Hòa giải thiếu dương

26/05/2024
    • I-Nội dung

      Dùng để chữa chứng tà ở kinh thiếu dương đởm. Vì tà ở bán biểu bán lý nên vừa phải thấu giải tà ở biểu, vừa phải thanh tiết tà ở lý, phòng không cho tà vào sâu nữa. Thuốc thường dùng có Sài hồ hoặc Thanh hao hợp Hoàng cầm, thêm thuốc phù chính hoặc hành khí làm tà ra hết.

    • II-Tiểu sài hồ thang

      1. Thành phần

        Sài hồ 12g Hoàng cầm 10g
        Nhân sâm 10g Chích cam thảo 04g
        Sinh khương 10g Đại táo 20g
        Bán hạ chế 10g    
      2. Cách dùng: ác vị trên sắc nước, Nhân sâm sác riêng hòa cùng nước thuốc. Ngày uống 2 lần

      3. Công dụng: Hòa giải thiếu dương

      4. Chủ trị:

        • Bệnh thiếu dương thương hàn, hàn nhiệt vãng lai, lồng ngực và mạng sườn đầy tức, không muốn ăn uống, tâm phiền, buồn nôn, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền.
        • Thương hàn của phụ nữ, nhiệt nhập vào huyết thất, có lúc hàn- nhiệt phát tác, sốt rét, hoàng đản, ơặp ở người có chứng thiếu dương.
        • Tà ở biểu hoặc đã nhập lý không nên dùng bài này, nếu dùng thì tuỳ mà gia giảm.
      5. Phân tích phương thuốc:

        Phương thuốc này chủ phương để hòa giải thiếu dương.

        Khí chất của Sài hồ là thuốc nhẹ, thăng tán có tác dụng thấu thiếu dương (bán biểu), sơ giải uất trệ khí cơ ở thiếu dương là quân dược.

        Hoàng cầm đắng mà hàn, khí vị tương đối nặng, thanh tiết nhiệt ở thiếu dương (bán lý), trừ được phiền đầy là thần dược.

        Sài hồ, Hoàng cầm tương phối để thấu biểu tiết nhiệt, điều sướng khí cơ, hòa giải thiếu dương.

        Bán hạ chế, Sinh khương điều lý vị khí, giáng nghịch, cầm nôn mửa là tá dược.

        Nhân sâm, Chích cam thảo, Đại táo ích khí phù chính để đưa tà ra ngoài, nâng cao chính khí, phòng tà khí nội truyền cùng là tá dược.

        Chích cam thảo điều hòa vị thuốc là sứ dược

      6. Gia giảm:

        • Ngực phiền bứt rứt không yên bỏ Bán hạ chế, Nhân sâm; thêm Qua lâu 8g để khai kết, tán nhiệt, trừ phiền.
        • Nếu bụng đau thì bỏ Hoàng cầm, gia Bạch thược 9s để tả mộc an thổ, chỉ thống.
        • Nếu hiếp hạ bĩ nghịch là khí uất ở kinh, tân dịch tụ lại thành đàm thì bỏ Đại táo, gia Mau lệ 12g để hoá đàm nhuyễn kiên, tiêu tích.
      7. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để chữa cảm mạo, viêm amydal, thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, sốt rét, viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm dạ dày, viêm gan cấp và mạn tính.

    • III-Đại sài hồ thang

      1. Thành phần:
      Sài hồ 12g Hoàng cầm 10g
      Bạch thược 10g Bán hạ chế 10g
      Chỉ thực 10g Đại hoàng 06g
      Sinh khương 12g Đại táo 20g
      1. Cách dùng: Sắc nước, ngày uống chia 2 lần.

      2. Công dụng: Hòa giải thiếu dương, nội tả nhiệt kết.

      3. Chủ trị: Các bệnh phối họp thiếu dương, dương minh, hàn nhiệt vãng lai. Ngực sườn đầy tức, nôn oẹ không thôi, uất mà hơi phiền, dưới tim đầy đau, đại tiện không được hoặc tiêu chảy hiệp nhiệt, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hữu lực.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Sài hồ phối hợp với Hoàng cầm có khả năng hòa giải, thanh nhiệt, trừ được tà ở thiếu dương cùng là quân dược.

        Đại hoàng, Chỉ thực tả nhiệt kết ở dương minh cùng là thần dược.

        Bạch thược hoãn cấp chỉ thống; kết họp với Đại hoàng có thể trị thực thống ở bụng, phối họp với Chỉ thực để chỉ thống do khí huyết bất hòa. Bán hạ chế giáng nghịch chỉ ẩu phối ngũ với Sinh khương cầm nôn, cùng là tá dược.

        Đại táo cùng với Sinh khương để điều hòa dinh vệ, điều hòa các vị thuốc là sứ dược.

      5. Gia giảm:

        • Nếu nhiều ngày không đi đại tiện được, nhiệt thịnh gây phiền táo, lưỡi khô, miệng khát, thích uống, mặt đỏ, mạch hồng thực gia Mang tiêu.
        • Đau bụng nhiều gia Diên hồ sách, Xuyên luyện tử.
        • Nôn mửa nhiều gia Trúc nhự, Hoàng liên, Trần bì.
        • Hoàng đản gia Nhân trần, Chi tử.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay dùng điều trị viêm túi mật cấp và mạn tính, viêm gan mạn, áp xe gan, thống phong, viêm amydal cấp...

    • IV-Sài hồ quế chi thang

      1. Thành phần
      Quế chi 04g Hoàng cầm 04g
      Nhân sâm 04g Chích cam thảo 03g
      Bán hạ chế 06g Bạch thược 04g
      Đại táo 10g Sinh khương 04g
      Sài hồ 12g    
      1. Cách dùng: Các vị trên sắc nước, Nhân sâm sắc riêng hòa cùng nước thuốc. Ngày uống 2 lần.

      2. Công dụng: Hòa giải thiếu dương, giải cơ phát biểu.

      3. Chủ trị: Bệnh của thiếu dương kèm biểu chứng của thái dương: sốt, hơi sợ gió rét, các khớp chân tay nhức nhối, buồn nôn, vùng dưới tim buồn bực, rêu lưỡi tráng, mạch phù huyền.

      4. Phân tích phương thuốc:

        Bài này là thuốc nhẹ song giải cả biểu lẫn lý của thái dương, thiếu dương, lấy Tiểu sài hồ thang, Quế chi thang mỗi thứ một nửa lượng họp thành thuốc này. Lấy Sài hồ thang để hòa giải thiếu dương, để trị bán biểu bán lý; lấy Quế chi thang điều hòa dinh vệ, giải cơ để trị biểu của thái dương.

        Sài hồ thấu tiết tà nhiệt ở thiếu dương ra ngoài, sơ tiết khí cơ uất nhiệt; Quế chi trợ vệ dương, giải cơ phát biểu cùng là quân dược.

        Hoàng cầm giúp Sài hồ thanh thiếu dương uất nhiệt, Bạch thược liễm dinh, hoãn cấp chỉ thống là thần dược.

        Bán hạ chế, Sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu; Nhân sâm, Đại táo phụ trợ chính khí làm cho chính khí được vượng thịnh, tà không có cơ hội đi vào trong mà đi ra ngoài là tá dược.

        Chích cam thảo ích vị hòa trung, điều hòa vị thuốc là tá dược và sứ dược.

      5. Gia giảm:

        • Nếu cảm mạo biểu hư thì gia thêm Hoàng kỳ, Bạch truật.
        • Nếu sốt cao thì gia thêm Sinh thạch cao.
        • Nếu có hàn mà đau bụng thì gia thêm Xuyên ô, Thảo ô.
        • Nếu cần vị không yên, dạ dày đau thì gia thêm Hổ phách, Đương quy.
      6. Ứng dụng lâm sàng: Ngày nay thường dùng để điều trị cảm mạo, sốt do virus, động kinh, viêm gan mạn tính, các hội chứng sau viêm gan, loét dạ dày, suy nhược thần kinh, sốt sản hậu.


Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024
8 HUYỆT VỊ QUAN TRỌNG 15/07/2024
Zalo
favebook