Thanh nhiệt tạng phủ

19/01/2024
I-Nội dung
  • Dùng để chữa các chứng hỏa nhiệt do tà nhiệt thiên thắng ở tạng phủ gây nên.
  • Nhiệt ở tâm thì dùng Hoàng liên, Chi tử, Liên tâm, Mộc thông để tả hỏa thanh tâm; phương thuốc đại biểu là Đạo xích tán.
  • Thực nhiệt ở can thì dùng Long đởm thảo, Hạ khô thảo để tả hỏa thanh can; phương thuốc đại biểu là Long đởm tả can thang.
  • Nhiệt ở phế thì dùng Hoàng cầm, Tang bạch bì, Thạch cao, Tri mẫu để thanh phế tiết nhiệt; phương thuốc đại biểu là Tả bạch tán.
  • Nhiệt ở vị thì vừa dùng Phòns phong cùng Thạch cao, Chi tử để thăng tán nhiệt tích ở tỳ vị, vừa dùng Hoàng liên cùng Thăng ma, Sinh địa để lương huyết thanh vị; phương thuốc đại biểu là Thanh vị tán. Nếu vị có nhiệt và âm hư thì dùng Thạch cao cùng Thục địa, Mạch môn để thanh vị tư âm; phương thuốc đại biểu là Ngọc nữ tiễn.
  • Nếu nhiệt ở phủ đại trường dùng Bạch đầu ông, Hoàng liên, Hoàng bá để thanh trường giải nhiệt độc; phương thuốc đại biểu là Bạch đầu ông thang, Thược dược thang. Nếu có khí trệ huyết ứ thêm Đương quy, Bạch thược, Mộc hương, Tân lang để hành khí hòa huyết.

II-Thanh nhiệt ở tâm

1-Đạo xích tán

Thành phần:

Sinh địa                      lOg                             Mộc thông                          lOg

Đạm trúc diệp             06g                             Cam thảo tiêu                     06g

Cách dùng: Các thuốc ứên tán bột, mỗi lần uống lOg, ngày 2 lần. Có thể làm thang sắc nước uống.

Công dụng: Thanh tâm dưỡng âm, lợi thuỷ thông lâm.

Chủ trị: Tâm có nhiệt thịnh: miệng khát, mặt đỏ, lưỡi lở loét, ngực phiền nhiệt. Tâm chuyển nhiệt xuống tiểu trường sây tiểu tiện đỏ ít, khi đi tiểu rát buốt.

Phân tích phương thuốc:

Sinh địa lương huyết dưỡng âm để thanh tâm hỏa là quân dược.

Mộc thông trên thì thanh nhiệt ở kinh tâm, dưới thì thanh lợi tiểu trường, lợi thuỷ thông được đái rắt là thần dược.

Sinh địa phối với Mộc thông lợi thủy mà không thương âm, dưỡng âm mà không luyến tà, thanh tâm tả nhiệt.

Đạm trúc diệp thanh tâm trừ phiền, dẫn nhiệt hạ hành là tá dược.

Cam thảo tiêu chạy thẳng tới nơi chỉ lâm thống; điều hòa các vị thuốc là tá dược, sứ dược. Cả bài phối ngũ với nhau kiêm cố cả thanh tâm và dưỡng âm, lợi thuỷ đồng thời dẫn nhiệt đi xuống, phối ngũ các thuốc thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi thủy; lợi thủy mà không thương

âm, tả hỏa không phạt vị, dưỡng âm không luyến tà cùng thu được công dụng thanh tâm dưỡng âm, lợi thuỷ thông lâm.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn cấp tính hệ tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, loét khoang miệng, trẻ nhỏ khóc đêm.

  • Nếu tâm hỏa mạnh thì gia Hoàng liên, Đăng tâm.
  • Tiểu tiện ra máu đau rát thì gia Hạn liên thảo, Tiểu kế.
  • Tiểu tiện nhiều lần gia thêm Bạch mao căn.
  • Đại tiện bí kết gia them Đại hoàng.
2-Thanh tâm liên tử ẩm

Thành phần:

Hoàng cẩm
10g
Mạch môn
10g
Địa cốt bì
lOg
Xa tiền tử
lOg
Chích cam thảo
06g
Thạch liên nhục
lOg
Bạch linh
10g
Chích hoàng kỳ
lOg
Nhân sâm
06g
 
 

Cách dùng: Tán bột, mỗi lần lOg, ngày 2- 3 lần, dùng nước sắc uống bỏ bã. Hoặc có thể làm thang sác nước uống.

