Phương thuốc thanh nhiệt hóa đàm

26/05/2024
    • I-Nội dung

      Dùng để chữa các chứng đàm nhiệt với biểu hiện lâm sàng: ho, đờm vàng, dính, khó khạc, lưỡi đỏ, rêu vàng cáu, mạch hoạt sác. Các phương thuốc thanh nhiệt hoá đàm có các vị Qua lâu, Nam tinh. Phương thuốc đại biểu là Thanh khí hoá đàm hoàn, Tiểu hãm hung thang.

    • II-Thanh khí hóa đàm hoàn

      1. Thành phần:
      Qua lâu nhân 40g Chỉ thực 40g
      Trần bì 40g Bạch linh 40g
      Hoàng cầm 40g Đởm nam tinh 60g
      Hạnh nhân 40g Bán hạ chế 60g
      1. Cách dùng: Làm hoàn bằng nước cốt gừng, mỗi lần uống 6g bàng nước ấm.

      2. Công dụng: Thanh nhiệt hoá đàm, lý khí chỉ ho.

      3. Chủ trị: Đàm nhiệt kết ở trong: Ho, đờm vàng, khó khạc, ngực hoành có bĩ mãn, nước tiểu ít đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng cáu, mạch hoạt sác.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Đởm nam tinh để thanh nhiệt hoá đàm, chữa úng tắc của thực đàm, thực hoả là quân dược.

        Hoàng cầm, Qua lâu nhân để giáng hoả ở phế, hoá nhiệt đàm, tăng tác dụng của Đởm nam tinh là thần dược.

        Chỉ thực, Trần bì để hạ khí, khai bĩ, tiêu đàm tán kết. Bạch linh để kiện tỳ thẩm thấp. Hạnh nhân để tuyên lợi phế khí. Bán hạ để táo thấp hoá đàm là tá dược.

        Như vậy nhiệt được thanh, hoả bị giáng, khí thuận và đàm tự tiêu, các chứng cũng sẽ hết.

      5. Gia giảm:

        • Nếu phế nhiệt ủng thịnh thì gia Thạch cao, Tri mẫu.
        • Nếu nhiệt kết táo bón thì gia thêm Đại hoàng.
        • Nếu ho, nôn ra đòm xanh vàng thì gia thêm Lô căn, Ngư tinh thảo, Đông qua nhân.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng điều trị viêm phế quản, viêm phổi, giãn phế quản.

    • III-Tiểu hãm hung thang

      1. Thành phần:
      Hoàng liên 08g Qua lâu nhân 20g
      Bán hạ chế 12g    
      1. Cách dùng: sắc uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.

      2. Công dụng: Thanh nhiệt, hoá đàm, khoan hung tán kết.

      3. Chủ trị: Đàm nhiệt kết với nhau, ngực bụng trên có bĩ khó chịu, ấn đau, hoặc ho khạc đờm vàng đặc rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Qua lâu để thanh nhiệt hoá đàm, thông bế tắc của ngực hoành là quân được.

        Hoàng liên để tả nhiệt giáng hoả, trừ tắc ở tâm hạ là thần dược.

        Bán hạ để giáng nghịch tiêu bĩ, trừ kết ở tâm hạ là tá dược.

        Hợp lại sẽ thanh được nhiệt, làm sạch được đàm, tán được kết và khai được bĩ

        Tên gọi Tiểu hãm hung thang vì đàm nhiệt kết ở tâm hạ, ấn vào đau gây bệnh kết ở ngực, thuộc loại nhẹ.

      5. Gia giảm:

        • Nếu đầy trướng nhiều thì gia thêm Chỉ thực, uất kim.
        • Nếu lan hai bên sườn thì gia Sài hồ, Hoàng cầm.
        • Nếu buồn nôn, hoặc nôn mửa nhiều thì gia thêm Trúc nhự, Sinh khương.
        • Nếu đờm đặc dính như keo thì gia Đởm nam tinh, Bối mẫu.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm phế quản, viêm phổi, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, viêm thực quản, loét dạ dày hành tá tràng, viêm gan hoàng đản, viêm túi mật, sỏi mật.

    • IV-Ôn đởm thang

      1. Thành phần:

        Bán hạ chế: 12g Cam thảo: 04g

        Trúc nhự: 08g Bạch linh: 12g

        Chỉ thực: 08g Trần bì: 08g

        Sinh khương: 09g Đại táo: 20g

      2. Cách dùng: Dùng thang sắc uống sau ăn, chia 2 lần/ngày

      3. Công dụng: Lý khí hóa đàm, thanh đởm hòa vị

      4. Chủ trị: Đởm vị bất hoà, đàm nhiệt nhiễu ở trong gây hư phiền không ngủ, hoặc nôn nấc, tim đập không yên, điên giản.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Bán hạ giáng nghịch hoà vị táo thấp hoá đàm, là quân dược.

        Trúc nhự thanh nhiệt hoá đàm, chỉ nôn trừ phiền. Chỉ thực hành khí tiêu đàm để đàm theo khí đi xuống là thần dược.

        Trần bì lý khí táo thấp, Bạch linh kiện tỳ thẩm thấp làm cho thấp hết đàm tiêu, Đại táo là tá dược

        Cam thảo ích tỳ hoà vị, điều hoà các vị thuốc là sứ dược.

        Như vậy toàn phương sẽ có tác dụng lý khí hoá đàm, thanh đởm hoà vị.

      6. Gia giảm:

        • Nếu đàm nhiệt nặng thêm Hoàng liên.
        • Nếu điên giản thì gia thêm Nam tinh, Viễn chí, Xương bồ, uất kim.
        • Nếu trong ngực uất ức gia thêm uất kim, Thanh bì.
        • Nếu mất ngủ gia thêm Toan táo nhân, Dạ giao đằng.
        • Nếu chóng mặt gia Thiên ma, Câu đằng.
        • Nếu có nôn mửa gia thêm Hoàng liên, Tô diệp.
      7. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng điều trị điên cuồng, mất ngủ, nhức đầu, bệnh mạch vành, tăng huyết áp nguyên phát, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, viêm phế quản, hội chứng tắt dục tuổi già, trẻ nhỏ kinh phong.


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook