Phương thuốc hoạt huyết khứ ứ

26/05/2024
    • I-Nội dung

      Dùng để chữa các chứng xuất huyết và ứ huyết như huyết ứ sưng đau, bầm tím do chấn thương, bán thân bất toại do huyết ứ kinh lạc, huyết ứ ở trong gây đau ngực bụng, kinh bế, kinh đau, ứ sản dịch. Phương thuốc này thường có các vị hoạt huyết khứ ứ như Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Đan sâm.

      Sự phối ngũ thành phương hoạt huyết khứ ứ chủ yếu là:

      • Phối ngũ với thuốc lý khí như Ô dược, Hương phụ, Trân bì, Thanh bì. Phối hợp các vị hợp thuốc lý khí này với các thuốc bổ khí như Hoàng kỳ để lập phương. Đó là ý nghĩa “Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành”.
      • Phối ngũ với các thuốc ôn kinh tán hàn như Quế chi, Sinh khương làm cho huyết
      • Phối ngũ với thuốc khứ ứ chỉ huyết như Trắc bách diệp, Địa du, Tây thảo, Hoè hoa để khứ ứ chỉ huyết.
      • Phối ngũ với thuốc thanh nhiệt giải độc như Địa đinh thảo, Cúc hoa, Bồ công anh để hoạt huyết, thanh nhiệt.

      Phương thuốc đại biểu là Đào nhân thừa khí thang, Huyết phủ trục ứ thang, ôn kinh thang.

    • II-Đào nhân thừa khí thang

      1. Thành phần
      Đào nhân 12g Đại hoàng 12g
      Quế chi 06g Chích cam thảo 06g
      Mang tiêu 06g    
      1. Cách dùng: sắc 4 vị trên trước, được rồi thì cho Mang tiêu hòa tan, đun sôi nhẹ, ăn xong uống thuốc còn ấm, uống ngày 3 lần .

      2. Công dụng: Phá huyết hạ ứ.

      3. Chủ trị: Hạ tiêu bức huyết nội kết: Bụng dưới cấp kết, nói sảng, phiền khát, đến đêm thì sốt, nặng thì người bệnh như điên, huyết ứ kinh bế, hành kinh đau, vết thương đau do bị ngã, mạch trầm thực hoặc sáp.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Đào nhân phá huyết khứ ứ, Đại hoàng hạ ứ tiết nhiệt. Hai vị thuốc này được sử dụng đồng thời để tiết nhiệt và khứ ứ cùng là quân dược.

        Quế chi thông hành huyết mạch, giúp Đào nhân phá huyết khứ ứ; Mang tiêu tả nhiệt, làm mềm chỗ cứng, giúp Đại hoàng tả hạ ứ nhiệt cùng là thần được.

        Chích cam thảo ích khí hoà trung, đồng thời làm hoãn tính kịch liệt của các vị thuốc khác, để khứ ứ mà không làm tổn thương chính khí vừa làm tá dược và sứ dược.

        Nếu có ra máu nhiều, khí huyết suy, sắc mặt trắng, phụ nữ có thai không được dùng.

      5. Gia giảm:

        • Nếu đại tiện lỏng khử bỏ Mang tiêu.
        • Bụng dưới co thắt rõ rệt thì dùng tăng lượng Quế chi, hoặc gia thêm Ô dược.
        • Tiểu tiện khó gia thêm Trạch tả, Xa tiền tử.
        • Chảy máu mũi hoặc thổ huyết đen tím thì gia Sinh địa, Bạch mao căn.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị chứng thống kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều, chửa ngoài dạ con, viêm khung chậu cấp tính, ứ sản dịch, viêm ruột, tắc ruột.

    • III-Huyết phủ trục ứ thang

      1. Thành phần
      Đào nhân 12g Ngưu tất 09g
      Hồng hoa 09g Cát cánh 05g
      Đương quy 09g Sài hồ 03g
      Sinh địa 09g Chỉ xác 06g
      Xuyên khung 05g Cam thảo 03g
      Xích thược 06g    
      1. Cách dùng: Sắc Uống ngày 2-3 lần.