Công dụng: Thanh tâm lợi thấp, ích khí dưỡng âm.

Chủ trị: Tâm hỏa thiên vượng, âm và khí đều hư, thấp nhiệt hạ chú, gây ra di tinh đái són đau, nước tiểu đục, băng huyết, đới hạ, lúc mệt phát ra, vùng ức và lòng bàn tay bàn chân đều nóng bứt rứt, tay chân ngại cử động, miệng lưỡi khô táo.

Phân tích phưong thuốc:

Thạch liên nhục thanh tâm hỏa, dưỡng tỳ âm, bế tinh vi là quân dược.

Chích hoàng kỳ, Nhân sâm bổ khí thăng dương, ích khí sinh tân; Địa cốt bì, Mạch môn tư âm; Hoàng cầm thanh nhiệt ở thượng tiêu tâm phế là thần dược.

Xa tiền tử, Bạch linh đạm thẩm lợi thấp làm tâm nhiệt theo tiểu tiện mà giải là tá dược. Chích cam thảo điều hòa các vị thuốc là sứ dược.

Các vị thuốc phối ngũ với nhau cùng thu được hiệu quả thanh tâm lợi thấp, ích khí dưỡng âm.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị đái ra máu, viêm thận mạn tính, viêm bể thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm cơ tim do virus.

  • Nếu tiểu tiện đau rát thì gia thêm Cù mạch, Biển súc.
  • Trong nước tiểu có máu thì gia thêm Tiểu kế, Ngẫu tiết, Bạch mao căn.
  • Phù thũng thì gia thêm ích mẫu thảo, Bạch mao căn.

3-Trúc diệp cỏ nhọ nồi thang

Thành phần:

Sinh địa
20g
MỘC thông
16g
Cỏ nhọ nồi
20g
Cam thảo đất
16g
Trúc diệp
20g
 
 

Cách dùng: sắc nước uống, ngày chia 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi giảm liều.

Công dụng: Thanh tâm, lợi niệu, chỉ huyết.

Chủ trị: Đái máu do hạ tiêu có nhiệt: Bứt rứt khó ngủ, mặt đỏ, khát nước, miệng lưỡi loét, đái máu, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác.

Phân tích phương thuốc:

Trúc diệp để thanh tâm nhiệt là quân dược.

Sinh địa, cỏ nhọ nồi để lương huyết, tư âm thanh nhiệt, chỉ huyết là thần dược.

Mộc thông đưa nhiệt xuống ra ngoài bằng đường tiểu tiện là tá dược.

Cam thảo đất để điều hòa các vị thuốc là sứ dược.

III-Thanh nhiệt ở can đởm

1-Long đởm tả can thang

Thành phần:

Long đởm thảo
06g
Hoàng cẩm
10g
Chi tử
10g
Trạch tả
12g
Mộc thông
10g
Xa tiền tử
10g

Đương quy                  04g                             Sinh địa                              lOg

Sài hồ                         06g                             Cam thảo                            06g

Cách dùng: sắc nước uống ngày 2-3 lần. Cũng có thể chế thành thuốc hoàn, uống 6-9g/ lần, nsày uống 2 lần với nước ấm.

Công dụng: Tả can đởm thực hỏa, thanh hạ tiêu thấp nhiệt.

Chủ trị: Can đởm thực hỏa đi lên sây nhiễu loạn, đầu đau mắt đỏ, sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng; hoặc thấp nhiệt rót xuống, âm hộ sưng đau, ngứa, vùng âm bộ nhiều mồ hôi, tiểu tiện đục ri, phụ nữ thấp nhiệt đới hạ, thấp nhiệt hoàng đản.

Phân tích phương thuốc:

Long đởm thảo đắng hàn, trên thì tả thực hỏa ở can đởm, dưới thì tiêu thấp nhiệt ở hạ tiêu là quân dược.

Hoàng cầm, Chi tử khổ hàn, có côns năng tả hỏa giải độc, thanh nhiệt táo thấp phối ngũ với Long đởm thảo, là thần dược.

Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, dẫn thấp nhiệt tà hạ hành khiến cho thấp nhiệt bài trừ theo đường thuỷ đạo là tá dược.

Can kinh có nhiệt vốn dễ tổn thương đến âm huyết, dùns thêm thuốc khổ hàn để táo thấp thì lại hao đến âm, nên dùng Sinh địa, Đương quy cùng làm tá dược, tư âm dưỡns huyết, khiến kiêm cố cả gốc cả ngọn.

Sài hồ để sơ can thanh nhiệt, làm cho khí sơ mà nhiệt uất được giải, dẫn thuốc vào can đởm, thông đạt can khí là tá dược, sứ dược.

Cam thảo để điều hòa các vị thuốc là sứ dược.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm gan thể hoàng đản cấp tính, cao huyết áp nguyên phát, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thần kinh suy nhược, viêm phổi, viêm túi mật cấp tính.

  • Nếu nhức đầu, hoa mắt do hỏa bốc lên, mắt đỏ nhiều dử, miệng đắng, hay cáu bẳn thì gia thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.
  • Hỏa nhiệt bức huyết vọng hành thì sia Đan bì, Trắc bách diệp.
  • Hoàng đản gia thêm Nhân trần.
  • Đại tiện bí gia Đại hoàng.

2-Tả kim hoàn

Thành phần:

Hoàng liên 180g                                   Ngô thù du 30g

Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thành bột, làm hoàn 6- 9g, ngày uống 2 lần. Hoặc làm thang sắc nước uống, liều dùng căn cứ tỉ lệ nguyên phưong mà châm chước.

Công dụng: Thanh can hòa vị, giáng nghịch chỉ ẩu.

Chủ trị: Can hỏa xâm phạm vị: mạn sườn trướng đau, bụng cồn cào, nuốt chua, miệng đắng, ẩu thổ, bụng tức, ợ hơi, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

Phân tích phương thuốc:

Hoàng hên lượng nhiều tính khổ hàn, nhập tâm can vị để thanh hỏa ở can vị, tả tâm hỏa, can vị cùng trị, là quân dược.

Ngô thù cay nóng, khai can uất, giáng nghịch chỉ nôn lại có thể hạn chế bớt tính đắng hàn của Hoàng liên, là thần dược và tá dược.

Hai vị này phối ngũ tân khai khổ giáng, hợp lại cùng phát huy công năng thanh can tả hỏa, giáng nghịch chỉ nôn.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm dạ dày cấp- mạn tính, viêm ruột mạn tính, mất ngủ, tinh hoàn sưng đau.

  • Nếu can vị bất hòa phối hợp với Tứ nghịch tán.
  • Dạ dày đau, ợ chua thì gia ô tặc cốt.
  • Tả lỵ do thấp nhiệt, bụng đau nhiều gia Bạch thược, Hoàng cầm.

3-Phương thuốc chữa vàng da nhiễm trùng

Thành phần:

Hạt muồng
Olkg
Rau sam
05kg
Nhân trần
Olkg
Rau má
Olkg
Quả dành dành
Olkg
Lá gai
Olkg
Đại hoàng
05kg
Cỏ nhọ nồi
Olkg

Cách dùng: Nấu cao cho nước đường vừa đủ 10 lít. Ngày uống từ 10-20 ml, chia 2 lần.


Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp, nhuận tràng.

Phân tích phương thuốc:

Nhân trần, Rau sam trừ thấp nhiệt, nhuận mật chữa vàng da, là quân dược.

Hạt muồng, Quả dành dành, Rau má, Lá gai thanh nhiệt, tả hỏa; cỏ nhọ nồi nhuận can, lương huyết là thần dược.

Đại hoàng nhuận tràng đưa thấp nhiệt ra ngoài là tá dược, sứ dược.

ứng dụng lâm sàng: Chữa viêm gan siêu vi trùng, viêm túi mật, viêm ống mật.

IV-Thanh nhiệt ở vị

1-Thanh vị tán

Thành phần:

Sinh địa
12g
Đương quy
06g
Đan bì
10g
Hoàng liên
04g
Thăng ma
06g
 
 

Cách dùng: Thuốc tán, mỗi lần dùng 6- 9g, ngày 2- 3 lần, sắc nước uống. Nay hay làm thang, sắc uống.

Công dụng: Thanh vị lương huyết.

Chủ trị: Tích nhiệt ở vị: đau răng kéo lên tận đầu óc, mặt hay nóng bừng, răng sợ nóng thích lạnh; hoặc lợi lở loét; hoặc lợi chảy máu; hoặc môi, lưỡi, má, mang tai sưng to, miệng thở ra nóng hôi, miệng lưỡi khô táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt đại mà sác.

Phân tích phương thuốc:

Hoàng liên đắng hàn, để thanh vị tả hỏa làm quân dược.

Thăng ma thanh nhiệt giải độc, tuyên đạt uất hỏa, thăng tán thượng hành làm thần dược. Sinh địa lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt tư âm; Đan bì thanh nhiệt lương huyết; Đương quy dưỡng huyết hòa huyết phòng các thuốc khổ hàn làm tổn thương tới vị âm, cùng là tá dược.

Thăng ma có tác dụng dẫn thuốc vào dương minh kiêm làm sứ dược.

Năm vị phối hợp cùng phát huy công năng thanh vị và lương huyết.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm quanh răng, viêm xoang hàm, khoang miệng loét, đau thần kinh tam thoa.

  • Nếu vị hỏa bốc mạnh thì gia thêm Thạch cao.
  • Đại tiện bí kết gia Đại hoàng.
  • Vị hỏa làm chảy máu chân răng gia Ngưu tất, Bạch mao căn.
  • Phong hỏa làm đau răng gia Phòng phong, Bạc hà.

2-Ngọc nữ tiễn

Thành phần:

Thạch cao
16g
Thục địa
12g
Mạch môn
06g
Tri mẫu
06g
Ngưu tất
06g
 
 

Cách dùng: sắc nước uống, ngày 2-3 lần.

Công dụng: Thanh vị nhiệt, tư thận âm.

Chủ trị: Vị nhiệt âm hư: đau đầu, đau răng, tiêu khát, ăn nhiều chóng đói, phiền nhiệt, khô khát. Lợi sưng, răng lung lay, chảy máu chân răng; thổ huyết, chảy máu cam. Lưỡi đỏ rêu vàng, khô, mạch hồng đại hoặc phù hoạt vô lực.

Phân tích phưong thuốc:

Thạch cao tả vị hỏa là quân dược.

Thục địa tư âm bổ thận là thần dược.

Hai vị thuốc hợp dụng là phép thanh hỏa mà tráng thuỷ.

Tri mẫu đắng, hàn, chất nhuận giúp Thạch cao tả hỏa thanh vị, giụp Thục địa tư thận âm. Mạch môn để nuôi vị âm, cùng là tá dược.

Ngưu tất dẫn nhiệt đi xuống, đồng thời tư bổ thận thuỷ là sứ dược.

Các vị thuốc trên phối ngũ cùng phát huy công năng thanh vị tư âm.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm xoang hàm, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, đau răng, đái tháo đường, đau dây thần kinh tam thoa, chảy máu cam, ho, viêm cơ tim virus.

  • Nếu vị hỏa rất thịnh mà thận âm hư không rõ rệt thì có thể dùng Sinh địa thay Thục địa, Huyền sâm thay Ngưu tất; hoặc gia thêm Chi tử, Hoàng liên.
  • Huyết nhiều mà nhiệt thịnh thì Sinh địa thay Thục địa, đồng thời gia thêm Đan bì, Bạch mao căn, Hạn liên thảo.
  • Vị nhiệt thịnh mà chảy máu cam thì dùng nhiều Thạch cao, Ngưu tất.
  • Lưỡi chất đỏ hồng mà khô, hoặc lưỡi như mặt gương không thấy rêu thì gia thêm Sa sâm, Thạch hộc.

3-Thanh vị nhiệt thang

Thành phần:

Thục địa
20g
Rễ cỏ xước
12g
Mạch môn
16g
Thạch cao
20g
Sài đất
20g
 
 

Cách dùng: sắc còn 300ml. Người lớn uống làm 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi chia làm 3-4 lần. Công dụng: Tả vị nhiệt.

Chủ trị: Vị nhiệt gây chân răng sưng có máu mủ, miệng hôi, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phân tích phưong thuốc:

Thạch cao để thanh vị nhiệt là quân dược.

Mạch môn, Thục địa để tư âm giáng hỏa là thần dược.

Sài đất để tiêu độc là tá dược.

Rễ cỏ xước (sống) để hoạt huyết hành ứ là sứ dược.

V-Thanh nhiệt ở phế

1-Tả bạch tán (Tả phế tán)

Thành phần:

Địa cốt bì                    lOg                             Tang bạch bì                                lOg

Chích cam thảo           06g                             Ngạnh mễ                              lOg

Cách dùng: Tán bột, mỗi lần dùng 6-9g sác nước, ngày uống 2-3 lần. Có thể dùng thang sắc nước uống.

Công dụng: Thanh tả phế nhiệt, chỉ khái bình suyễn.

