HEN PHẾ QUẢN

24/07/2024
MỤC TIÊU
  1. Trình bày được bệnh danh và cơ chế bệnh sinh của hen phế quản theo YHCT.
  2.  Trình bày được triệu chứng, cách điều trị hen phế quản giai đoạn trong cơn hen theo YHCT.
  3. Trình bày được triệu chứng, cách điều trị hen phế quản giai đoạn ngoài cơn hen theo YHCT.
NỘI DUNG
  1. ĐẠI CƯƠNG
    1. Theo Y học hiện đại
  1. Định nghĩa: Hen phế quản là trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ của phế quản do nhiều kích thích khác nhau biểu hiện đặc trưng là khó thở, có tiếng cò cử do hậu quả của co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Cơn khó thở có thể hồi phục do dùng thuốc hoặc không.
  1. Chẩn đoán xác định
Khi có một trong những dấu hiệu chỉ điểm, cơn hen vối đặc điểm và dấu hiệu đặc trưng:
  • Tiền triệu hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt ho khan, buồn ngủ.
  • Cơn khó thở: Lúc bắt đầu khó thở chậm thường thì thở ra, có tiếng cò cử, sau đó khó thở tăng dần, khó thở nhiều, vã mồ hôi khó nói. Cơn khó thở kéo dài 10-15 phút có khi hàng giò, hàng ngày. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc bằng một trận ho và khạc dòm, đờm màu trong, quánh và dính.
  • Cơn hen thường xảy ra trong những điều kiện giống nhau: Ban đêm và khi thay đổi thời tiết.
  1. Chẩn đoán phân biệt
  • Hen tim
  • Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Dị vật phế quản trẻ em.
  • Viêm thanh quản cấp, viêm khí phế quản cấp.
  1. Phân loại hen phế quản
  • Hen ngoại sinh (Hen dị ứng): Hay ở trẻ em và người trẻ, tiền sử gia đình về hen hoặc bệnh dị ứng, hen xảy ra khi có dị nguyên đặc hiệu.
  • Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn): Hay xảy ra ở người lốn, không có tiền sử gia đình, hen xảy ra khi có liên quan tới nhiễm khuẩn đường hô hấp, hen này nặng hơn hen ngoại sinh.
  • Hen hỗn hợp: Yếu tố dị ứng đóng vai trò quan trọng nhưng cơn hen xảy ra khi nhiễm khuẩn hoặc virus đường hô hấp.
  1. Điều trị
  • Nhóm thuốc giãn phế quản: Salbutamol, theophilin, ventolin, atroven...
  • Chống viêm steroid: Prednisolon, methylprednisolon, medron, pulmicort,...
  • Thở 02 nếu người bệnh có dấu hiệu thiếu 02.
  • Adrenalin trong trường hợp sốc phản vệ hoặc phù Quincke.
  • Kháng sinh khi có bội nhiễm viêm phổi hoặc nhiễm vi khuẩn như viêm xoang:
  • Các thuốc không nên dùng: An thần tránh tuyệt đối, tiêu dòm làm ho nặng thêm.
  1. Phòng bệnh
  • Xác định và tránh các yếu tố kịch phát.
  • Loại bỏ các yếu tố kích thích: Thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm môi trường.
  • Giữ gìn sức khoẻ, giữ ấm nhất mùa lạnh.
1.2. Theo Y học cổ truyền
  1. Bệnh danh: Hen phế quản là một loại bệnh thuộc phạm vi chứng háo suyễn, đàm ẩm của YHCT hay xảy ra ở người có tình trạng dị ứng. (Cổ họng phát ra tiếng gọi là háo, thở ít gấp gáp, hơi đưa lên thì nhiều hơi đưa xuống thì ít thì gọi là suyễn).
  2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Do cảm phải ngoại tà (trong đó tà khí là phong hàn thấp là cơ bản): Phong là dương tà, hàn là âm tà tác động vào phế làm cản trở công năng của phế là xuất nhập khí nên khởi đầu của hen phế quản thường thấy bệnh nhân hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, ho rồi khó thở, thường sợ gió lạnh. Thấp là âm tà thấp tác động dần vào tỳ vị làm mất công năng vận hoá của tỳ vị không phân thanh giáng trọc mà sinh đàm, đàm trở trệ phê' sinh khó thở.
Do ăn uống làm việc quá sức: Làm tỳ khí kém, khí huyết kém công năng tỳ giảm sút sinh đàm trỏ trẹ mà thành bệnh.