      2. Công dụng: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí chỉ thống.

      3. Chủ tri: Huyết ứ ở ngực, huyết hành không thông lợi: Ngực đau, đầu đau lâu không khỏi, đau như kim châm, có chỗ đau nhất định, nấc lâu không khỏi, hoặc uống nước thì sặc, nôn khan, trống ngực hồi hộp, đêm không ngủ được, hoặc ngủ không yên giấc, dễ cáu gắt, đến chiều thì sốt, lưỡi có đám tím, rìa lưỡi có huyết ứ, hai mắt quầng thâm, mạch sáp hoặc huyền khẩn

      4. Phân tích phương thuốc

        Đào nhân và Hồng hoa để hoạt huyết khứ ứ giữ vai trò làm quân dược.

        Xuyên khung hoạt huyết hành khí để chỉ thống; Đương quy dưỡng huyết để không làm tổn thương chính khí; Xích thược hoạt huyết khứ ứ, thanh giải uất nhiệt ở huyết phận, Ngưu tất hoạt huyết khứ ứ, dẫn huyết ứ trong lồng ngực đi xuống, cùng đóng vai trò là thần dược.

        Sài hồ sơ can lý khí; Cát cánh để khai phế dẫn thuốc lên ngực, họp với Chỉ xác làm điều hoà sự thăng giáng của khí ở thượng tiêu nhằm khoan hung; Sinh địa phối ns£ với Đương quy để dưỡng âm huyết, khứ ứ mà không gây tổn thương chính khí; phối ngũ cùng Xích thược để thanh ứ nhiệt ở huyết phận đều là tá dược.

        Cam thảo để điều hòa các vị thuốc là sứ dược.

        Đó là cách nhất thăng nhất giáng phối ngũ thành phương nên chữa được tất cả các chứng do huyết ứ, cho nên gọi là “trục ứ”.

      5. Gia giảm:

        • Nếu huyết ứ dưới cơ hoành thành khối cục, hoặc trẻ em có khối cục hoặc đau bụng một chỗ không di động, khi nằm thì thấy có vật trong bụng thì bỏ Sinh địa, Sài hồ, Ngưu tất, Cát cánh thêm Ngũ linh chi, Đan bì, Ô dược, Diên hồ sách, Hương phụ để hoạt huyết khứ ứ, hành khí chỉ thống.
        • Nếu bụng dưới tích khối huyết ứ đau hoặc không, hoặc đau song không có tích khối, hoặc bụng dưới căng đầy, hoặc kinh nguyệt tháng thấy 3-5 lần hoặc băng lậu bụng dưới đau, hoặc khi có kinh đau lưng bụng dưới đau thì chỉ giữ Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, thêm Quế nhục,Tiểu hồi 7 hạt, Can khương, Diên hồ sách, Bồ hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết khứ ứ, ôn kinh chỉ thống gọi là Thiểu phúc trục ứ thang (Y lâm cải thác).
        • Nếu khí huyết làm tắc kinh lạc gây đau vai, đau tay, đau lưng, đau chân, hoặc đau toàn thân lâu không khỏi thì siữ Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Ngưu tất, Cam thảo gia thêm Tần giao, Khương hoạt, Một dược, Ngũ linh, Hương phụ, Địa long để hoạt huyết hành khí ứ thông lạc, thông tý chỉ thống gọi là Thân thống trục ử thang (Y lâm cải thác).
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng điều trị đau thắt ngực do xơ cứng mạch vành, thấp tim, đau ngực do chấn thương và viêm sụn sườn, đau đầu lâu ngày do chấn thương.

