Phương thuốc giáng khí

26/05/2024
    • I-Nội dung

      Phương thuốc giáng khí thường dùng để chữa phế khí, vị khí nghịch gây nôn, ho, suyễn, ợ hơi, nấc. Chữa phế khí nghịch thường dùng thuốc giáng khí trừ đờm, chỉ ho bình suyễn như Tô tử, Hạnh nhân, Trầm hương. Phương thuốc đại biểu là Tô tử giáng khí thang, Định suyễn thang. Chữa vị khí nghịch thường dùng thuốc có tác dụng giáng nghịch hòa vị, chỉ nôn như Bán hạ, Trần bì, Đinh hương, Thị đế. Phương thuốc đại biểu là Đinh hương thị đế thang.

    • II-Ô trầm thang

      1. Thành phần: Ô dược 12g Trầm hương 06g Nhân sâm 04g Cam thảo 04g
      2. Cách dùng: Các vị trên nghiền mịn mỗi lần uống 6-9g ngày uống 3 lần trước bữa ăn, uống với nước ấm hoặc sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
      3. Công dụng: Hành khí tán hàn, ôn trung bổ hư .
      4. Chủ trị: Trung hư hàn trệ, ngực bụng căng đau không dứt thích chườm ấm, nôn mửa, hàn sán đau bụng, thống kinh, tinh thần mệt mỏi, sắc lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
      5. Phân tích: Ô dược hành khí tiêu trướng ôn tán tỳ hàn, Trầm hương ôn trung giáng nghịch, lý khí chỉ thống cùng là quân dược. Nhân sâm bổ khí điều trung là thần dược. Cam thảo vừa điều hòa trung tiêu lại điều hòa các vị thuốc là tá dược và sứ dược.
      6. Gia giảm: - Nếu đờm dãi nhiều gia Bán hạ, Trần bì.
      • Nếu khí hư gia Hoàng kỳ, Bạch truật.
      • Nếu khí trệ nặng gia Hương phụ, Hậu phác.
      • Nếu dương hư gia Nhục quế, Can khương.
      • Nếu đau bụng nhiều gia Xuyên luyện tử.
      1. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng để điều trị loét dạ dày hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, thống kinh.
    • III-Tứ ma thang

      1. Thành phần:

        Nhân sâm 03g                       Binh lang 09g

        Trầm hương 03g                   Ô dược      09g

      2. Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.

      3. Công dụng: Hành khí giáng nghịch, khoan hung tán kết.

      4. Chủ trị: Thất tình gây thương tổn ở trong, làm can khí uất kết: Ngực hoành phiền muộn, khí thượng lên phế gây suyễn cấp, tắc đầy, không muốn ăn uống.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Binh lang, Trầm hương vừa phá khí, vừa lợi cách, vừa thăng vừa giáng là quân dược.

        Ô dược hành khí sơ can giải uất, thuận khí, giáng nghịch khí phận ở 12 kinh là thần dược.

        Nhân sâm để ích khí phù chính nhằm giữ cho chính khí không bị suy khi khí kết bị phá là tá dược.

        Như vậy vừa chữa chứng thực, vừa phòng chứng hư do phá khí kết.

        Trường hợp hư suyễn mà không ăn uống được thì kiêng dùng.

      6. Gia giảm:

        • Nếu thấy có biểu hiện chân tay quyết lạnh hoặc thất tình uất kết gây đau căng ở tâm và bụng thì gia thêm Mộc hương 06g.
        • Nếu có chứng thực mà không có biểu hư thì bỏ Nhân sâm thêm Chỉ xác 06g.
      7. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng điều trị hen, tắc ruột, nấc cụt, đau dạ dày.

    • IV-Đinh hương thị đế thang

      1. Thành phần:

        Đinh hương 06g                 Thị đế           09g

        Nhân sâm 03g                    Sinh khương 06g

      2. Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

      3. Công dụng: Ôn trung ích khí, giáng nghịch chỉ nấc.

      4. Chủ trị: Vệ khí hư hàn: Nấc không ngừng, ngực bĩ, mạch trì.

      5. Phân tích phương thuốc:

        Đinh hương để ôn vị tán hàn, giáng nghịch chỉ nấc; Thị đế ôn sáp sở trường giáng nghịch, chuyên trị nấc đều là quân dược.

