05/01/2024
I-Lập vị theo dược vị
- Đại phương
- Dùng trong trường hợp tà khí thịnh mà có kiêm chứng
- Vị thuốc nhiều, sức thuốc mạnh, lượng thuốc nhiều
- Chữa được bệnh nặng
- Tiểu phương
- Thích hợp với tà khí nhẹ, ở nông và không có kiêm chứng
- Trạng thái bệnh nhẹ, bệnh ở biểu, bệnh chưa có kiêm chứng
- Vị thuốc ít, liều lượng ít
- Hoãn phương
- Thích hợp với bệnh hư yếu
- Vị thuốc nhiều, cùng ước chế nhau, không có sức mạnh đi thẳng tới nơi bị bệnh
- Chủ yếu dùng các vị thuốc không độc, bệnh tà được tiêu trừ từ từ, không làm tổn thương đến chính khí
- Trị vào bản bệnh
- Hay dùng thuốc hoàn để trừ tà khí từ từ.
- Cấp phương
- Thích hợp với bệnh nặng, thực chứng
- Trạng thái bệnh nguy cấp
- Tính năng của thuốc mạnh, vị khí rất mạnh
- Trị tiêu
- Kỳ phương: Bài thuốc có số vị thuốc là số lẻ
- Ngẫu phương: Bài thuốc có số vị thuốc là số chẵn
- Phức phương: Kết hợp cả chẵn và lẻ
- Tuyên tễ: Phương có tác dụng tán được uất kết, ủng tắc
- Thông tễ: Tiêu được sự đình trệ
- Tả tễ: Thích hợp với bệnh ở lý có thực chứng
- Tiết tễ: Làm thông được sự bế tắc
- Bổ tễ: Thích hợp với hư chứng
- Trọng tễ: Trọng là thuốc chất nặng có thể kéo xuống, trấn tĩnh
- Khinh tễ: Là thuốc có đặc tính nhẹ, có tính tăng phù, trừ được tà khí thực
- Hoạt tễ: Thích hợp với tà khí hữu hình ngưng kết ở trong
- Sáp tễ: Thích hợp với chứng thoát
- Táo tễ: Phương này trừ được thấp
- Thấp tễ: Trừ được chứng táo
- Hàn tễ, Nhiệt tễ
- Cách sắc thuốc
- Đổ ngập, ngâm 1 tiếng
- Lửa:
- Lửa to: Thuốc cần lấy khí để chữa bệnh ở biểu, để thanh nhiệt, thuốc thơm có tinh dầu (phương hương) cần lửa to, sắc nhanh để giữ tác dụng của thuốc
- Lửa nhỏ: Thuốc chữa bệnh hư tổn lúc đầu lửa to, sau âm ỉ; với thuốc độc phải sắc kỹ để giảm độc (ô đầu, phụ tử…)
- Thời gian sắc
- Sắc trước: Khoáng vật, vỏ cứng sắc trước 10-15 phút rồi cho thuốc khác vào sắc cùng
- Sắc sau: Dùng cho thuốc thơm (Bạc hà, Sa nhân…)
- Loại kích thích họng: phải bọc vải rồi mới sắc
- Sắc riêng: Thuốc quý như Nhân sâm, Tê giác… tránh lãng phí
- Hòa tan: Dùng với thuốc cao (A giao, Phác tiêu, Chu sa…)
- Cách uống thuốc
- Ngày xưa
- Bệnh ở thượng tiêu: ăn xong uống
- Bệnh ở hạ tiêu: uống rồi ăn
- Thuốc bổ: uống lúc đói
- Ngày nay
- Uống trước ăn 1 giờ
- Thuốc kích thích dạ dày uống sau khi ăn
- Thuốc an thần uống trước khi đi ngủ
- Bệnh cấp tính thì không quy định
- Bệnh mãn tính dùng thuốc hoàn tán thì uống theo giờ:
- Thuốc bổ uống trước ăn
- Thuốc tả uống lúc đói
- Tùy theo tình hình bệnh mà uống 1,2,3 lần để duy trì hiệu quả
- Nếu là thuốc hàn để chữa nhiệt thì uống ấm hoặc nguội
- Nhiệt chữa hàn thì uống nóng
- Thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi thì uống nóng
- Nếu có nôn thì cần chú ý hiện tượng chân giả để dùng thuốc cho phù hợp; Nếu đúng thuốc mà vẫn nôn thì giảm lượng thuốc hoặc cho thêm gừng tươi
- Nếu thuốc có độc thì uống từ từ liều nhỏ trước để đảm bảo an toàn.
- Ngày xưa