Phương thuốc thanh nhiệt khư thấp

26/05/2024
    • I-Nội dung

      Là những phương thuốc dùng chữa các chứng thấp nhiệt đều nặng, thường gồm các vị thuốc thanh nhiệt lợi thấp và thanh nhiệt táo thấp kết hợp như Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng,...

    • II-Nhân trần cao thang

      1. Thành phần:

        Nhân trần 18g Đại hoàng 06g
        Chi tử 10g    
      2. Cách dùng: sắc uống, ngày chia 3 lần.

      3. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng.

      4. Chủ trị: Thấp nhiệt hoàng đản biểu hiện toàn thân đều vàng, sắc vàng sáng, sốt, đầu ra mồ hôi, mình không ra mồ hôi, miệng khát, bụng đầy trướng hơi, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác hoặc trầm thực.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Nhân trần lượng nhiều có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, để chữa hoàng đản là quân dược.

        Chi tử thanh nhiệt giáng hoả, thông lợi tam tiêu, dẫn thấp nhiệt xuất ra theo đường tiểu tiện là thần dược.

        Đại hoàng tả nhiệt trục ứ, thông lợi đại tiện, dẫn ứ nhiệt ra ngoài là tá dược.

        Ba vị thuốc hợp dụng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tam tiêu, khiến thấp đi theo đại tiểu tiện mà ra ngoài, các chứng hoàng đản tự hết.

      6. Gia giảm:

        • Nếu sốt, sợ lạnh, đau đầu gia Sài hồ, Hoàng cầm để hoà giải.
        • Nếu táo bón gia thêm Chỉ thực, hoặc tăng lượng Đại hoàng để tả nhiệt thông tiện.
        • Nếu tiểu tiện sẻn đỏ thì gia Xa tiền tử, Kim tiền thảo, Trạch tả, Hoạt thạch để tăng tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
        • Nếu bụng đầy đau gia thêm uất kim, Chỉ xác, Xuyên luyện tử để sơ can chỉ thống.
        • Nếu sốt cao thì gia Hoàng bá, Long đởm thảo để tăng tác dụng thanh nhiệt,
      7. Ứng dụng lâm sàng: Viêm gan Virus, viêm túi mật, sỏi mật.

    • III-Dương hoàng thang

      1. Thành phần
      Nhân trần 30g Đại hoàng 10g
      Chi tử 12g Sài hồ 12g
      Tỳ giải 20g Ý dĩ 30g
      Mã đề 20g Mạch nha 12g
      Râu ngô 20g Củ sả 12g
      Thanh hao 12g Sinh khương 09g
      Trúc lịch 12g    
      1. Cách dùng: sắc uống, chia làm 2 lần uống trong ngày. Trẻ em chia làm 3-4 lần.
      2. Công dụng: Thanh lợi thấp nhiệt.
      3. Chủ trị: Dương hoàng biểu hiện mặt mắt sắc vàng tươi nhuận, đau tức vùng thượng vị, mệt mỏi, ăn kém, lợm giọng, buồn nôn hoặc nôn, nước tiểu sẻn đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác.
      4. Phân tích phương thuốc: Nhân trần dùng lượng nhiều để trừ thấp nhiệt, lợi niệu, thoái hoàng là quân dược. Chi tử thanh nhiệt ở can đởm và tam tiêu, dẫn nhiệt đi xuống; Đại hoàng thanh nhiệt tả hạ; Tỳ giải, Mã đề, Râu ngô để trừ thấp thanh nhiệt lợi tiểu; Thanh hao thanh hư nhiệt, những vị này đóng vai trò là thần dược. Ý dĩ, Mạch nha, Củ sả để kiện tỳ trừ thấp tiêu thực, hỗ trợ giúp ăn uống ngon miệng; Sinh khương, Trúc lịch để chỉ nôn, các vị này đóng vai trò làm tá dược. Sài hồ sơ can lý khí, đưa thuốc vào can đởm để dẫn nhiệt đi ra ngoài, là sứ dược.
    • IV-Bát chính tán

      1. Thành phần:

        Mộc thông 06g Hoạt thạch 06g
        Cù mạch 06g Chích cam thảo 06g
        Xa tiền tử 06g Chi tử 06g
        Biển súc 06g Đại hoàng 06g

        Lượng bằng nhau

      2. Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sắc Đăng tâm 04g, có thể làm thuốc dạng thang sắc uống.

      3. Công dụng: Thanh nhiệt tả hoả, lợi thuỷ thông lâm.

      4. Chủ trị: Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, có biểu hiện tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu nóng, bụng dưới đầy, miệng táo, họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác có lực.

      5. Phân tích phương thuốc

        Cù mạch có xác dụng lợi thuỷ thông lâm, thanh nhiệt lương huyết; Mộc thông lợi thuỷ giáng hoả, dẫn hỏa từ tâm đi xuống qua đường tiểu tiện, cùng là quân dược.

