Phương thuốc ôn trung khu hàn

26/05/2024
    • I-Nội dung

      Dùng để chữa chứng hàn ở trung tiêu. Dương khí của tỳ vị đã hư nhược, lại cảm thụ ngoại hàn, gây nên vận hóa rối loạn, thăng giáng thất thường làm bụng trên căng đau, chi thể mệt mỏi, chân tay không ấm, hoặc nuốt chua, chảy dãi, buồn nôn, mạch trầm tế hoặc trầm trì... Thường dùng các vị thuốc Can khương, Ngô thù du, Hồ tiêu, Sinh khương và các thuốc kiện tỳ bổ khí. Phương thuốc đại biểu là Lý trung hoàn, Tiểu kiến trung thang, Đại kiến trung thang...

    • II-Lý trung hoàn

      1. Thành phần:

        Nhân sâm: 90g Can khương: 90g

        Chích cam thảo: 90g Bạch truật: 90g

      2. Cách dùng: Các thuốc trên cùng nghiền thành bột mịn, luyện mật để làm hoàn. Mỗi lần uống 6-9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, uống với nước chín. Có thể đổi thành thang, sắc uống. Liều dùng căn cứ theo nguyên phương mà quy định.

      3. Công dụng: Ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ.

      4. Chủ trị: Trung tiêu hư hàn, đại tiện lỏng, không khát, nấc, nôn mửa, đau bụng, không muốn ăn uống, thổ tả,...Lưỡi bệu, nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Can khương tân nhiệt ôn trung tiêu mà khu lý hàn là quân dược.

        Nhân sâm đại bổ nguyên khí, giúp sự thăng giáng vận hoá là thần dược.

        Bạch truật kiện tỳ táo thấp là tá dược. Chích cam thảo ích khí hoà trung, điều hòa các vị thuốc là tá dược và sứ dược.

        Bốn vị thuốc phối hợp có được cái tân nhiệt mà khử lạnh ở trung tiêu, có cái cam ôn mà phục được trung tiêu hư, thanh dương thì thăng, trọc âm thì giáng, củng cố được sự vận hoá mà trị được trung tiêu, cho nên gọi là “lý trung”.

      6. Gia giảm:

        • Nếu dương hư mất máu (nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam) thay Can khương bằng Bào khương, gia Hoàng kỳ, Đương quy, A giao.
        • Nếu tỳ hư thuỷ thấp không hóa, có nhiều đờm thì gia thêm Bán hạ để giáng nghịch hoà vị, táo thấp hoá đàm, Phục linh để thẩm thấp kiện tỳ là bài Lý trung hoá đàm hoàn.
        • Nếu khí của hàn thuỷ thịnh lên thì gia thêm Quế chi là bài Qué chi nhân sâm thang.
        • Nếu có nôn thì gia thêm Sinh khương.
        • Nếu trung tiêu hư hàn mà khí trệ gia Thanh bì, Trần bì.
        • Bài này gia thêm Phụ tử để tán hàn, hồi dương cứu nghịch là bài Phụ tử lý trung thang.
      7. Ứng dụng lâm sàng: Viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết đường tiêu hoá, viêm gan mạn tính, viêm phế quản mạn tính.

    • III-Tiểu kiến trung thang

      1. Thành phần:

        Di đường                         30g                              Bạch   thược 18g

        Chích cam thảo           06g                              Sinh khương 10g

        Đại táo                       12g                              Quế   chi 06g

      2. Cách dùng: Trước tiên lấy 5 vị thuốc sắc nước 2 lần, bỏ bã lấy nước, cho Di đường vào, chia hai lần, uống ấm.

      3. Công dụng: Ồn trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp.

      4. Chủ trị: Hư lao lý cấp, nhiều lúc đau trong bụng, chườm ấm thì đỡ đau, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế hoãn; hoặc tim hồi hộp, hư phiền khôns yên, sắc mặt kém nhuận, hoặc tứ chi đau đớn, chân tay nóng bứt rứt, họng khô miệng táo.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Bài này tức là Quế chi thang bội Bạch thược và gia Di đường mà thành.

        Di đường cam ôn, chất nhuận, có tác dụng ích tỳ khí nuôi tỳ âm, ôn bổ trung tiêu, có thể . hoãn cái cấp của can, nhuận cái táo của phế, là quân dược.

        Quế chi ôn dương khí, Bạch thược ích âm huyết đều là thằn dược.

        Chích cam thảo ngọt, ấm, ích khí giúp Di đường và Quế chi ích khí ôn trung, hợp với Bạch thược chua ngọt hoá âm mà ích can tư tỳ; Sinh khương ôn vị, Đại táo bổ tỳ, hợp lại làm kill sinh phát ở trung tiêu mà hành chuyển tân dịch, hoà dinh vệ đều là tá dược.

        Sáu vị phối hợp cay ngọt hoá dương và chua nsọt hoá âm cùng phát huy công năng ôn trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp.

      6. Gia giảm:

        • Nếu khí hư tự hãn, người nóng thì gia Hoàng kỳ 9g là Hoàng kỳ kiến trung thang công dụng ôn trung bổ khí, hòa lý hoãn cấp.
        • Nếu sau đẻ, nsười suy yếu, mạch hư rỗng, bụng đau lâm râm, thiếu khí hoặc bụng sườn đau cấp lan ra sau lưng, không ăn được gia thêm Đương quy 12g là bài Đương quy kiến trung thang.
        • Nếu mất máu nhiều thêm Địa hoàns, A giao.
      7. Ứng dụng lân sàng: Viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính, viêm gan mạn tính, suy nhược thần kinh, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu do thiếu sắt, vàng da tan huyết.

    • IV-Đại kiến trung thang

      1. Thành phần

        Thục tiêu                      04g                                Can khương                  12g

        Nhân sâm                    06g                             Di đường                         30g

      2. Cách dùng: Trước hết lấy ba vị đầu tiên sắc nước 2 lần, lấy nước, bỏ Di đường vào, chia uống ấm 2 lần.

      3. Công dụng: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ thống.

      4. Chủ trị: Trung dương suy nhược, âm hàn nội thịnh, đau nhiều ở vùng ngực, chân tay lạnh, nôn ọe, không ăn uống được, toàn thân đau, cự án, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế khẩn.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Thục tiêu vị cay tính nhiệt, ôn tỳ vị, tán hàn trừ thấp, hạ khí tán kết là quân dược.

        Can khương ôn trung tán hàn giúp Thục tiêu gây dựng trung dương, tán nghịch khí, chỉ thống, chỉ nôn là thần dược.

        Nhân sâm bổ ích tỳ vị, phù trợ chính khí; Di đường dùng nhiều để kiến trung hoãn cấp, lại có thể hoà hoãn Thục tiêu, Can khương có tính táo mạnh đều là tá dược.

        Các vị thuốc trên hợp dụng, cùng phát huy công năng ôn trung bổ hư, gi án 2, nghịch chỉ thống.

      6. Ứng dụng lâm sàng: Viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng co thắt, sa dạ dày, tắc ruột do giun.

    • V-Ngô thù du thang

      1. Thành phần:

        Ngô thù du 04g Nhân sâm 12g

        Sinh khương 08g Đại táo 12g

      2. Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần

      3. Công dụng: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ nôn.

      4. Chủ trị: Vị trung hư hàn, ăn xong muốn nôn, dưới tim bĩ mãn, ợ chua, họng đau, nôn khan, hoặc nôn ra nước dãi, đau đầu, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Ngô thù du ôn trung tán hàn, giáng nghịch chỉ nôn, chỉ thống là quân dược.

        Sinh khương tán hàn, chỉ nôn là thần dược.

        Nhân sâm, Đại táo ích khí hoà trung là tá dược.

      6. Gia giảm: Nếu có hàn thấp, nôn mửa nhiều, rêu lưỡi trắng nhờn bỏ Nhân sâm, gia Bán hạ, Trần bì.


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook