-
-
I-Nội dung
Các phương thuốc bồ khí dùng để chữa các chứng bệnh do phế khí hư và tỳ khí hư, biểu hiện: Thở gấp, ngắn, nói nhỏ, ngại nói, mệt mỏi vô lực, sác mặt trắng bệch, hoa mắt, tự hãn, ăn kém, chậm tiêu, ỉa lỏng, có khi sa trực tràng, sa sinh dục, mạch nhược.
-
II-Tứ quân tử thang
-
Thành phần:
Nhân sâm 10g Bạch truật 09g Bạch linh 09g Chích cam thảo 06g -
Cách dùng: tán bột làm viên, mỗi lần uống 8 - 12g. Có thể dùng thang sắc uống.
-
Công dụng: Bổ khí, kiện tỳ.
-
Chủ trị: Chữa chứng tỳ vị khí hư, vận hóa kém gây sắc mặt tráng bệch, nói nhỏ, ăn kém, ỉa phân nát, tay chân mỏi mệt, mạch tế hoãn.
-
Phân tích phương thuốc:
Nhân sâm, cam, ôn, đại bổ nguyên khí, kiện tỳ dưỡng vị là quân dược.
Bạch truật, khổ ôn kiện tỳ táo thấp là thần dược.
Phục linh cam đạm, thẩm thấp kiện tỳ, phối hợp Phục linh, Bạch truật thì công năng kiện tỳ trừ thấp càng mạnh, sự vận hoá càng tăng là tá dược.
Chích cam thảo, cam, ôn điều trung là sứ dược.
Toàn bài phối ngũ có công năng ích khí kiện tỳ.
-
Gia giảm:
- Bài Dĩ công tán do bài Tứ quân gia thêm Trần bì chữa chứng tỳ vị hư kiêm khí trệ găp ở trẻ em tiêu hóa kém, nôn mửa, ăn kém, ỉa chảy.
- Bài Lục quân tử thang do bài Tứ quân gia thêm Trần bì, Bán hạ chữa các chứng nôn mửa do thai nghén.
- Tỳ vị khí hư kiêm đàm thấp gây viêm phế quản mạn tính, ho, đờm nhiều, đờm lỏng loãng thường gia thêm các vị thuốc trừ đàm chỉ khái như: Tử uyển, Khoản đông hoa.
- Nếu có huyết hư gia thêm Thục địa, Đương quy; nếu có dương hư gia thêm Phụ tử, Can khương.
- Nếu khí hư không có sức gia Thăng ma, Sài hồ.
-
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị viêm dạ dày cấp, mạn tính; viêm hang vị, loét dạ dày, loét hành tá tràng, suy giảm chức năng dạ dày ruột, băng huyết, rong kinh, viêm gan mạn tính.
-
-
III-Hương sa lục quân tử thang
- Thành phần:
Nhân sâm 10g Phục linh 09g Bạch truật 09g Chích cam thảo 06g Trần bì 09g Bán hạ 12g Sa nhân 06g Mộc hương 06g -
Cách dùng: sác nước uống.
-
Công dụng: Kiện tỳ hoà vị, lý khí chỉ thống.
-
Chủ trị: Tỳ vị khí hư, hàn thấp trệ ở trung tiêu, bụng đầy chướng hoặc đau, tiêu hoá kém, nôn mửa, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhớt.
-
Phân tích phương thuốc:
Nhân sâm, Bạch truật kiện tỳ , ích khí, Bạch linh kiện tỳ, thẩm thấp là quân dược.
Trần bì, Bán hạ hoá đàm trừ thấp là thần dược.
Mộc hương, Sa nhân hoà vị, hành khí, chỉ thống, đều là tá dược.
Chích cam thảo điều hoà vị thuốc, bồ trung tiêu là tá và sứ dược.
Toàn phương trong kiện có tiêu, trong hành có bổ, cùng nhau kiện tỳ hoà vị, lý khí chỉ thống.
-
Gia giảm:
- Nếu đau bụng nhiều thêm Cao lương khương, Ngô thù du.
- Nếu hàn thấp nhiều gia Nhục quế, Can khương.
- Nếu khó tiêu gia Bạch đậu khấu, Hoắc hương.
-
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng để điều trị loét dạ dày hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng mạn tính.
-
IV-Sâm linh bạch truật tán
-
Thành phần:
Bạch biển đậu 750g Liên nhục 500g Nhân sâm 1000g Cát cánh 500g Bạch truật 1000g Ý dĩ sao 500g Bạch linh 1000g Sa nhân 500g Cam thảo 1000g. Hoài sơn 1000g -
Cách dùng: Tán nhỏ thành bột, ngày dùng từ 8 - 12g chia 2 lần, uống với nước táo. Trẻ em tuỳ theo tuổi mà điều chỉnh liều lượng, cũng có thể dùng làm thang sắc nước uống với liều lượng thích hợp.
-
Công dụng: ích khí kiện tỳ, thẩm thấp chỉ tả.
-
Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, ăn ít, đại tiện lỏng, hoặc thổ, hoặc tả, tay chân yếu, người gầy, bụng ngực căng, buồn bực, sắc mặt vàng, rêu lưỡi tráng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế hoãn.
-
Phân tích phương thuốc:
Nhân sâm, Bạch truật kiện tỳ , ích khí, Bạch linh kiện tỳ, thẩm thấp là quân dược.
Biển đậu, Ý dĩ nhân, Sơn dược cam nhạt; Liên nhục cam sáp, phụ giúp Bạch truật vừa có thể kiện tỳ, lại có thể thẩm thấp mà chỉ tả, các vị này đều là thần dược.
Sa nhân cay ôn, hành khí điều trệ, phương hương hóa thấp đóng vai trò phụ tá cho Tứ quân thúc đẩy sự vận hoá của trung châu, làm cho khí cơ trên thông dưới chỉ được tả, Đại táo bổ tỳ dưỡng vị là tá dược.
Cát cánh dẫn thuốc vào kinh thủ thái âm phế, tới được thượng tiêu để ích phế,
Cam thảo điều hoà vị thuốc, bổ trung tiêu, là tá và sứ dược.
Các vị thuốc này phối ngũ với nhau có tác dụng bổ hư, trừ thấp, hành trệ, điều khí, hoà cả tỳ lẫn vị, ắt mọi chứng đều hết.
-
Gia giảm:
- Nếu tỳ thận dương suy gia Bổ cốt chỉ, Phụ tử chế.
- Nếu hư hàn hoặc thoát gia Kha tử.
- Nếu thấp nhiệt đều nặng thì gia Hoàng liên, Hoàng bá.
- Nếu bụng trướng đau nhiều gia Mộc hương, Chỉ xác.
-
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng điều trị viêm thận mạn tính, viêm ruột mạn tính, rối loạn chức năng dạ dày ruột, xơ gan, tiêu hoá kém, viêm phế quản mạn tính, đái tháo đường.
-
-
V-Bổ trung ích khí thang
- Thành phần:
Hoàng kỳ 15g Cam thảo 05g Nhân sâm 10g Trần bì 06g Đương quy 10g Sài hồ 03g Bạch truật 10g Thăng ma 03g - Cách dùng: sắc uống.
- Công dụng: Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm.
- Chủ trị:
- Tỳ vị khí hư: Người mỏi mệt, tự hãn, đoản hơi, đoản khí, chân tay yếu, sắc mặt trắng bệch, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư.
- Khí hư hạ hãm gây sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng..., tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ lâu ngày, sốt rét lâu ngày, chứng thanh dương hạ hãm.
-
Phân tích phương thuốc:
Hoàng kỳ bổ trung ích khí, thăng dương là quân dược.
Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ ích khí là thần dược.
Trần bì lý khí, Đương quy bổ huyết, đều là tá dược .
Thăng ma, Sài hồ thăng dương, cử hãm dẫn thuốc lên trên là sứ dược.
Toàn phương vừa bổ khí kiện tỳ để trị gốc của khí hư, lại thăng đề dương khí bị hãm ở dưới khiến cái đục giáng xuống, cái thanh thăng lên. Do đó điều hoà được tỳ vị, tinh khí của thuỷ cốc sinh hoá có nguồn, các chứng khí hư của tỳ vị sẽ hết. Trung khí không hư, mọi thứ sa thoát đều trở về đúng vị trí.
-
Gia giảm:
- Nếu khí hư, chóng mặt, buồn nôn gia Thiên ma, Bán hạ, Đởm nam tinh.
- Nếu ra nhiều mồ hôi gia Mầu lệ, Phù tiểu mạch.
- Nếu khí hư tiết tả gia thêm Hoài sơn, Thạch lựu bì.
- Nếu khí hư đái dầm gia thêm Hoài sơn, ích trí nhân.
- Nêu đới hạ nhiêu, loãng gia Bạch linh, Thương truật.
- Nếu có rong kinh, băng huyết bỏ Đương quy, gia Xích thạch chi, Bổ cốt chỉ.
-
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để trị sa dạ dày, sa tử cung, nhược cơ nặng, viêm gan mạn tính, thoát vị bẹn, đái đục, trẻ em tiêu chảy, chứng giảm bạch cầu, ỉa chảy mạn tính, rong kinh, đới hạ, rối loạn tiền đình.
-
VI-Sinh mạch tán
-
Thành phần:
Nhân sâm 10g
Mạch môn 12g
Ngũ vị tử 06g
-
Cách dùng: sắc uống.
-
Công dụng: ích khí, liễm hãn, dưỡng âm sinh tân.
-
Chủ trị:
- Chứng người nóng, ra nhiều mồ hôi, hao tổn khí, thương tổn tân dịch, mệt nhọc, đoản hơi, đoản khí, họng khô, miệng khát, mạch hư tế.
- Chữa chứng ho lâu ngày do phế khí hư, thương tổn cả khí lẫn âm gây đờm ít, thở ngắn, miệng khô, mạch hư.
-
Phân tích phương thuốc:
Nhân sâm ngọt bình bổ phế, đại bổ nguyên khí, là quân dược.
Mạch môn ngọt, hàn dưỡng âm sinh tân, thanh lọc hư nhiệt, là thần dược.
Ngũ vị tử chua thu liễm phế, chỉ hãn là tá, sứ dược.
Toàn phương lấy bổ phế, dưỡng tâm tư âm mà thu được công dụng ích khí sinh tân.
-
Gia giảm:
- Nếu miệng khát, thích uống gia thêm Lô căn, Thiên hoa phấn.
- Nếu lưỡi đỏ, tim đập nhanh gia Hoàng liên.
- Nếu tâm dương không nồi lên được gia Phụ tử.
- Nếu mồ hôi ra nhiều, muốn thoát dương thì gia Long cốt, Mầu lệ.
- Nếu nhiệt làm thương tổn đến âm gia Sa sâm.
- Nếu tâm âm không đủ thì gia Hà thủ ô, Sơn thù.
-
Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị các bệnh loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu nguyên phát, xuất huyết các khiếu, đái tháo đường, lao phổi.
-
-
577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024