Thuốc giải biểu

13/01/2024
  1. Định nghĩa

    Thuốc đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi. Chữa bệnh còn ở biểu không cho bệnh xâm nhập vào lý

  2. Chú ý khi dùng thuốc giải biểu

    • Chỉ dùng khi cần thiết với số lượng nhất định vì vị khí của chúng chủ thăng, chủ tán dễ làm hao tổn tân dịch; khi tà đã giải thì ngừng; khi tà nhập lý thì dùng thuốc khử hàn hoặc biểu lý song giải
    • Mùa hè dùng lượng ít hơn mùa đông
    • Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng âm, bổ huyết, ích khí.
    • Khi dùng có thể tùy theo từng bệnh trạng cụ thể mà phối hợp cho thích hợp:
      • Cảm mạo kèm ho nhiều đờm khó thở có thể phối với thuốc chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn
      • Cảm mạo kèm theo tức ngực, đau đớn, phối hợp với thuốc hành khí; phối hợp với thuốc an thần nếu người bồn chồn khó ngủ
      • Phối hợp với thuốc thanh nhiệt, trừ phong thấp
      • Một số loại thuốc dùng chung cho cả cảm hàn và cảm nhiệt như: Bạc hà, kinh giới, tía tô.
    • Khi dùng thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng và tránh gió
  3. Phát tán phong hàn

    • Đặc điểm: Đa số vị cay tính ấm (tân ôn giải biểu), phần lớn quy kinh phế (phế chủ bì mao)
    • Công năng: Phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu, chỉ thống do làm thông dương khí, thông kinh hoạt lạc
    • Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh.
    • Chủ ý:
      • Biểu thực không ra mồ hôi, mạch phù khẩn dùng: ma hoàng, tế tân
      • Biểu hư có ra mồ hôi: quế chi, gừng
      • Ma hoàng gây ra mồ hôi mạnh có tác dụng chữa hen phế quản
      • Quế chi trục thai chết lưu
      • Tế tân chữa đau răng
      • Bạch chỉ chữa đau đầu phần trán và trừ mủ…
    • Các vị thuốc: Quế chi, Sinh khương, Kinh giới, Tía tô, Thông bạch, Bạch chỉ, Tế tân
  4. Phát tán phong nhiệt

    • Đặc điểm: Đa số vị cay tính mát (tân lương giải biểu); Phần lớn quy kinh phế và can
    • Công năng chung: Phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống
    • Chủ trị: Cẩm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, lợi niệu, giải dị ứng, hạ sốt.
    • Vị thuốc: Bạc hà, cát căn, tang diệp, cúc hoa, mạn kinh tử, phù bình, sài hồ, thăng ma
 

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook