Phương thuốc bình tức nội phong

26/05/2024
    • I-Nội dung

      Dùng để chữa chứng bệnh nội phong như dương tà cang thịnh, nhiệt cực phong động, hay thấy ở sốt cao không hạ, chân tay máy giật; can dương thiên cang, can phong nội động với chóng mặt, đầu đau nóng, mặt đỏ như say rượu, nặng thì đột quỵ, méo mồm, bán thân bất toại. Phép chữa phải bình can tức phong. Các vị thuốc thường dùng như Linh dương giác, Câu đằng, Thạch quyết minh, Thiên ma, Cúc hoa, Mẫu lệ, Bạch tật lê phối ngũ với thuốc thanh nhiệt, hoá đàm, dưỡng huyết. Nếu tà nhiệt ở bệnh ôn làm tổn thương âm, âm hư sinh phong, hư phong nội động thì có cân mạch co, chân tay máy động. Nếu hạ nguyên hư suy, dương hư phù việt, đàm trọc thượng khiếu gây nên không nói được, trường hợp này phải bổ dưỡng tức phong với các thuốc như Thục địa, Bạch thược, A giao, Kê tử hoàng, Ba kích thiên, Nhục thung dung phối họp với các thuốc bình can tức phong, thanh nhiệt, hoặc hoá đàm khai khiếu.

    • II-Linh giác câu đằng thang

      1. Thành phần:
      Linh dương giác 06g Xuyên bối mẫu 12g
      Tang diệp 06g Câu đằng 10g
      Sinh địa 15g Phục thần 10g
      Cúc hoa 10g Cam thảo 04g
      1. Cách dùng: Sắc nước uống.

      2. Công dụng: Thanh can tắt phong, tăng tân dịch, thư giãn cân.

      3. Chủ trị: Can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong, sốt cao không lui, phiền muộn, chân tay co quắp, phát thành kinh quyết, nặng thì tinh thần mê muội, can dương bốc mạnh, đau đầu, váng đầu, run rẩy,chất lưỡi đỏ mà khô, hoặc lưỡi đen, mạch huyền sác

      4. Phân tích phương thuốc:

        Linh dương giác, Câu đằng để thanh can, tắt phong, giảm co giật là quân dược.

        Tang diệp, Cúc hoa phối hợp để tăng cường công dụng tẳt phong. Phong hoả hỗ trợ thúc đẩy nhau, hao âm mất dịch cho nên dùng Bạch thược, Sinh địa dưỡng âm tăng dịch để nhu can, thư giãn cân, dùng cùng với Linh dương giác, Câu đằng có tác dụng thanh can tức phong là có ý nghĩa kiêm cố cả gốc lẫn ngọn là thần dược.

        Tà nhiệt bốc mạnh để đốt tân dịch hoá thành đàm cho nên dùng Bối mẫu, Trúc nhự thanh nhiệt hoá đàm. Hoả làm nhiễu tâm nên dùng Phục thần để bình can, ninh tâm, an thần, đều là tá dược.

        Cam thảo điều hoà các vị thuốc là sứ dược.

      5. Gia giảm: Nếu có khí hư kết hợp với răng cắn chặt, chân tay co, hồi hộp tâm quí, sốt cao, mắt trợn ngược gia Toàn yết, Thiên ma, Nhân sâm để thanh nhiệt trừ phong, ích khí giải kinh.

      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị sốt cao kinh quyết, viêm não Nhật Bản, tăng huyết áp nguyên phát, phụ nữ có thai sản giật, sản hậu kinh phong.

    • III-Thiên ma câu đằng ẩm

      1. Thành phần:
      Thiên ma 10g Câu đằng 12g
      Thạch quyết minh 18g Chi tử 10g
      Hoàng cầm 10g Ngưu tất 12g
      Đỗ trọng 10g Ích mẫu 10g
      Tang ký sinh 10g Dạ giao đằng 10g
      Phục thần 10g    
      1. Cách dùng: sác nước uống

      2. Công dụng: Bình can tức phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, bổ ích can thận.

      3. Chủ trị: Can dương mạnh lên, can phong nội động làm cho nhức đầu, chóng mặt, tai ù, mắt hoa, run, mất ngủ, nặng thì bán thân bất toại, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh đều có công dụng bình can tức phong là quân dược.

        Chi tử, Hoàng cầm thanh nhiệt tả hoả khiến cho nhiệt của can kinh không có chiều hướng mạnh lên là thần dược.

        Ích mẫu hoạt huyết lợi thuỷ, Ngưu tất dẫn huyết đi xuống, phối hợp với Đỗ trọng, Tang ký sinh bổ ích can thận, Dạ giao đàng, Phục thần có tác dụng dưỡng huyết, an thần đều là tá dược.

      5. Gia giảm:

        • Người bệnh nặng thì gia thêm Linh dương giác.
        • Đầu váng gia thêm Cúc hoa, Bạch tật lê.
        • Mất ngủ nhiều gia thêm Trân châu mẫu, Sinh long cốt.
        • Nhìn vật không rõ rệt gia thêm Sung uý tử, Thảo quyết minh, Hạ khô thảo.
        • Chân tay tê gia thêm Hy thiêm thảo, Địa long.
        • Trị sản giật thì khứ bỏ Ngưu tất, ích mẫu.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị tăng huyết áp vô căn, bệnh TBMMN do tăng huyết áp, đột nhiên trúng cảm, loạn thần kinh, sản giật.

    • IV-Trấn can tức phong thang

      1. Thành phần:
      Ngưu tất 30g Sinh giả thạch 30g
      Sinh long cốt 15g Sinh mẫu lệ 15g
      Sinh quy bản 15g Bạch thược 15g
      Huyền sâm 15g Thiên môn 15g
      Xuyên luyện tử 06g Mạch nha 06g
      Nhân trần 06g Cam thảo 04g
      1. Cách dùng: sắc nước uống

      2. Công dụng: Trấn can tắt phong, tư âm tiềm dương.

      3. Chủ trị: Can thận âm suy, can dương mạnh lên, khí huyết nghịch loạn gây ra đau đầu, chóng mặt, mắt căng, tai ù, trong lòng bứt rứt, sắc mặt đỏ, hoặc nhiều lúc ợ hơi, hoặc chân tay khó chịu, miệng lệch, hoặc chóng mặt ngã vật, hôn mê, sau khi tỉnh không hồi phục hẳn, tinh thần suy kém, tay chân yếu hoặc thành bán thân bất toại, mạch huyền có lực.

      4. Phân tích phưong thuốc:

        Ngưu tất quy về các kinh can thận, vị này được dùng nhiều để dẫn huyết đi xuống, lại có công dụng bổ ích can thận là quân dược.

        Sinh giả thạch và Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ phối hợp nhau giáng nghịch tiềm dương, làm tắt can phong là thần dược.

        Sinh quy bản, Huyền sâm, Thiên môn, Bạch thược tư dưỡng âm dịch, hạn chế dương mạnh lên; Nhân trần, Xuyên luyện tử, Mạch nha phối họp với quân dược để thanh tiết can dương dư thừa, điều đạt chỗ uất trệ của can khí là tá dược.

        Cam thảo điều hoà các vị thuốc, phối hợp với Mạch nha, đồng thời có thể hoà vị điều trung, phòng ngừa tác hại của các dược chất thuộc kim thạch gây trở ngại cho dạ dày đều là sứ dược.

        Phối hợp sử dụng các thuốc trở thành bài rất hay để trấn can, tức phong.

      5. Gia giảm :

        • Người nhức đầu, hoa mắt nặng thì gia thêm Hạ khô thảo, Cúc hoa.
        • Trong tim bứt rứt gia thêm Chi từ, Hoàng cầm.
        • Đàm nhiệt khá nặng thì gia thêm Đởm nam tinh, Trúc lịch, Xuyên bối mẫu.
        • Tăng Huyết áp, đau đầu dữ dội, mắt cảm thấy căng đau thì gia thêm Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết minh, Cúc hoa.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị tai biến mạch máu não, tăng huyết áp nguyên phát, chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt.

    •  

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
8 HUYỆT VỊ QUAN TRỌNG 15/07/2024
Zalo
favebook