05/01/2024
I-Tăng giảm các vị thuốc tạo thành phương thuốc mới
- Căn cứ vào diễn biến của bệnh (triệu chứng không thay đổi song có kiêm chứng) hay chứng bệnh mà tăng hay giảm các vị thuốc trong bài cho phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng
- VD: Bài Ma hoàng thang dùng để chữa cảm mạo phong hàn không có mồ hôi, sợ lạnh, phát sốt, ho suyễn; nếu có thêm chứng vật vã, rêu lưỡi vàng thì thêm Thạch cao bỏ Quế chi thành bài Ma hạnh thạch cam thang
- Không thay đổi vị quân mà chỉ thay đổi vị thuốc phối ngũ để dẫn tới tác dụng của phương thuốc
- VD: Bài Tả kim hoàn có Hoàng liên là quân phối ngũ với Ngô thù du để chữa chứng đau dạ dày có ợ hơi, ợ chua. Hoàng liên hợp với Mộc hương thì tạo thành bài Hương liên hoàn dùng để chữa chứng lỵ có đau bụng, mót rặn.
- Cấu trúc của phương thuốc không thay đổi song liều lượng của vị thuốc nào đó thay đổi thì dẫn tới thay đổi tác dụng chữa bệnh, thay đổi tên phương thuốc
- VD: Bài Tứ nghịch thang (Chích cam thảo 2 lạng, Phụ tử sống 1 củ, Can khương 1,5 lạng) để hồi dương cứu nghịch do âm thịnh (ỉa lỏng, nôn, sợ lạnh, chân tay quyết lạnh, thân thể đau, mạch vi tế). Nếu tăng liều Phụ tử 1 củ to và Can khương 3 lạng thành bài Thông mạch thang có tác dụng hồi dương trục âm, thông mạch cứu nghịch do âm tà thịnh đẩy dương ra ngoài (ỉa lỏng, chân tay lạnh, mạch vi muốn tuyệt, thân mình không sợ lạnh).
- Thuốc sắc dùng cho bệnh nhân nặng, bệnh cấp tính
- Thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc rượu dùng cho bệnh nhân mãn tính, hòa hoãn, hoặc bệnh ở giai đoạn củng cố
- VD:
- Bài Lý trung hoàn (Can khương, Bạch truật, Nhân sâm, Cam thảo đều 3 lạng hoàn mật) có tác dụng hoãn để chữa trung tiêu hư hàn.
- Nếu bài này sắc có tác dụng nhanh hơn để chữa thượng tiêu hư hàn gây hung tý, có tên là Nhân sâm thang