        Sinh khương để ôn vị tán hàn chỉ nấc, phối hợp với quân dược để tăng tác dụng ôn vị, giáng nghịch là thần dược.

        Nhân sâm để ích khí bổ hư là tá dược.

        Các vị phối hợp có thể khử được hàn cho vị, bình được nghịch khí, khôi phục được vị hư, ắt hết nấc, bĩ tắc ở ngực cũng hết.

      6. Gia giảm:

        • Nếu có khí trệ đờm ngưng đọng thì gia thêm Bán hạ, Trần bì, Trầm hương.
        • Người hàn nặng thì khử bỏ Sinh khương, gia thêm Can khương hoặc Cao lương khương.
      7. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng điều trị cơ hoành co thất nấc cụt do kích thích thần kinh phế vị, nôn mửa do thần kinh, có thai nôn mửa, viêm dạ dày, trào ngược dịch mật.

    • V-Quất bì trúc nhự thang

      1. Thành phần
      Quất bì 12g Sinh khương 09g
      Trúc nhự 12g Cam thảo 06g
      Nhân sâm 03g Đại táo 20g
      1. Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Nhân sâm uống riêng.

      2. Công dụng: Giáng nghịch chỉ nôn, ích khí thanh nhiệt.

      3. Chủ trị: Vị hư nhiệt, khí nghịch không giáng, nấc hoặc nôn khan.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Quất bì hành khí hoà vị, chỉ nôn là quân dược.

        Trúc nhự thanh nhiệt, hòa vị để chỉ nôn; Nhân sâm bổ khí, dùng cùng Quất bì trong sự hành có sự bổ cùng làm thần dược.

        Sinh khương hoà vị chỉ nôn dùng cùng Trúc nhự thì trong cái hành có cái ôn làm tá dược.

        Cam thảo, Đại táo giúp Nhân sâm ích khí hoà vị, đồng thời điều hoà dược tính các vị thuốc là sứ dược.

      5. Gia giảm: Nếu nấc nhiều không dứt gia Thị đế.

      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng chữa viêm dạ dày mạn tính, ung thư dạ dày, sa dạ dày, nấc không dứt sau phẫu thuật.

    • VI-Cầm liên quất nhự thang

      1. Thành phần
      Hoàng cẩm 09g Hoàng liên 03g
      Chi tử 03g Trúc nhự 12g
      Trần bì 12g Bán hạ 09g
      Ngô thù du 03g Thạch hộc 12g
      Bạch thược 12g    
      1. Cách dùng: sắc nước uống 3 lần trong ngày.

      2. Công dụng: Thanh can tiết nhiệt, điều trung giáng nghịch

      3. Chủ trị: Thai nghén có nôn mửa, đầu váng mắt hoa, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác

      4. Phân tích phương thuốc:

        Hoàng cầm thanh nhiệt, giải độc an thai là quân dược.

        Hoàng liên, Chi tử hỗ trợ Hoàng cầm để thanh tiết nhiệt; Bạch thược nhu can bình can, Ngô thù du làm sơ tiết can khí cùng là thần dược.

        Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự điều trung, giáng nghịch, hòa vị, chỉ nôn là tá dược.

        Thạch hộc dưỡng vị sinh tân phòng ngừa Bán hạ, Ngô thù du cay nóng mà làm tổn hại đến âm là tá dược và sứ dược.

        Các vị thuốc phối ngũ khiến can khí nhu thuận không cho hoành nghịch phạm vào vị. Phối ngũ toàn bài có tác dụng thanh nhiệt sơ can, điều trung giáng nghịch

      5. Gia giảm: Nếu tỳ thấp nhiều, rêu lưỡi dày nhờn thì bỏ Thạch hộc gia Phục linh, Bạch đậu khấu, Sa nhân.

      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị phụ nữ có thai nôn mửa nhiều; viêm dạ dày mãn tính; phản ứng phụ sau khi dùng xạ trị, hóa trị.


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
8 HUYỆT VỊ QUAN TRỌNG 15/07/2024
Zalo
favebook