15/08/2024
MỤC TIÊU
Nội thương: Do công năng 3 tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút trong đó ăn uống bất điều làm tỳ mất kiện vận, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm. Tạng phế hư nhược hoặc bệnh tích ở phế, khí táo làm tân dịch của phế bị giảm sút nhiệt thương phế làm phế thận âm hư gây ho, đờm nhiều. Thận hư không nạp được khí gây suyễn.
Tán bột uống ngày 15-20 gam chia làm 2 lần uống.
Phân tích hài thuốc:
+ Hạnh nhân: Tuyên phế chỉ khái, trừ đờm.
+ Tô diệp: Phát hãn
+ Cát cánh, Chỉ xác: một thăng, một giáng giúp hạnh nhân tuyên phế chỉ
khái.
+ Tiền hồ: Sơ phong giáng khí, trừ đờm
+ Bán hạ, Quất bì, Phục linh: Lý khí kiện tỳ, hóa đờm.
+ Cam thảo, Cát cánh: Thông phế chỉ khái cùng khương, đại táo điều hòa dinh vệ.
Lưỡi nhờn, rêu lưỡi trắng thêm bán hạ 12 gam, trần bì 8 gam. Hen suyễn bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6 gam.
- Trình bày được bệnh danh và cơ chế bệnh sinh của viêm phế quản mạn tính theo YHCT.
- Trình bày được triệu chứng, chẩn đoán và điều trị các thể bệnh của viêm phế quản mạn tính theo YHCT.
- ĐẠI CƯƠNG
- Theo Y học hiện đại
- Viêm phế quản cấp
- Đại cương: Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản lớn và phế quản trung bình, khi viêm nhiễm cả khí quản thì gọi là viêm khí phế quản. Viêm nhiễm lan đến tiểu phế quản tận và phế nang thì gọi là phế quản phế viêm. Viêm phế quản cấp có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là trẻ em và người già.
- Nguyên nhân
- Viêm phế quản cấp
- Theo Y học hiện đại
- Do virus: Myxovirus, adenovirus, herpes virus>..
- Do vi khuẩn: Chlamydiae, mycoplasma...
- Hít phải khói độc: Khói thuốc lá, amoniac, acid, dung môi công nghiệp...
- Yếu tố dị ứng: Viêm phế quản cấp xảy ra ở trẻ nhỏ, người hen phế quản, mày đay...
- Yếu tố thuận lợi: Thay đổi thời tiết, suy giảm miễn dịch, suy tim, lao phổi....
-
-
- Chẩn đoán xác định
-
-
- Nhẹ:Viêm họng đỏ, chảy nước mũi.
- Nặng: Viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa.
- Nhẹ: Ho, khàn tiếng, thở khò khè và dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, nghe phổi có thể có ran ngáy, ran rít.
- Nặng: Ngoài những triệu chứng trên, khó thở rõ rệt, co kéo lồng ngực, tím, nhịp thở nhanh trên 30 lần /phút, nghe phổi có ran rít ran bọt ỏ vùng đáy phổi phía sau lưng.
-
-
- Điều trị
-
-
- Chống viêm nonsteroid, steroid
- Giảm ho
- Giãn phế quản khi có dấu hiệu co thắt phế quản.
- Kháng sinh (Penicilllin A, Erythromycin ...): Khi ho kéo dài và khạc đờm mủ trên 7 ngày, cơ địa viêm phế quản mạn tính, có viêm mũi mủ, viêm amidan...
-
-
- Phòng bệnh
-
-
- Loại bỏ yếu tố kích thích, không hút thuốc, tránh khói bụi...
- Giữ gìn sức khỏe, giữ ấm vào mùa lạnh.
- Gây miễn dịch bằng tiêm chủng vacxin chống virus, vi khuẩn.
-
- Viêm phế quản mạn
- Định nghĩa: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm phế quản mạn tính là viêm nhiễm mạn tính toàn bộ cây phế quản vối đặc điểm ho và khạc dòm ít nhất 3 tháng trong 1 năm, tính trạng này kéo dài trên 2 năm liên tục mà không phải do một bệnh hô hấp nào khác gây ra (lao, apxe, giãn phế quản...)
- Phân loại: Viêm phế quản mạn tính có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc dòm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại) và thể khó thở.
- Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi: Chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể .
- Viêm phế quản mạn
-
-
-
-
- Triệu chứng chủ yếu: Thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:
-
-
- Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có dòm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, và càng về sau đờm tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc áp xe phổi, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
- Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
- Ngoài ra cũng có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
-
-
- Biến chứng: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản và tâm phế mạn. Nếu viêm phế quản mạn tính do hút thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư phổi rất cao.
- Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn
-
-
- Chống nhiễm khuẩn mối (bội nhiễm)
- Phục hồi lưu thông không khí.
- Chông nguy cơ suy hô hấp.
-
-
- Điều trị cụ thể
-
-
- Vaccin chống vi khuẩn phế cầu, H.influenzae.
- Thuốc long đờm
- Thuốc giãn phế quản làm thông đường thở ở các bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính, thuốc giãn phế quản thường sử dụng xịt trực tiếp vào mũi họng hơn là thuốc dùng đường uống.
- Corticoid đường uống trong các đợt cấp nhằm giảm viêm niêm mạc phế quản.
- Kháng sinh: Dùng phối hợp khi có một đợt viêm phổi cấp trên nền tảng một bệnh lý viêm phế quản mạn tính.
- Thở 02 nếu có suy hô hấp: Thở oxy được áp dụng trong trường hợp viêm phế quản mạn tính nặng và ít đáp ứng với thuốc khi điều trị.
- Bỏ thuốc lá thuốc lào
- Thể dục liệu pháp, tập thở bụng: Tập thể dục thường xuyên có thể làm gia tăng sức mạnh của các cơ hô hấp. Tập thể dục ít nhất 3 lần trong tuần, mỗi lần từ 15-30 phút. Phương pháp thở bụng, thở bằng cơ hoành mang lại nhiều lợi ích, làm tăng khối lượng khí đưa vào, mở rộng diện tích trao đổi khí và máu trong phổi. Luyện thở ở tư thế nằm, thở ra dài cho cả bụng và ngực lép xuống, sau đó hít vào sâu để cả ngực và bụng phình lốn. Để đơm dễ thông thoát nên nằm đầu hơi dốc (15°), nâng cao hai chân. Nâng thay đổi tư thế nghiêng trái, nghiêng phải.
- Đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh là các bài tập đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp. Các bài tập yoga hay dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công là những phương pháp tốt để luyện thở.
-
-
- Phòng bệnh
-
-
- Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc
- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng
- Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp, phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em
- Theo Y học cổ truyền
- Bệnh danh: Viêm phế quản là một loại bệnh hay gặp thuộc phạm vi chứng khái thấu, đàm ẩm của YHCT.
- Theo Y học cổ truyền
-
-
- Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
-
Nội thương: Do công năng 3 tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút trong đó ăn uống bất điều làm tỳ mất kiện vận, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm. Tạng phế hư nhược hoặc bệnh tích ở phế, khí táo làm tân dịch của phế bị giảm sút nhiệt thương phế làm phế thận âm hư gây ho, đờm nhiều. Thận hư không nạp được khí gây suyễn.
-
-
- Đặc điểm biện chứng luận trị
-
-
-
- Phong hàn
-
-
-
-
- Triệu chứng: Ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
-
-
- Pháp điều trị: Xơ hàn tán tà, tuyên phế
- Bài thuốc Bài 1:
Tía tô | 12g | Lá hẹ | 10g |
Kinh giới | 10g | Trần bì | 6g |
Xuyên khung | 6g | Bạch chỉ | 8g |
Sắc uống ngày một thang. | |||
Bài 2: Hạnh tô tán: | |||
Hạnh nhân | 10g | Trần bì | 4g |
Tô diệp | 10g | Phục linh | 6g |
Tiền hồ | 10g | Cam thảo | 6g |
Bán hạ chế | 6g | Cát cánh | 8g |
Chỉ xác | 6g | Đại táo | 4 quả |
Gừng | 3 lát |
Tán bột uống ngày 15-20 gam chia làm 2 lần uống.
Phân tích hài thuốc:
+ Hạnh nhân: Tuyên phế chỉ khái, trừ đờm.
+ Tô diệp: Phát hãn
+ Cát cánh, Chỉ xác: một thăng, một giáng giúp hạnh nhân tuyên phế chỉ
khái.
+ Tiền hồ: Sơ phong giáng khí, trừ đờm
+ Bán hạ, Quất bì, Phục linh: Lý khí kiện tỳ, hóa đờm.
+ Cam thảo, Cát cánh: Thông phế chỉ khái cùng khương, đại táo điều hòa dinh vệ.
Lưỡi nhờn, rêu lưỡi trắng thêm bán hạ 12 gam, trần bì 8 gam. Hen suyễn bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6 gam.
- Châm cứu: Châm các huyệt Phong môn, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Xích trạch, Thái uyên.
- Phong nhiệt
- Triệu chứng: Ho, khạc ra nhiều đờm màu vàng, trắng dính, họng khô, họng đau, sốt, đau đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.
- Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế
- Bài thuốc Bài 1:
Tang diệp | 16g | Cúc hoa | 8g |
Rễ cỏ tranh | 8g | Rau má | 12g |
Rễ cây dâu | 12g | Xạ can | 4g |
Bán hạ chế | 6g | Lá hẹ | 8g |
Bạc hà | 8g |