Tình chí thất thường: Buồn rầu quá độ làm phế khí không thư thái, phế khí bị hại làm khí cơ bị tắc. Phế chủ khí khí không thăng giáng mà nghịch lên gây khó thở. Lo nghĩ nhiều làm tỳ khí bị uất kết rối loạn công năng mà sinh đàm. Kinh sợ làm hao tổn khí, kinh thì làm khí loạn, tạng Thận chủ nạp khí khi khí hao tổn mà loạn thì khó thở do thận không nạp được khí.
Tạng phủ: Phế tỳ thận. Khi bị rối loạn hoạt động của các tạng: phế. thận, tỳ sẽ biểu hiện các triệu chứng bệnh lý.
Bệnh có liên quan mật thiết tối Đàm trong đó đàm sinh ra do: Tỳ hư không vận hóa được thuỷ thấp. Thận dương hư không ôn hoá được tỳ dương vận hoá thuỷ cốc và không khí hoá được nước. Phế khí hư không túc giáng, thông điều thuỷ đạo nên sẽ có biểu hiện trên lâm sàng với triệu chứng đờm nhiều, khó thở, ngực đày tức.
Đặc điểm của bệnh xảy ra mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn là chứng thực, ngoài cơn thuộc chứng hư. Như vậy khi điều trị phải phân biệt tiêu bản hoãn cấp mà xử trí: Lên cơn thì điều trị triệu chứng để cắt cơn; khi hết cơn phải chữa vào gốc bệnh tức là vào các tạng: Phế, thận, tỳ để phòng tái phát.
  1. ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN TRONG CƠN
Biểu hiện triệu chứng chung là cơn hen xuất hiện đột ngột, khó thở ở thì thở ra, ngực đày tức, có tiếng ran rít, ran ngáy, có thể không nằm được, ra mồ hôi.
    1. Thể hen hàn
      1. Triệu chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát, thích uống nước nóng, đại tiện nhão, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, mạch huyền tế.
      2. Pháp điều trị: Ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ suyễn
      3. Bài thuốc:
Bài 1: Xạ can ma hoàng thang gia giảm.
Xạ can 8g Đại tạo 12g
Khoản đông hoa 12g Ngũ vị tử 4-6g
Tử uyển 12g Tế tân 4g-6g
Ma hoàng 6g Bán hạ chế 8-12g
Sinh khương 4g    
 


Phân tích bài thuốc:
Ma hoàng để thông dương khí ở biểu, phát hãn tuyên phế bình suyễn, Sinh khương, Tế tân làm ôn phế hóa ẩm giúp ma hoàng phát hãn. Tử uyển,
Khoản đông hoa để giáng phế khí, tán phong hàn, bình suyễn. Ngũ vị tử để liễm khí, Cam thảo để giảm tính mãnh liệt của Ma hoàng, Bán hạ chế để hóa đờm, Sinh khương, Đại táo để hòa trung. Xạ can là thuốc thanh nhiệt giải độc vào kinh phế, can tác dụng chữa ho và long đờm.
Bài 2: Tiểu thanh long thang:
Ma hoàng 6g Quế chi 6g
Bán hạ 12g Cam thảo 4g
Can khương 4g Tế tân 4g
Ngũ vị 6g Hạnh nhân . 8g
 
 

  1. Châm cứu
  • Châm tả các huyệt: Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý.
  • Cứu: Phế du, Cao hoang, Thận du.
  • Nhĩ châm các huyệt Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm.
    1. Thể hen nhiệt
      1. Triệu chứng: Người bứt rứt, sợ nóng, môi đỏ, đờm dính vàng, thích uống nước lạnh đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi dày, mạch hoạt sác.
      2. Pháp điều trị: Thanh nhiệt, tuyên phế hóa đờm, bình xuyễn.
Bài 1:
Mạch môn
12g Nhuận phế sinh tân
Tang bạch bì 12g Thanh phế nhiệt, chỉ khái định suyễn
Bách bộ 12g Nhuận phế chỉ khái
Tiền hồ 12g Phát tán phong nhiệt, trừ đàm hạ khí
Bán hạ chế 12g Táo thấp trừ đàm
Trần bì 6g Giáng khí hóa đờm chỉ khái
Thạch cao 12g Thanh phế nhiệt
Bài 2: Việt tỳ gia bán hạ thang gia giảm:
 