Chủ trị: Phế nhiệt nên ho, nặng thì thở gấp muốn suyễn, da dẻ nóng hấp, chiều càng nặng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác.

Phân tích phương thuốc:

Tang bạch bì thanh tả phế nhiệt, chỉ khái bình suyễn là quân dược.

Địa cốt bì tả hỏa ẩn phục ở phế, dưỡng âm thoái hư nhiệt giúp quân dược bình suyễn chỉ khái là thần dược.

Chích cam thảo, Ngạnh mễ ích khí dưỡng vị hòa trung, cam hàn thanh giáng phế nhiệt, cam bình dưỡng vị ích phế là tá dược, sứ dược.

Bốn vị hợp dụng, cùng phát huy công năng tả phế thanh nhiệt, chỉ khái bình suyễn.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị ho gà, viêm phổi, viêm khí quản, áp xe phổi, bệnh tim phổi mạn tính, hen suyễn, chảy máu cam, chứng nhiều mồ hôi ở trẻ em.

  • Nếu nhiệt nặng ở kinh phế thì gia thêm Hoàng cầm, Tri mẫu.
  • Ho suyễn khó thở thì gia thêm Hạnh nhân, Địa long, Đình lịch tử.
  • Ho nhiều do táo nhiệt thì gia Qua lâu bì, Xuyên bối mẫu.
  • Nóng bứt rứt, miệng khát gia Thiên hoa phấn, Tri mẫu.

VI-Phương thuốc chữa lỵ

1-Bạch đầu ông thang

Thànhphần:

Bạch đầu ông       16g                       Hoàng bá                        12g

Hoàng liên            06g                       Tần bì                         12g

Cách dùng: sắc nước, ngày uống 2- 3 lần.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ.

Chủ trị: Nhiệt lỵ, đau bụng, mót nhiều vội mà rặn không ra, hậu môn nóng rát, đi ngoài nhày máu mũi, đỏ nhiều trắng ít, khát muốn uống, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.

Phân tích phương thuốc:

Bạch đầu ông thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ, là quân dược.

Hoàng liên, Hoàng bá thanh nhiệt táo thấp, hậu trường chỉ lỵ là thần dược.

Tần bì thanh nhiệt táo thấp, lại vừa có thể thu sáp chữa lỵ là tá dược.

Tần bì kiêm nhập kinh đại trường là sứ dược

Bốn thứ phối hợp với nhau cùng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị bệnh lỵ do vi khuẩn, lỵ do amip, viêm ruột cấp tính, viêm kết tràng mạn có loét không đặc trưng.

  • Nếu có biểu chứng sốt ớn lạnh thì gia thêm Cát căn, Ngân hoa, Liên kiều.
  • Đau bụng nhiều gia Mộc hưomg, Binh lang, Bạch thược; hoặc kèm theo thực trệ, bụng đau cự án, rêu lười dày nhờn thì gia thêm Chỉ thực, Sơn tra.

2-Hoàng cầm thang

Thành phần:
 
 
 
Hoàng cầm
12g
Cam thảo
04g
Bạch thược
12g
Đại táo
16g

Cách dùng: sắc uống, ngày 2- 3 lần.

Công dụng: Thanh nhiệt chỉ lỵ, hòa trung chỉ thống.

Chủ trị: Chứng kinh thái dương, thiếu dương hợp bệnh, tiêu chảy hoặc kiết lỵ, bụng đau, người nóng, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

Phân tích phương thuốc:

Hoàng cầm thanh nhiệt lại có thể tả hỏa là quân dược.

Cam thảo và Đại táo cam nhu để hòa thái âm kinh là thần dược.

Bạch thược toan sáp hòa huyết nhu can, thu liễm là tá dược.

ứng dụng lâm sàng: Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn có đau bụng nhiều.

3-Phương thuốc chữa lỵ

Thành phần: Cỏ sữa nhỏ lá lOOg Rau sam lOOg Cỏ nhọ nồi lOOg Cách dùng: Sao vàng, sắc đặc, chia làm 2 lần uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, táo thấp, lương huyết. Phân tích phưong thuốc: Cỏ sữa nhỏ lá, Rau sam thanh nhiệt giải độc và táo thấp là quân dược; Cỏ nhọ nồi lương huyết chỉ huyết là thần dược và tá dược. ứng dụng lâm sàng: Chữa hội chứng lỵ cấp, nhất là lỵ do trực khuẩn.


Các bài tin khác

Zalo
favebook