        Chi tử thanh nhiệt tả hoả, là thần dược.

        Biển súc, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Đăng tâm thanh nhiệt lợi thấp thông lâm, Đại hoàng thanh tiết uất nhiệt, dẫn nhiệt đi xuống qua đường đại tiện, là tá dược.

        Cam thảo điều hoà các vị thuốc, là sứ dược.

      6. Gia giảm:

        • Nếu tiểu tiện ra máu gia thêm Tiểu kế, Hạn liên thảo, Bạch mao căn để lương huyết, chỉ huyết.
        • Nếu có sỏi tiết niệu, đi tiểu đau gia thêm Hải kim sa, Kim tiền thảo, Kê nội kim.
      7. Ứng dụng lâm sàng: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm thận, viêm bể thận cấp.

      8. Chú ý: Phương thuốc có chỉ định chính là chứng lâm thực nhiệt, nếu chứng lâm đã lâu ngày, cơ thể hư cần thận trọng, hoặc gia giảm phương thuốc cho phù hợp.

    • V-Tam nhân thang

      1. Thành phần:

        Hạnh nhân 08g Ý dĩ nhân 12g
        Bạch đậu khấu 06g Thông thảo 04g
        Hoạt thạch phi 12g Bán hạ chế 06g
        Trúc diệp 06g Hậu phác 06g
      2. Cách dùng: sắc nước uổng, chia 3 lần trong ngày.

      3. Công dụng: Tuyên thông khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt.

      4. Chủ trị: Thấp ôn giai đoạn đầu, tà ở khí phận, thấp nhiều hơn nhiệt, hoặc thử ôn kèm thấp, biểu hiện nhức đầu, nặng nề, sắc mặt vàng nhạt, ngực buồn bực, không khát, sốt về chiều, lưỡi trắng, mạch nhu.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Hạnh nhân vị cay đắng, khai thông phế khí. Bạch đậu khấu vị cay đắng, phương hương hóa thấp, lý khí hòa trung, đều là quân dược.

        Bán hạ, Hậu phác hành khí, trừ thấp tiêu trệ làm thần.

        Thông thảo, Hoạt thạch, Trúc diệp, Ý dĩ thanh lợi thấp nhiệt, kết hợp với nhau làm tá dược.

        Các vị thuốc hợp lại thành một phương thuốc có tác dụng sơ lợi khí cơ, tuyên thông tam tiêu, thấp nhiệt tiêu tán, phối ngũ toàn bài có tác dụng tuyên thông khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt.

      6. Gia giảm:

        • Nấu thấp nặng hơn nhiệt gia Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt.
        • Nếu còn triệu chứng của biểu hư thì gia Hương nhu, Thanh hao để giải biểu.
        • Nếu hàn nhiệt vãng lai gia Thảo quả, Thanh hao.
      7. Ứng dụng lâm sàng: Viêm dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng, viêm thận bể thận.

    • VI-Nhị diệu tán

      1. Thành phần:

        Hoàng bá            12g            Thương truật 12g

        Hai lượng bằng nhau

      2. Cách dùng: tán bột, mỗi lần 3 - 9g , uống với nước chín hoặc nước gừng. Cũng có thể làm thang sắc uống. Liều dùng tuỳ theo mức độ bệnh.

      3. Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp

      4. Chủ trị: Thấp nhiệt rót xuống, khớp sưng nóng đỏ đau, thấp nhiệt đới hạ, hạ bộ sưng đau, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Hoàng bá thanh nhiệt táo thấp ở hạ tiêu, là quân dược.

        Thương truật táo thấp kiện tỳ khiến thấp tà không tái sinh, là thần dược.

        Hai vị này phối họp sử dụng, điều trị cả gốc lẫn ngọn khiến khư được thấp, thanh được nhiệt, các chứng đều tự hết.

      6. Gia giảm:

        • Nếu thấp nhiệt gây nuy chứng thêm Hy thiêm, Ngũ gia bì để khu phong thấp, mạnh gân xương.
        • Nếu thấp nhiệt gây khí hư ở nữ, sắc vàng, đặc dính thêm Khiếm thực, Xích linh.
        • Nếu thấp nhiệt chạy xuống dưới làm 2 chân tê bì vô lực hoặc rất nóng thêm Ngưu tất để thanh nhiệt táo thấp gọi là bài Tam diệu hoàn.
        • Nếu thấp nhiệt đi xuống làm hai chân tê bì, cơ mềm nhẽo, sưng đau gia Ý dĩ 15g, Ngưu tất 10g để thanh lợi thấp nhiệt ở chân gọi là bài Tứ diệu hoàn.
      7. Ứng dụng lâm sàng: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nhược cơ nặng, Goutte, đau dây thần kinh toạ (chứng tọa cốt phong thể thấp nhiệt)...


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook