hoặc sa các nội tạng khác, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
-
Nếu tỳ không thống huyết: đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong kinh, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
-
-
Phương pháp chữa:
- Kiện tỳ ích khí (nếu tỳ mất kiện vận),
- Ích khí thăng đề (nếu tỳ hư hạ hãm),
- Kiện tỳ nhiếp huyết (nếu tỳ hư không thống huyết).
-
- Tỳ dương hư
- Tỳ dương hư sinh ra do tỳ khí hư hay do ăn đồ lạnh làm tổn thương dương khí của tỳ.
- Biểu hiện lâm sàng: trời lạnh đau bụng, đầy bụng có lúc giảm, chườm nóng đỡ đau, ỉa chảy, người lạnh tay chân lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.
- Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ.
- Tỳ khí hư
- b-Thực chứng
- Tỳ bị hàn thấp
- Do ăn uống phải đồ lạnh hoặc bị cảm do mưa, lạnh, ẩm, thấp gây bệnh cho tỳ, làm mất chức năng vận hoá.
- Biểu hiện lâm sàng: ăn xong bụng trướng, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn mửa, người mệt nặng nề, đại tiện lỏng, tiểu tiện, ít, miệng không khát, phụ nữ ra khí hư trắng nhiều, rêu lưỡi trắng dầy, mạch nhu hoãn.
- Phương pháp chữa: ôn trung hoá thấp.
- Tỳ bị thấp nhiệt
- Tỳ bị thấp nhiệt
- Biểu hiện lâm sàng: bụng trướng đầy, lợm giọng buồn nôn, người mệt thân thể nặng nề, hoàng đản sắc vàng tươi, sốt, miệng đắng, nước tiếu ít mà vàng, rêu lưỡi vàng dày, mạch nhu sác.
- Phương pháp chữa: kiện tỳ trừ thấp, thanh nhiệt.
- Tỳ bị hàn thấp
- a-Hư chứng
-
4-Can
- a-Can khí uất kết
- Can khí uất kết do tinh thần bị kích động làm can khí uất lại gây cho khí huyết vận hành không thông xướng.
- Biểu hiện lâm sàng: đau vùng mạng sườn, ngực sườn đầy tức. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh,, trước khi hành kinh vú căng trướng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền.
- Phương pháp chữa: sơ can giải uất.
- b-Can hoả thượng viêm
- Can hoả thượng viêm là do can khí uất hoá hoả, hoá viêm ỏ bên trên, hay bức huyết ra ngoài mạch nên gây chảy máu.
- Biểu hiện lâm sàng: hoa mắt, rức đầu, tai ù, phiền táo, dễ cáu mặt đỏ, miệng đắng, nước tiểu vàng, có khi ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác,
- Phương pháp chữa: thanh can hoả.
- c-Thấp nhiệt ở kinh can
- Thấp nhiệt ở can kinh: Do thấp nhiệt ở bên trong làm khí của kinh can bị ứ trệ, việc sơ tiết của can và sự tiết mật của đởm bị trở ngại gây ra chứng can kinh thấp nhiệt.
- Biểu hiện lâm sàng: mạng sườn đau tức, vàng da, tiểu tiện ngắn đỏ, phụ nữ ra khí hư màu vàng hôi, ngứa âm đạo, nam giới tinh hoàn sưng đau, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác.
- Phương pháp chữa: thanh thấp nhiệt ở can đởm.
- d-Can phong nội động
-
Thông tin chung
Can phong nội động (gọi tắt là nội phong) do sốt cao gây co giật: can thận âm hư, can dương nối lên sinh phong; hoặc do can huyết hư không nuôi dưỡng dược cân mạch gây ra.
-
Biểu hiện lâm sàng:
- Sốt cao co giật (nhiệt cực sinh phong): sốt. cao hôn mê, gáy cứng, có khi người uốn cong, tay chân co quắp, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
- Can dương vượng có 2 mức độ:
- Chứng can dương thượng xung: rức đẩu, chóng mặt, ù tai, phiền não hay cáu, mất ngủ, hay quên, chất lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch huyền;
- Chứng trúng phong; đột nhiệt, ngã, lưỡi cứng, nói khó, liệt 1/2 người; có khi hôn mê bất tỉnh.
- Can huyết, hư sinh phong: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay co quắp, run, tê bì, thị lực giám, sắc mặt hơi vàng, kinh nguyệt ít và nhạt màu, lưỡi nhạt ít rêu, mạch huyền tế.
-
Phương pháp chữa:
- Sốt cao co giật: thanh nhiệt tức phong
- Can dương vượng: bình can tức phong
- Can huyết hư sinh phong: dưỡng huyết tức phong
-
- e-Hàn trệ ở kinh can
- Hàn xâm nhập vào kinh can làm can khí ngưng trệ không thông.
- Biểu hiện lâm sàng: đau bụng vùng hạ vị lan xuống tinh hoàn, tinh hoàn sưng to sa xuống, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhuận, mạch trầm huyền.
- Phương pháp chữa: tán hàn noãn can (noãn: làm ấm).
- a-Can khí uất kết
-
5-Thận
-
a-Thông tin chung
Tạng thận gồm thận âm và thận dương chỉ có biểu hiện các chứng bệnh thuộc hư. Có hai hội chứng bệnh: thận âm hư và thận dương hư.
-
b-Thận dương hư
- Biểu hiện lâm sàng
- Triệu chứng chung: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lưng, liệt dương, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì, hoặc hai mạch xích vô lực.
- Nếu thận khí hư không cố sáp thêm các chứng: di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, có khi không tự chủ, đái dầm, ỉa lỏng ở người già
- Nếu thận hư không nạp khí gây hen suyễn khó thở, mạch phù vô lực
- Nếu thận hư không khí hoá bài tiết được nước gây phù toàn thân nhất là hai chi dưới ấn lõm, bụng đầy, đái ít, khó thở, chất lưỡi nhạt mềm bệu, mạch trầm tế.
- Phương pháp chữa
- Ôn bổ thận dương, cố nhiếp thận khí (nếu di tinh, di niệu, ỉa lỏng do thận khí hư),
- Ôn bổ thận khí (nếu thận hư không nạp phế khí),
- Ôn dương lợi thuỷ (nếu phù thũng do thận dương hư).
- Biểu hiện lâm sàng
-
c-Thận âm hư
- Thận âm hư do mất máu, mất tinh dịch, tinh bị hao tổn gây ra (hay gặp ở những bệnh do sốt cao kéo dài, người mắc bệnh lâu ngày hoặc uống thuốc nóng, lâu ngày). Triệu chứng có nhiều biểu hiện của hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).
- Biểu hiện lâm sàng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
- Phương pháp chữa: bổ thận âm.
-
-
6-Đởm
Can và đởm có quan hệ biểu lý tạng phủ, can đởm hay phối hợp sinh bệnh và lấy bệnh ở can làm chính để chẩn đoán và chữa bệnh. Trên lâm sàng xuất hiện các triệu chứng của đởm sau đây: vàng da, đau mạng sườn, lúc sốt lúc rét, miệng đắng, nôn mửa ra nước đắng.
-
7-Vị
- a-Vị hàn:
- Do ăn uống đồ lạnh gây ra.
- Biểu hiện lâm sàng: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, gặp lạnh đau, chườm nóng thì đỡ, nôn ra nước trong, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì hoặc trầm huyền.
- Phương pháp chữa: Ôn vị tán hàn.
- b-Vị nhiệt (hoả):
- Do vị dương bẩm tố mạnh, tình chí có hoả, ngoại tà vào trong hoá hoả, ăn đổ cay ngọt béo nên gây ra bệnh.
- Biểu hiện lâm sàng: đau vùng vị quản cảm giác như bỏng, miệng khát thích uống nước lạnh, ăn mau tiêu, mau đói, răng lợi sưng đau, miệng hôi, ợ chua ợ hơi, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác.
- Phương pháp chữa: thanh tả vị hoả.
- c-Ứ đọng thức ăn ở vị:
- Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều, tổn thương đến tỳ vị, không tiêu hoá nên ứ đọng thức ăn.
- Biểu hiện lâm sàng: vùng thượng vị (vị quản) đầy tức nôn mửa chua hăng, không muốn ăn nóng, đại tiện lỏng hoặc táo bón, rêu lưỡi dầy dính, mạch hoạt.
- Phương pháp chữa: tiêu thực đạo trệ (tiêu hoá đồ ăn).
- d-Vị âm hư:
- Vị âm hư hay gặp ở các bệnh cấp tính có sốt (viêm phổi, truyền nhiễm...) vì sốt cao tân dịch tổn thương, làm vị âm suy yếu.
