Thanh nhiệt lương huyết

19/01/2024
I-Nội dung

Dùng để chữa các bệnh mà nhiệt tà đã vào phần dinh hoặc vào phần huyết. Tà vào dinh có: sốt đêm nặng hơn, thần phiền ít ngủ, có lúc nói sảng, hoặc có ban chẩn lờ mờ. Tà vào huyết có: chảy máu, phát ban, cuồng, nói sảng, lưỡi đỏ sẫm có gai.

Thường dùng các thuốc để thanh dinh lương huyết như Tê giác, Sinh địa, phối họp với các thuốc thanh nhiệt ở phần khí (do tà từ phần khí vào) như Ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp; thuốc tán ứ lương huyết chỉ huyết như Đan sâm, Xích thược.

Phương thuốc đại biểu cho thanh dinh là Thanh dinh thang, đại biểu cho lương huyết là Tê giác địa hoàng thang.

II-Thanh dinh thang

Thành phần:

Tê giác
02g
Sinh địa
16g
Huyền sâm
10g
Trúc diệp tâm
04g
Mạch môn
10g
Đan sâm
06g
Hoàng liên
06g
Kim ngân hoa
10g
Liên kiều
06g
 
 

Cách dung: Các vị khác sắc nước. Tê giác mài ra uống cùng thuốc ngày uống 2-3 lần

Công dụng: Thanh dinh tiết nhiệt, dưỡng âm hoạt huyết.

Chủ trị: Nhiệt tà đã chuyển vào phần dinh, thân nhiệt cao về đêm, thần phiền ít ngủ, có lúc nói sảng, mắt thích mở hoặc thích nhắm, khát hoặc không, hoặc có ban chẩn lờ mờ, mạch sác, lưỡi đỏ sẫm, khô.

Phân tích phương thuốc:

Tê giác có tính hàn, thanh nhiệt giải độc lương huyết tán ứ là quân dược.

Sinh địa, Huyền sâm, ngọt hàn để thanh dinh lương huyết hỗ trợ quân dược thanh giải nhiệt độc ở dinh phận, dưỡng âm sinh tân để trị dinh nhiệt thương âm; Mạch môn thanh nhiệt dưỡng âm sinh tân là thần dược.

Kim ngân hoa, Liên kiều thanh nhiệt giải độc khinh tuyên thấu tà, khiến tà nhiệt đã nhập dinh được đẩy qua phần khí thấu xuất mà giải được; Hoàng liên, Trúc diệp thanh nhiệt trừ phiền; Đan sâm thanh tâm trừ phiền hoạt huyết hóa ứ, phòng nhiệt và huyết kết, dẫn thuốc vào tâm là tá dược.

Thanh dinh, dưỡng âm, hoạt huyết cùng với nhau, sẽ thu được công dụng thanh dinh thấu nhiệt, hoạt huyết tiêu ứ.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm màng não tuỷ, viêm não B, nhiễm khuẩn huyết, trẻ em bị viêm phổi, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu...

  • Nếu như nhiệt ở khí phận bốc mạnh mà ở dinh phận nhiệt lại nhẹ thì nên dùng nhiều thêm Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên, Trúc diệp tâm; giảm bớt lượng Tê giác, Sinh địa, Huyền sâm.
  • Neu thử nhiệt tà nhập vào tâm bào, sốt cao, phiền khát, co siật, lưỡi đỏ mà khô, mạch sác thì uống thêm Tử tuyết đan.
  • Trẻ em bị tinh hồng nhiệt nặng, do nhiệt độc ủng thịnh thì gia thêm Thạch cao, Đan bì, Cam thảo.
  • Viêm não B, viêm màng não tuỷ dịch tễ mà có các chứng về dinh phận như thấy kinh nguyệt thì gia thêm Linh dương giác, Câu đằng, Địa long.

III-Tê giác địa hoàng thang

Thành phần:

Tê giác                        04g                    Sinh địa                              30g

Đan bì                         10g                   Xích thược                           12g

Cách dùng: sắc 3 vị, Tê giác mài ra để cùng uống. Ngày uống 2- 3 lần.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán ứ.

Chủ tri:

Phân tích phương thuốc:

Tê giác để thanh tâm, lương huyết, giải độc là quân dược.

Sinh địa vừa lương huyết, chỉ huyết, vừa dưỡng âm thanh nhiệt là thần dược.

Xích thược lương huyết tán ứ; Đan bì thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết tán ứ cùng là tá dược.

Đặc điểm phối ngũ là lương huyết và hoạt huyết tán ứ sử dụng đồng thời.

Gia giảm:

ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm gan nặng, urê huyết...

  • Nhiệt làm tổn thương huyết lạc gây chảy máu: nôn máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu...
  • Huyết ứ ngoài kinh: hay quên, cuồng, súc miệng xong không muốn nuốt nước, trong ngực bồn chồn, đau bụng, phân đen.
  • Nhiệt nhiễu tâm: cuồng, mê sảng, có đám xuất huyết, lưỡi đỏ sẫm có gai.
  • Nếu hay quên như cuồng thêm Đại hoàng, Hoàng cầm để thanh tiết nhiệt và huyết kết ở hạ tiêu gây lý nhiệt.
  • Nếu nhiệt bốc mạnh làm động huyết, thổ huyết, chảy máu cam thì gia Bạch mao căn, Trắc bách diệp, Hạn liên thảo; đại tiện ra huyết thì gia thêm Địa du, Hoè hoa; đái ra máu thì gia thêm Bạch mao căn, Tiểu kế.

Các bài tin khác

Zalo
favebook