Ma hoàng 6- 8g Hạnh nhân 10g
Thạch cao 20g Tô tử 8g
Đại táo 12g Đình lịch tử 4g
Sinh khương 4g Xạ can 10g
Bán hạ chế 6g    
 


 
  1. Châm cứu
  • Châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc.
  • Nhĩ châm các huyệt Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm.
  1. ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NGOÀI CƠN
Đổ tránh tái phát hoặc cơn hen nhẹ, chu kỳ tái phát chậm ngoài cơn nên chữa gốc bệnh chủ yếu là hồi phục công năng các tạng: Phế, tỳ, thận.
    1. Phế hư: Hen phế quản lâu ngày kèm giãn phế nang, giảm chức năng hô hấp, thòi kì đầu của tâm phế mãn.
      1. Triệu chứng
Phế khí hư: sắc mặt trắng, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, dễ bị cảm lạnh và hay tái phát cơn hen, ngạt mũi, chảy nước mũi, lưỡi đạm, rêu mỏng trắng, mạch nhu hoãn vô lực
Phế âm hư biểu hiện triệu chứng: Ho thở gấp, ít dòm hoặc không có đờm, miệng khô họng ráo, hâm hấp sốt về chiều, lưỡi đỏ ít rêu hoặc không rêu, mạch nhanh nhỏ.
      1. Pháp điều trị: Bổ phế biểu, ích khí định suyễn (phế khí hư)
Tư dưỡng phế âm, tư âm giáng hỏa (phế âm hư)
3.1.3. Bài thuộc
  1. .Thể phế khí hư
Bài 1: Ngọc bình phong tán gia giảm:
12g
12g
Phòng phong                6g           Hoàng kỳ

Tô tử                              12g         Bạch truật
Vị thuốc Quế chi 4g
Hoàng kỳ 8g Bạch thược 8g Đảng sâm 16g Đại táo 12g
Ngũ vị tử 12g Gừng 4g
Tác dụng Y học cổ truyền Thông huyết mạch, ôn kinh Bổ khí, cô" biểu
Liễm âm dưỡng huyết, chỉ thống
Bổ tỳ, kiện vị, ích khí
Bổ tỵ, ích vị, dưỡng tâm

Các bài tin khác

Các tin mới cập nhật

577 Bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp 17/10/2024
Hướng dẫn cách trồng cây thảo dược tại nhà đơn giản 16/08/2024
Cây dùng để bó gãy xương hiệu quả mà không phải ai cũng nói cho bạn biết 16/08/2024
Cây cà dại hoa tráng hiếp có thể là giải pháp tự nhiên mà bạn đang tìm kiếm cho Viêm thấp khớp 16/08/2024
Bí quyết "độc chiêu" của ông bà ta chữa bệnh K dạ dày 15/08/2024
Bí quyết chữa lành dạ dày bằng thiên nhiên 15/08/2024
ĐỀ CƯƠNG BỆNH HỌC (NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, LÂY) 02/08/2024
Điều trị Sốt xuất huyết 02/08/2024
Cây thiên niên kiện có công dụng gì trong điều trị phong tê thấp mỏi vai gáy 27/07/2024
Công dụng của cây bướm bạc trong việc điều trị giảm nhức xương khớp, bạch đới, khi hư ở phụ nữ 27/07/2024
Giảm nhức xương khớp bằng cây đại bi 27/07/2024
Mộc hương nam cây thuốc có công dụng cho bệnh viêm dạ dày 27/07/2024
Tầm gửi của cây chè dây có công dụng trong việc làm mát gan thận 27/07/2024
Các công dụng của cây sói rừng 23/07/2024
cách trị rận chấy 23/07/2024
Câu hỏi Đông dược 22/07/2024
Cách pha trà thảo mộc từ các loại trà trái cây 19/07/2024
Hướng dẫn pha Trà hoa bụp giấm cho cả nhà 19/07/2024
Công thức pha Trà bạc hà mật ong 19/07/2024
CHƯƠNG 1: CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN 18/07/2024