- Biểu hiện lâm sàng: họng và miệng khô, không muôn ăn uống hoặc đói mà không muốn ăn, vật vã trằn trọc, sốt nhẹ, đại tiện táo, nôn khan, chất lưỡi hồng, rêu ít hoặc không có, mạch tế sác.
- Phương pháp chữa: tư dưỡng vị âm.
- a-Vị hàn:
-
8-Tiểu trường
- a-Tiểu trường????
- Nguyên nhân: Tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý. Nếu tâm hoả vượng, nhiệt đi xuống tiểu trường gây nên.
- Biểu hiện lâm sàng: Tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý. Nếu tâm hoả vượng, nhiệt đi xuống tiểu trường gây nên các triệu chứng về tâm hoả kèm theo tiểu tiện ngắn đỏ, thậm chí đái buốt, đái ra máu, môi miệng lở loét sưng đau.
- Phương pháp chữa: thanh tâm lợi niệu.
- Tiểu trường hư hàn giống tỳ hư.
- Tiểu trường khí thống giống chứng hàn phạm vào can kinh.
- a-Tiểu trường????
-
9-Đại trường
-
a-Đại trường thấp nhiệt
- Thấp nhiệt ở đại trường hay gặp ở mùa thu, gây hội chứng lỵ và ỉa chảy nhiễm khuẩn,
- Biểu hiện lâm sàng: đau bụng, đi lỵ, mót rặn, đại tiện ra máu mũi, rát nóng hậu môn, nước tiểu đỏ ngắn, rêu lưỡi vàng dầy, mạch huyền hoạt mà sác.
- Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp, hành khí.
-
b-Táo bón do dịch đại trường giảm
- Do nhiệt kết bên trong, vị âm hư đi xuống đại trường. Hay gặp ở người già, phụ nữ sau khi đẻ và những người bị bệnh có sốt cao.
- Biểu hiện lâm sàng: đại tiện táo khô, khó đi ngoài, nhiều ngày đi một lần, kèm thêm hoa mắt, hôi miệng, mạch sáp hay tế, chất lưỡi đỏ ít tân dịch rêu lưỡi vàng khô.
- Phương pháp chữa: nhuận trường, thông tiện.
-
-
10-Bàng quang
-
a-Bàng quang thấp nhiệt (viêm bàng quang cấp, sỏi đường tiết niệu).
- Biểu hiện lâm sàng: tiểu tiện khó, đái rắt, đau, tiểu tiện màu vàng, đái đục, đái ra máu mủ hoặc ra sỏi, rêu lưỡi vàng, mạch sác,
- Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp.
-
b-Bàng quang khí hoá thất thường:
Như đái són, đái nhiều lần, đái dầm, đái không tự chủ đều chữa vào thận do thận dương hư hay còn gọi là thận khí bất cố.
-
-
-
IV-Hội chứng bệnh kết hợp của các tạng phủ
-
1-Thông tin chung
Tạng phủ có quan hệ rất mật thiết với nhau về các công năng hoạt động, vị trí (tương sinh, tương khắc, tam tiêu). Vì vậy khi gây bệnh, chúng cũng hay phối hợp với nhau thành những hội chứng bệnh chung. Sau đây sẽ nêu lên một số hội chứng bệnh chung hay gặp trên lâm sàng.
-
2-Tâm phế khí hư
- Phế và tâm cùng ở thượng tiêu, phế khí hư gây tâm khí hư hay ngược lại tâm khí hư gây phê khí hư và thành hội chứng tâm phế khí hư.
- Biếu hiện lâm sàng: ho lâu ngày, thở ngắn, trống ngực, sắc mặt trắng, có thể xuất hiện môi xanh tím, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
- Phương pháp chữa: bổ ích tâm phế.
-
3-Tâm tỳ hư
- Tâm tỳ hư: Thường gặp ở những người suy nhược cơ thể (ăn kém, ngủ ít, sút cân), sau khi mắc bệnh cấp tính, dinh dưỡng kém...
- Biểu hiện lâm sàng: trống ngực, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, hay quên, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng, mệt mỏi vô lực, chất lưỡi nhạt bệu, mạch tế nhược.
- Phương pháp chữa: bổ ích tâm tỳ.
- Phương: Quy tỳ thang
-
4-Tâm thận bất giao
- Tâm thận bất giao do tâm huyết hư hay thận tinh hư dẫn tới chứng thận âm và tâm âm đều hư.
- Biểu hiện lâm sàng: vật vã trằn trọc, mất ngủ, trống ngực, hay quên, hoa mắt ù tai, miệng khô, lưng gối mềm yếu, hay mê, di tinh, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện ngắn đỏ, mạch tế sác.
-
5-Phế tỳ khí hư
- Biểu hiện lâm sàng: ho lâu ngày, thở ngắn không có sức, đờm nhiều trắng loãng, ăn kém, bụng đầy, ỉa chảy, có khi mặt nề, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
- Phương pháp chữa: bố tỳ ích phế
-
6-Phế thận âm hư
- Do ho lâu ngày phế âm bị hao tổn làm ảnh hưởng đến thận âm. Thận âm hư làm hư hoả bốc lên đốt thêm phế âm làm phế âm càng bị hư tổn. Cả hai nguyên nhân trên dẫn tới phế âm và thận âm đều hư.
- Biểu hiện lâm sàng: ho đờm ít, thở gấp, lưng gối mềm yếu, gầy, triều nhiệt, nhức xương, ra mồ hôi trộm, di tinh, gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
- Phương pháp chữa: tư bố phế thận.
-
7-Can tỳ bất hoà
- Do can khí uất kết, sơ tiết thất thường ảnh hưởng đến công năng của tỳ.
- Biểu hiện lâm sàng: ngực sườn đầy tức, tinh thần uất ức, tình chí hay xúc động, ăn kém, bụng trướng, sôi bụng, trung tiện nhiều, đại tiện lỏng.
- Phương pháp chữa: sơ can kiện tỳ.
-
8-Can vị bất hoà
- Do can khí uất kết, sơ tiết thất thường, ảnh hưởng đến công năng của vị gọi là can vị bất hoà hay "can khí phạm vị".
- Biếu hiện lâm sàng: ngực sườn đầy tức, vùng thượng vị đau tức, ợ hơi, ợ chua, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
- Phương pháp chữa: sơ can hoà vị
-
9-Tỳ thận dương hư
- Do thận dương hư không ôn dưỡng tỳ dương, tỳ dương hư không vận hoá thuỷ cốc, tinh kém không nuôi dưỡng thận cả hai nguyên nhân đều gây tỳ thận dương hư.
- Biểu hiện lâm sàng: sợ lạnh, tay chân lạnh, người mệt mỏi, đại tiện lỏng hay ngũ canh tả, có thể thấy phù thũng, cổ trướng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược.
- Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ thận.
-
10-Can thận âm hư
- Thận tàng tinh, can tàng huyết, Thận thuỷ sinh can mộc nên nếu thận âm hư hay gây can huyết hư, tinh và huyết thuộc âm, nên gọi là can thận âm hư.
- Biểu hiện lâm sàng: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau mạng sườn, lưng gối mềm yếu, họng khô má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác.
- Phương pháp chữa: tư bổ’ can thận
-
-
V-Hội chứng bệnh lục kinh, dinh vệ khí huyết, tam tiêu
-
1-Thông tin chung
Các hội chứng bệnh lục kinh, dinh vệ khí huyết và tam tiêu được dùng để chẩn đoán các chứng bệnh ngoại cảm có sốt. Hội chứng lục kinh do Trương Trọng Cảnh, dựa vào chương "nhiệt luận" sách Tố Vấn, căn cứ vào vị trí, tính chất, trạng thái hư thực và xu thế chung của bệnh tật quy lại thành sáu hội chứng trong sách Thương hàn luận. Hội chứng dinh vệ khí huyết do Diệp Thiên Sỹ, trên cơ sở của Thương hàn luận, đề ra để bổ sung những thiếu sót trong việc điều trị các loại bệnh có sốt "ôn bệnh" thành sách "Ngoại cảm ôn bệnh thiên". Hội chứng tam tiêu do Ngô Cúc Thông và cộng sự đề xướng, thấy rằng trong ôn bệnh thấp nhiệt giữ vai trò chủ yếu, tiến triển từ nông đến sâu theo tam tiêu,
-
2-Hội chứng bệnh lục kinh
-
a-Thông tin chung
Hội chứng bệnh lục kinh gồm: bệnh ở kinh thái dương, dương minh, thiếu dương gọi tắt là tam dương; ở kinh thiếu âm, thái âm, quyết âm gọi tắt là tam âm. Tam dương lấy bệnh ở lục phủ làm cơ sở thuộc chứng thực, chứng nhiệt. Chứng thái dương thuộc biểu, dương minh thuộc lý, thiếu dương thuộc bán biểu bán lý. Tam âm lấy các bệnh ở ngũ tạng làm cơ sở thường thuộc lý, hư, hàn.
Tà khí có thể truyền từ ngoài vào trong, từ nhẹ sạng nặng gọi là sự truyền kinh. Tà khí có thể vào ngay một kinh ở bên trong gọi là trực trúng. Có thể xuất hiện bệnh của hai kinh trở lên gọi là hợp bệnh. Mỗi chứng bệnh có thể có hai mức độ: nhẹ là bệnh ở đường kinh (gọi là kinh chứng) nặng hơn thuộc phủ mang tên kinh đó (gọi là phủ chứng), Về phương pháp chữa bệnh: các chứng thuộc tam dương lấy khu tà là chính, các chứng thuộc tam âm lấy bổ chính là chủ yếu.
-
b-Hội chứng thái dương
Do phong hàn phạm vào phần biểu của cơ thể, giai đoạn đầu ở đường kinh, sau đó vào phủ bàng quang và có thể có các chứng khác kèm theo.
Thái dương kinh chứng có hai loại: biểu hư gọi là trúng phong, biểu thực gọi là thương hàn, thái dương phủ chứng gồm chứng ứ nước (súc thuỷ), ứ huyết, các kiêm chứng như chứng thái dương kèm theo co cứng gáy, suyễn, chảy nước mũi, phiền táo, vật vã.
Chứng thái dương kinh chứng, tóm tắt ở sơ đồ sau:
Tên Chứng trạng chủ yếu Mạch Lưỡi Phân biệt Trúng phong (biểu hư) Phát sốt, nhủc đầu, gáy chứng, sỢ gió, ra mồ hôi Phù hoãn Trắng mỏng Sợ gió, có mồ hôi, mạch hoãn Thương hàn (biểu thực) Phát sốt, nhức đầu, đau mình đau các khốp, sợ lạnh không có mồ hôi, suyễn Phù khẩn Trắng mỏng Sợ lạnh không có mồ hôi, mạch? -
c-Hội chứng dương minh
Do tà vào lý hoặc chữa sai bị mất tân dịch gây ra táo kết ở trường vị gây ra bệnh. Có 2 mức độ: chứng dương minh kinh chứng: sốt cao nhưng chưa có táo; chứng dương minh phủ chứng: do trường vị táo nhiệt, đại tiện bí.
Bệnh dương minh Chứng trạng chủ yếu Mạch Lươi Phân biệt Kinh chứng Sốt cao, không sợ rét, sợ nóng, ra mồ hôi, miệng khát, vật vã Hồng Rêu vàng Chưa có táo bón Phủ chứng Sốt, từng cơn, ra mồ hôi liên miên, táo, bụng đầy đau cự án, phiền táo, nói sảng Trầm thực hữu lực Vàng khô hoặc đen sạm khô ráo Có táo bón, bụng đầy trướng Ngoài ra còn có hai chứng hoàng đản do thấp nhiệt và chứng súc huyết thuộc hội chứng bệnh dương minh.
-
d-Hội chứng thiếu dương
- Hội chứng thiếu dương do chứng bệnh thuộc bán biểu bán lý, do tà từ thái dương truyền vào hay trực trúng vào kinh thiếu dương.
- Biểu hiện lâm sàng: miệng đắng, họng khô, hoa mắt, lúc sốt lúc rét, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, trong tâm bứt rứt, không muốn ăn, mạch huyền.
- Phương pháp chữa: hoà giải thiếu dương.
- Ngoài ra còn kiêm chứng với hội chứng thái dương (còn biểu chứng), dương minh phủ chứng (táo).
-
e-Hội chứng thái âm
- Do trực trúng hoặc do chữa sai các bệnh ở tam dương mà thành, gây cho công năng của tỳ vị bị giảm sút, tuy là chứng lý hàn nhưng còn nông so với chứng thiếu âm và quyết âm.
- Biểu hiện lâm sàng: đầy bụng, nôn mửa, không ăn được, ỉa chảy, đau bụng, thích xoa bóp, chườm nóng, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì hoãn.
- Phương pháp chữa: ôn trung tán hàn
-
f-Hội chứng thiếu âm
Hội chứng thiếu âm thuộc dương hư, lý hàn là chính, do cơ năng của tâm thận bị suy thoái, sự hình thành bệnh do tà trực trúng, hay vì bẩm tô' hư hàn hay truyền kinh từ ngoài vào trong, hoặc khi chữa bệnh ở tam dương dùng phép phát hãn hay tả hạ quá đáng. Thiếu âm kinh thuộc tâm, thận: tâm chủ hoả thuộc dương, thận chủ thuỷ thuộc âm, nếu tà xâm phạm hoặc theo phần hoả thì hoá nhiệt, theo phần thuỷ thì hoá hàn, nhưng chứng hư hàn là chủ yếu.
Bệnh
thiếu
âmChứng trạng Mạch
chữaLưỡi Phân biệt Phương
phápHư hàn (hoá hàn) Sợ lạnh, tay chân lạnh muốn ngủ, ỉa chảy, muốn nôn mà không nôn, vật vã, nước tiểu trắng Vi tế Chất lưỡi nhạt, rêu trắng Mạch vi tế chi muốn ngủ, tay chân quyết lạnh Ôn thiếu âm (ôn thận dương)
Hư nhiệt (hoá nhiệt)
Bứt rứt khó chịu, miệng khô, họng khô, không ngủ, tiểu tiện vàng, ỉa chảy
Huyền tế sác
Lưỡi đỏ, rêu trắng
Tâm phiền nằm không yên, đau họng, mạch tế sác
Tư thuỷ tả hoả (dưỡng âm thanh nhiệt)Chứng thiếu âm hoá hàn còn gặp chứng thũng do thận dương hư không khí hoá bài tiết nước để tràn ra ngoài và chứng âm thịnh cách dương là hiện tượng choáng, truỵ mạch do ỉa chảy...
Chứng thiếu âm hoá nhiệt còn gặp thêm chứng đái ít do âm hư.
-
g-Hội chứng quyết âm
- Quyết âm là tận cùng của phần âm và bắt đầu của phần dương, trong âm có dương, hàn cực sinh nhiệt nên trên lâm sàng hay xuất hiện các chứng hàn nhiệt lẫn lộn, các chứng hàn quyết, nhiệt đều trầm trọng.
- Hàn quyết: tay chân quyết lạnh, không sốt sợ rét, lưỡi nhạt, mạch vi muốn tuyệt, khi chữa phải hồi dương cứu nghịch.
- Nhiệt quyết: tay chân quyết lạnh, phiền nhiệt, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt. Khi chữa phải liễm âm tiết nhiệt.
- Người xưa còn cho chứng đau bụng giun, giun chui ống mật là chứng hồi quyết (hồi là giun đũa).
-
-
3-Hội chứng vệ khí dinh huyết
-
a-Thông tin chung
Vệ, khí, dinh, huyết là 4 giai đoạn nông, sâu, nhẹ, nặng của ôn bệnh. Phần vệ là giai đoạn đầu, tương ứng với giai đoạn viêm long, khởi phát của bệnh truyền nhiễm; phần khí, dinh, huyết là giai đoạn toàn phát: không có biến chứng (khí), có biến chứng: mất tân dịch, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch (dinh, huyết). Ôn bệnh do phong, nhiệt, thử, táo gây ra, điểm chung là gây sốt cao làm thương tổn đến âm (tân dịch, huyết) ở các tạng phủ.
-
b-Phần vệ
- Phần vệ là bệnh ở thời kỳ đầu của ôn bệnh, vị trí ở da lông và phế thuộc phần biểu, đặc điểm nổi bật là phát sốt, hơi lạnh và sợ gió, mạch sác và thường dùng các thuốc tân lương giải biểu để chữa.
- Tà tại bì mao: phát sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh, mạch phù sác có đau họng khát, ho. Phương pháp chữa: thanh tán giải biểu (vừa dùng thuốc thanh vừa dùng thuốc phát tán như bài Ngân kiều tán).
- Tà tại phế: ho có đờm ít, đau họng, hơi sợ gió, sợ lạnh, hơi sốt. Phương pháp chữa: tuyên phế tán nhiệt.
-
c-Phần khí
- Ôn nhiệt vào phần khí là giai đoạn sâu thuộc lý có triệu chứng chủ yếu là không sợ lạnh mà sợ nóng. Bệnh có thể ở phần vệ truyền đến (từ sợ rét sang sợ nóng) hay tà trực trúng ngay vào phần khí và bệnh có thể ở các vị trí khác nhau: phế, vị, trường, can, đởm.
- Ôn nhiệt tại phế: sốt cao không sợ lạnh, ho khó thở, đau ngực, miệng khát ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Phương pháp chữa: tuyên giáng phế nhiệt hay thanh nhuận giáng phế.
- Nhiệt vào vị: sốt cao, ra mồ hôi nhiều, khát nhiều, mạch hồng đại, vật vã rêu lưỡi vàng khô. Phương pháp chữa: thanh nhiệt sinh tân
- Ôn nhiệt tại trường, có 2 loại:
- Táo bón: táo bòn không thông sốt cao ra mồ hôi, đau bụng, cự án, lưỡi khô, nước tiểu đỏ, mạch trầm thực. Phương pháp chữa: nhuận táo thông tiện...
- Ỉa chảy: đi ỉa chảy nhiều lần, hậu môn rát nóng, mạch sác, miệng khát rêu lưỡi vàng khô. Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải uất.
-
d-Phần dinh
- Ôn nhiệt vào phần dinh, vị trí bệnh ở tâm và bào lạc, chứng trạng chủ yếu là huyết nhiệt và triệu chứng tinh thần. Bệnh ở phần dinh mà có mọc ban chẩn ở ngoài gọi là dinh vệ hợp tà.
- Bệnh ở phần dinh có thể từ vệ vào thẳng, từ phần khí chuyển vào hoặc tà trực trúng vào phần dinh.
- Nhiệt làm tổn thương dinh âm: chất lưỡi đỏ giáng, sốt, đêm sốt cao hơn, vật vã không ngủ, nói lảm nhảm, mạch tế sác. Phương pháp chữa: thanh dinh thấu nhiệt hay dưỡng âm thanh nhiệt.
- Nhiệt vào tâm bào: hôn mê, nói lảm nhảm, vật vã, lưỡi đỏ giáng, mạch hoạt sác hoặc tế sác. Phương pháp chữa: thanh tâm khai khiế
-
e-Phần huyết
- Ôn nhiệt vào phần huyết là giai đoạn trầm trọng, vị trí bệnh ở vào tạng can và thận. ở can sinh "động huyết" tức là nhiệt bức huyết ra ngoài mạch gây chảy máu và sinh chứng "động phong" do huyết hao tổn không nuôi dưỡng được cân mạch gây co giật, co quắp; ở thận, lúc huyết, tân dịch hao tổn nhiều gây chứng thương âm hay chứng vong âm (mất nước). Bệnh có thế từ khí phận truyền vào hay từ dinh phận truyền sang.
- Huyết nhiệt gây chảy máu:
- Chảy máu (cháy máu cam, đại tiện ra máu, tử ban, đái ra máu,..) màu đỏ sẫm hơi tím, sốt cao đêm nặng hơn, vật vã không ngủ, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ giáng, mạch sác.
- Phương pháp chữa: lương huyết tán ứ.
- Can nhiệt động phong:
- Nhức đầu hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ vật vã, miệng khô, lưng gáy cứng đờ, co giật từng cơn, chất lưỡi đỏ giáng, mạch huyền sác.
- Phương pháp chữa: thanh can tức phong.
- Huyết nhiệt thương âm:
- Người sốt, mắt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô lưỡi ráo, tinh thần mệt mỏi, ù tai mạch hư vô lực, hoặc vật vã không ngủ, sớm mát tối nóng, nếu nặng hơn là chứng vong âm (mất nước): thân hình gầy gò, môi se, lưỡi rụt, li bì, hai gò má đỏ, đầu ngón tay ngón chân lạnh, mạch tê muốn tuyệt.
- Phương pháp chữa: tư âm dưỡng tân, tư âm tiết hoả (nếu tâm phiền không ngủ), dưỡng tâm thanh nhiệt (sáng mát chiều nóng).
-
-
4-Hội chứng bệnh ở tam tiêu
Tài liệu này không giới thiệu, vì so với hội chứng vệ, khí, dinh, huyết các hội chứng về tam tiêu ít được ứng dụng hơn.
-
-
577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024