    • IV-Ôn kinh thang

      1. Thành phần:
      Ngô thù du 09g Đan bì 06g
      Đương quy 09g Sinh khương 06g
      Bạch thược 06g Cam thảo 06g
      Xuyên khung 06g Bán hạ 06g
      Nhân sâm 06g Mạch môn 09g
      Quế chi 06g A giao 09 g
      1. Cách dùng: sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

      2. Công dụng: ổn kinh tán hàn, khứ ứ dưỡng huyết.

      3. Chủ trị: Xung nhâm hư hàn, huyết ứ trệ: Rong kinh, kinh nguyệt không đều, đến trước, hoặc đến sau kỳ; có khi kinh không dứt và chiều tối thì phát nóng, lòng bàn tay nóng, môi miệng khô ráo (do âm huyết bất túc), bụng dưới đau cấp, bụng đầy; phụ nữ lâu không có con.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Ngô thù du, Quế chi ôn kinh tán hàn, thông lợi huyết mạch là quân dược.

        Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược hoạt huyết khứ ứ, dưỡng huyết điều kinh; Đan bì khứ ứ thông kinh, đồng thời đẩy lui hư nhiệt; A giao vừa dưỡng âm vừa chỉ huyết, Mạch môn dưỡng âm nhuận táo mà thanh hư nhiệt cùng là thần dược.

        Nhân sâm bổ trung ích khí giúp nguồn sinh hóa huyết, Bán hạ có thể thông giáng vị khí mà tán kết, giúp cho việc khứ ứ điều kinh, Sinh khương làm ấm vị khí để giúp việc sinh hoá cùng là tá dược.

        Cam thảo ích khí kiện tỳ để nuôi nguồn tạo huyết, cùng được dùng để thống huyết, điều hòa các vị thuốc là tá dược và sứ dược.

        Các vị hợp lại cùng có công năng ôn kinh, thông mạch, nuôi huyết trừ ứ, ắt huyết ứ được khử, huyết mới sinh ra, hư nhiệt tiêu đi, kinh nguyệt điều hoà, bệnh sẽ tự hết.

      5. Gia giảm:

        • Nếu khí hư thì gia Hoàng kỳ và dùng nhiều Nhân sâm.
        • Nếu huyết hư thì gia thêm Hà thủ ô, Thục địa.
        • Kinh ít, đau nhiều gia Đào nhân, Hồng hoa, ích mẫu thảo.
        • Lưng mỏi thì gia Đỗ trọng, Ngưu tất.
        • Bạch đới nhiều gia thêm Ô tặc cốt, Sơn dược.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng điều trị chứng không thai nghén được, tử cung xuất huyết do rối loạn chức năng, bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt muộn, tử cung phát triển không tốt, viêm âm đạo, dọa sảy thai.

    • V-Sinh hóa thang

      1. Thành phần:
      Toàn quy 25g Đào nhân 06g
      Xuyên khung 09g Chích cam thảo 02g
      Bào khương 02g    
      1. Cách dùng: sác uống, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

      2. Công dụng: Hoạt huyết tiêu ứ, ôn kinh chỉ thống.

      3. Chủ trị: Sau sinh huyết hư bị trúng hàn gây huyết ứ, sản dịch không ra, bụng dưới trướng đau.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Toàn quy có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, hoá ứ sinh tân là quân dược.

        Xuyên khung hoạt huyết, hành khí, Đào nhân hoạt huyết, khứ ứ cùng là thần dược.

        Bào khương vào huyết phận để tán hàn, ôn kinh, chỉ thống là tá dược.

        Chích cam thảo điều hoà các vị thuốc làm sứ dược.

        Phương thuốc giản dị mà công dụng lớn vì huyết ứ được khử mà huyết mới được sinh ra, cho nên có tên gọi là Sinh hoá thang.

      5. Gia giảm:

        • Nếu bụng dưới lạnh đau do hàn gia thêm Nhục quế, Phụ tử.
        • Nếu huyết ứ chưa tiêu được gia Nhân sâm, Hoàng kỳ.
        • Nếu ứ huyết nhiều gia thêm Bồ hoàng, Ngũ linh chi, ích mẫu thảo.
        • Nếu phiền khát gia Mạch đông.
        • Nếu đàm thấp tắc trở ở trong gia thêm Trần bì, Trúc lịch.
        • Nếu đại tiện bí gia Ma nhân, Hạnh nhân, Nhục thung dung.
        • Nếu ra nhiều mồ hôi, mất ngủ gia Phục thần, Táo nhân, Hoàng kỳ.
        • Người huyết nhiệt mà có ứ trệ thì kiêng dùng.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị sản hậu tử cung không hồi phục tốt; sốt cao sau đẻ, hoàng đản sau đẻ, bụng trướng sau đẻ, tiêu chảy sau đẻ, không có sữa, u xơ tử cung, liệt dương, viêm dây thần kinh.

    • VI-Hoạt huyết tiêu ứ thang

      1. Thành phần:

        Hương phụ chế 40g Ích mẫu thảo 20g
        Ngải diệp 16g Trạch lan 30g
        Mã tiên thảo 03g Nga truật 20g
      2. Cách dùng: sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

      3. Công dụng: Hoạt huyết tiêu ứ.

      4. Chủ trị: Kinh bế do huyết ứ huyết ngưng: sắc mặt xanh, bụng dưới đau, ngực bụng đầy trướng, khó chịu, miệng khô, không muốn uống, tiểu không thông lợi, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ sẫm có gai, mạch huyền sáp.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Trạch lan, Nga truật hoạt huyết tiêu ứ là quân dược.

        Ích mẫu, Mã tiên thảo cùng có tác dụng hoạt huyết lợi thủy tiêu thũng là thần dược.

        Hương phụ có tác dụng hành khí; Ngải diệp tán hàn chỉ thống, ôn kinh chỉ huyết điều kinh là tá dược.

      6. Gia giảm: Nếu có hàn nhiều gia Can khương 08g, Quế tâm 08g.

    • VII-Bổ dương hoàn ngũ thang

      1. Thành phần:
      Hoàng kỳ 120g Đào nhân 03g
      Quy vĩ 06g Hồng hoa 03g
      Xuyên khung 03g Địa long 03g
      Xích thược 06g    
      1. Cách dùng: sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

      2. Công dụng: Bổ khí, hoạt huyết, thông lạc.

      3. Chủ trị: Di chứng trúng phong: Bán thân bất toại, méo mồm, lệch mắt, nói khó, chảy dãi, đái nhiều hoặc đái dầm, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Hoàng kỳ với liều cao để bổ khí của tỳ vị, làm cho khí vượng, thúc đẩy huyết hành, khứ ứ mà không làm hại đến chính khí làm quân dược.

        Quy vĩ để hoạt huyết, khứ ứ song không làm hại huyết làm thần dược.

        Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược giúp Quy vĩ hoạt huyết, khứ ứ; Địa long để thông kinh hoạt lạc cùng làm tá dược.

        Phương thuốc này phù hợp với chứng bán thân bất toại có chính khí hư làm huyết mạch không thông lợi.

      5. Gia giảm:

        • Nấu thấy mắt lệch, mồm méo thì gia thêm Thạch xương bồ, uất kim, Viễn chí.
        • Nếu khoé miệng chảy dãi gia thêm Quất hồng, Thạch xương bồ.
        • Bán thân bất toại lâu ngày không hồi phục thì gia thêm Xuyên sơn giáp, Thổ miết trùng, Thuỷ diệt.
        • Nếu nhiều đờm đặc gia thêm Trúc lịch, Thiên trúc hoàng, Thiên nam tinh.
        • Nếu nhức đầu do tăng huyết áp gia thêm Cúc hoa, Thạch quyết minh, Trân châu mẫu.
        • Nếu bứt rứt mất ngủ gia thêm Toan táo nhân, Dạ giao đàng.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng điều trị các di chứng tai biến mạch máu não, liệt thần kinh VII, di chứng bệnh bại liệt, di chứng sau chấn thương não, đau dây thần kinh toạ, viêm dây thần kinh, phế khí thũng...


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook