26/05/2024
-
-
Nội dung
Những phương thuốc bổ có tác dụng bồi bồ khí, huyết, âm, dương, cải thiện chức năng tạng phủ, tăng cường thể lực, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể với bệnh tật.
Khí hư và dương hư biểu hiện chức năng hoạt động của cơ thể giảm sút; huyết hư và âm hư biểu hiện tinh huyết, tân dịch hao tổn cho nên thuốc bổ bao gồm các phương thuốc bổ khí, bổ dương, bổ huyết, bổ âm.
Khi sử dụng thuốc bổ phải linh hoạt, vạn ứng để “có bệnh thì chữa, không bệnh thì cường thân”. Các loại thuốc bổ đều trị chứng lâm sàng mà có phạm vi thích ứng nhất định cho nên phải sử dụng thuốc bổ cho hợp lý.
-
Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc bổ:
- Các vị thuốc bổ cần sắc kỹ cho ra hết hoạt chất.
- Khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến tỳ, vị. Nếu tỳ, vị hồi phục thì mới phát huy được kết quả của thuốc bổ.
- Đối với người có chứng hư lâu ngày phải dùng thuốc bổ từ từ. Nếu âm, dương, khí, huyết mất đột ngột thì phải dùng liều mạnh.
- Thuốc bổ khí hay được dùng kèm thuốc hành khí. Thuốc bổ huyết hay dùng kèm với hành huyết để phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn.
- Tùy theo tình trạng của từng người bệnh và bệnh tật, tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh, ta có thể phối hợp thuốc bổ với các thuốc chữa bệnh khác.
-
Cấm kỵ:
- Không dùng thuốc bổ âm cho người tỳ vị hư hàn, đau dạ dày, ỉa chảy mãn tính người dương hư. Khi cần thiết có thể phải cho thêm thuốc kiện tỳ.
- Không dùng thuốc bổ dương cho những người âm hư sinh nội nhiệt.
-