Mối quan hệ giữa phương tễ và các phương pháp trị liệu

02/01/2024

A-Thông tin chung

  • Phép biện chứng của YHCT được thể hiện bằng: lý (nguyên nhân), pháp (bổ tả), phương (bài thuốc), dược

  • Nếu phương tễ phù hợp với pháp điều trị thì hiệu quả điều trị tốt và ngược lại

  • Một phương thuốc tốt là phải căn cứ vào lý luận, áp dụng trong điều trị và đạt được hiệu quả trên lâm sàng. Thực tế lâm sàng sẽ phản ánh đẩy đủ tác dụng tốt hay không tốt của phương thuốc trên cơ sở biện chứng.

  • Sơ đồ

    Giai đoạn biện chứng>>Phân tích vấn đề>>Cơ chế sinh bệnh>>[Đưa ra phương pháp điều trị chính xác>>Lập thành tổ phương]<<Giai đoạn biện chứng <<Giai đoạn luận trị

  • Nguyên tắc điều trị trong YHCT:

    • Dị bệnh đồng trị: Bệnh khác nhau mà quá trình bệnh lý diễn biến giống nhau thì điều trị giống nhau
    • Đồng bệnh dị trị: Bệnh giống nhau mà cơ chế bệnh lý khác nhau thì phép chữa khác nhau
    • Điều quan trọng là phải nắm vững cơ chế bệnh sinh của bệnh và quy về bát cương

B-Trị vị bệnh

  • Phòng bệnh khi bệnh chưa phát: Đề phòng ngăn ngừa tác nhân gây bệnh, chữa bệnh khi chưa có bệnh, là phương pháp dưỡng sinh làm cho con người thích hợp với thiên nhiên
  • Phòng bệnh khi đã có bệnh:
    • Điều trị dự phòng sớm khi bệnh mới mắc, không để bệnh tiến triển nặng thêm. Bệnh tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự thịnh vượng của chính khí, chính khí mạnh làm tà khí yếu và ngược lại
    • Bệnh ổn định phòng tái phát. Chính khí tốt thì tà khí không xâm nhập được gây bệnh
    • Bổ chính khí là sợi chỉ hồng xuyên suốt quá trình điều trị của YHCT
  • Tiêu và bản:

    • Chữa bệnh phải tìm tận gốc
    • Cấp chữa tiêu
    • Điều trị cả tiêu lẫn bản: nếu triệu chứng rất cấp mà nguyên nhân cũng không thể chậm trễ giải quyết thì chữa cả triệu chứng và nguyên nhân.

C-Lập pháp chế phương:

  1. Pháp bổ và pháp tả
    • Tà khí mạnh là thực chứng thì khu tà là chính
      • Tà ở biểu thì giải biểu, phát tán (mạch thực da nóng là thực tà ở biểu)
      • Tà ở lý thì công hạ (bụng trướng, đại tiện không thông là bệnh tà ở lý)
    • Chính khí hư là hư chứng: phải bổ lại chính khí dùng pháp bổ
      • Dương hư chính khí hư nhược (mạch tế, tay chân lạnh) thì bổ dương; nếu kèm tỳ hư thì kiện tỳ
    • Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con
    • Trong thực có hư hoặc trong hư có thực thì: hư trung, hiệp thực
    • Phải chú ý chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn: xác định bản chất của bệnh
  2. Chí trị và phản trị
    • Chính trị (nghịch trị): dùng thuốc trái ngược với thể bệnh tức bệnh nhiệt dùng thuốc hàn, bệnh hàn dùng thuốc nhiệt
      • Hàn dùng thuốc nhiệt:
        • Biểu hàn dùng tân ôn giải biểu;
        • Lý hàn thì ôn trung tán hàn
      • Nhiệt thì dùng thuốc hàn:
        • Biểu nhiệt: Tân lương giải biểu
        • Lý nhiệt: Công hạ thanh lý.
      • Hư bổ: Âm, dương, khí, huyết hư thì bổ âm, dương, khí, huyết
      • Tả
        • Tả biểu: Phát tán phong hàn, phong nhiệt, phong thấp
        • Tả lý: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giáng hỏa, thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt lương huyết
        • Khối u: nhuyễn kiên, tán kết
        • Nhân nhiệt dùng thuốc trị nhiệt, nhân hàn dùng thuốc trị hàn
    • Phản trị (tòng trị)
      • Dùng thuốc thuận với triệu chứng bệnh: Triệu chứng nhiệt dùng thuốc nhiệt, hàn dùng thuốc hàn (dùng trong trường hợp chân giả)
      • Cực nhiệt sinh giả hàn, cực hàn ở trong sinh ra giả nhiệt
  3. Tắc nhân tắc dụng
    • Theo nguyên nhân để dụng phương
    • Bế tắc lại dùng thuốc bổ để chữa
    • VD: Tỳ dương hư không vận hóa được thủy cốc làm cho trường vị hư hàn, hàn lưu trệ lại sinh chứng đầy, đại tiện táo, nhuận tràng sẽ không giải quyết được mà làm cho bệnh nặng hơn. Bổ tỳ vị hoặc bổ dương khí làm cho tỳ vị ấm lên sẽ phục hồi chức năng vận hành thủy cốc, bụng hết trướng đại tiện nhuận
  4. Thông nhân thông dụng
    • Là phương pháp chữa chứng hạ lợi: Dùng thuốc công hạ.
    • VD: hội chứng kiết lỵ điều trị bằng lá mơ trứng gà. Lá mơ có tác dụng làm tăng nhu động ruột, bệnh nhân đi ỉa xong thì hết kiết lỵ (chú ý xem bệnh nhân có tích trệ hay không).

D-Nhân thời, nhân địa, nhân chi thi trị

  1. Nhân thời nghi trị: Chữa bệnh hợp với thời tiết
    • Lạnh không nên dùng thuốc khổ hàn nhiều ảnh hưởng đến dương khí
    • Mùa hè không dùng nhiều thuốc cay nóng quá sẽ làm ảnh hưởng đến tân dịch,
    • Khí hậu trái ngược bệnh tà đe dọa chính khí nên khi dùng thuốc phải linh hoạt.
  2. Nhân địa chế nghi
    • Chữa bệnh thích hợp từng vùng, Tùy địa dư người bệnh và thể chất người bệnh mà dùng thuốc điều trị cho thích hợp
  3. Nhân chi thi trị
    • Người khỏe mạnh dùng phương pháp mạnh và người yếu dùng phương pháp nhẹ
    • Người lao động trí óc hay buồn rầu, lo lắng, thường bị bệnh ở kinh mạch nên điều trị bằng châm cứu tốt
    • Người lao động chân tay khó nhọc, bệnh thường ở gân mạch, dùng phương pháp mạnh để điều trị
    • Người suy nhược, lao lực quá độ bệnh phát sinh nên điều trị bằng thuốc

E-Tính năng của thuốc

  • Thuốc có: hàn nhiệt ôn lương
  • Dương thịnh thực nhiệt nên dùng thuốc hàn lương
  • Âm thịnh hư hàn nên dùng thuốc ôn nhiệt
  • Biểu thực thì phát tán
  • Lý thực thì tiết chế bằng thuốc đắng lạnh, hoặc mặn lạnh
  • Khí vị thuốc mặn vào thận, chua vào can, đắng vào tâm, ngọt vào tỳ, cay vào phế

F-Chế ước phải thích nghi

  • Thuốc phải đủ liều, quá liều âm dương mất thăng bằng
  • Tùy bệnh nặng nhẹ mà dùng phương nhỏ (1-2 vị), phương vừa (5-7 vị), phương lớn nhiều vị
  • Khi chữa khỏi được 7/10 là bệnh sẽ tự khỏi không quá liều
  • Đối với phụ nữ có thai, trẻ em phải chú ý khi dùng thuốc có độc

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
Zalo
favebook